Thảm kịch - Chương 24
Mùa thu năm 2002, khi đang ở San Jose, tôi được tin bà quả phụ Đại tá Mạnh vừa mất. Tiểu bang Adelaide ở miền nam Úc châu là nơi an nghỉ của bà. Nó quá xa xôi, kín đáo và phù hợp với cuộc sống ẩn dật của bà cựu luật gia. Bà ra đi thật nhẹ nhàng, trong bàn tay ân cần của các điều dưỡng viên trong viện dưỡng lão. Chẳng nhiều người hay tin này. Thế đấy, thưa qúy vị, đời con người, dù lắm phong ba bão tố hay đơn sơ giản dị, đều có cùng kết thúc như nhau. Trong suốt những năm tháng cuối đời, người ta thường chứng kiến một bà lão đầu bạc trắng, lưng còm còm hay ngồi ngoài hành lang, đôi mắt nhăn nheo nhưng vẫn còn đó nét qúy phái, nhìn xa xăm về nơi vô tận. Bà chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ ngồi đan những chiếc áo chỉ cùng một màu duy nhất, màu thiên thanh. Đó là màu mà con gái bà rất yêu thích. Bà còn nhớ, hai mẹ con từng nhìn lên bầu trời mà đố nhau đủ thứ. Và khi đó, Gia Thư từng nói rằng “con thích nhất màu xanh của bầu trời chiều. Nhìn vào đấy, con thấy lòng thanh thản và bình yên lắm mẹ ạ !”. Thế mà, đứa con gái yêu của bà đã không đứng vững nổi trước bao sóng gió phong ba, đã gục ngã trong một ngày trời tắt nắng…
… câu truyện về Gia Thư là cả một nghi án lớn, chưa bao giờ có lời giải đáp thỏa đáng. Những bất hạnh của nàng, hẳn ai cũng am tường. Thế nhưng cái chết của Phan Nông là một điều bí ẩn nhất. Ai đã giết hắn ? Tất nhiên, giả thiết tự vẫn không bị loại trừ nhưng rất khó để tin vào điều này. Tôi xin trình bày vài lý do sau :
1- Nông tặc, bản chất là một kẻ ham sống sợ chết. Cho dù bữa đó, chứng kiến cảnh bà Lê ức quá phải tự sát, hắn hối hận, cắn rứt thế nào cũng không thể tự tay kết liễu đời mình một cách bất thường như thế được. Mối “duyên tình ân oán” giữa hắn và Gia Thư còn đang dang dở, lẽ nào Nông tặc “phủ phàng” kết liễu ?
2- Sau khi ù chạy ra biển, hắn đã mất tích suốt đêm và khi sáng ra, người ta đã thấy hắn chỉ còn là cái xác. Qua dấu tích kỳ lạ và ma quái trên cơ thể như đã miêu tả, người ta không hiểu ai đó đủ sức đâm con dao dài lút cán vào ngay tim hắn, khi hắn vẫn còn đủ sức tháo chạy trên một đoạn dài ( qua dấu chân trên cát ), chứng tỏ hắn vẫn còn khoẻ và minh mẩn. Bàn tay co quắp kỳ lạ cũng không ở tư thế hợp lý nhất cho việc tự tử.
3- Mọi người ở hiện trường lúc đó, ai cũng chứng kiến cảnh tượng kỳ dị khi Gia Thư xuất hiện. Những phản ứng trên cái xác Phan Nông chỉ xảy ra khi có sự “giao lưu” của Gia Thư. Và lạ một điều nữa, sắc mặt Gia Thư lúc ấy như ma ám, những nụ cười ẩn ý của cô làm mọi người đoán già đoán non cô là thủ phạm nhưng chẳng ai giải thích nổi là nếu đúng vậy, một cô gái yếu đuối như thế, giữa đêm hôm khuya khoắt lại mò ra đúng vị trí của Nông tặc, rút dao của hắn để hạ thủ trong sự bất khả kháng của nạn nhân, một tên to khỏe ?
4- Lý do này được nhiều người tin nhất. Đó là hiện tượng thần quyền ma qủy. Hòn đảo này vốn có nhiều xác chết trôi dạt vào, biến nơi hoang vu này như một bãi tha ma rùng rợn. Nhiều người trên đảo đã bị ma nhát mỗi đêm. “Chú Nông” giữa đêm tối mịt mù, tự dưng ù chạy ra biển khơi tăm tối, chỉ có bị ma ám mới như vậy. Và khi chết, gương mặt hắn cũng rất kinh dị, chứng tỏ cái chết này rất thê thảm, kinh hoàng.
Đoạn kết cho Nông tặc, dẫu gì cũng quá xứng đáng đối với tội ác tày trời của hắn. Bao bi kịch hắn gieo vào gia đình Gia Thư, hãm hại cuộc đời trong trắng trinh nguyên của nàng cũng như trung úy Sơn và bao cô gái bản làng khác, dường như vẫn chưa đủ với nhiều người bất mãn. Họ mong hắn phải chết bi thảm và rõ ràng hơn. Thế nhưng, cái chết kỳ bí càng gây tò mò và thêu dệt nhiều chuyện hoang đường quanh tấn thảm kịch này. Vì vậy, câu chuyện ngày càng lan rộng với miệng đời thế thái nhân gian. Cái kết thúc mở của Phan Nông tha hồ cho người đời suy đoán. Một số tin oan hồn bao nạn nhân của hắn hiện về báo oán, số khác nhân tâm hơn, mong chính Gia Thư kết thúc cuộc đời tên đốn mạt này, cho đáng luật nhân sinh. Còn tôi, ngậm ngùi xót xa cho kết thúc của một đóa hồng ngát hương nhưng đẫm máu…
Xin hãy đọc vài câu thơ sau đây của Gia Thư những ngày nàng còn ở tại trại Songkhla, Thái Lan :
Ta lặng đi giữa kiếp đời hoang dại
Xác cồn cào, hồn mộng tưởng xa xăm
Biển trập trùng, giết đời người con gái
Máu nhuộm hồng suốt dòng chảy biển đông
Ai luyến lưu những hình xưa bóng cũ
Thấu chăng tình mãi trong kiếp điêu linh
Tim tan vỡ giữa muôn trùng tan vỡ
Nhớ nhung chi cho lỗi hẹn bây giờ
Thượng Đế ơi xin trừng phạt con nữa
Lệ ướt này nào khỏa lấp tim đau
Dòng cay đắng trôi giữa dòng cay đắng
Tội tình chi cho đôi trái tim sầu ?
Dẫu biết rằng, tình yêu là vĩnh cữu
Cố nhân ơi, ta đã mất người rồi !
Sài Gòn ơi, biết bao giờ trở lại
Chốn lưu đày, chẳng cản lệ tuôn rơi…
Vài ngày sau cái chết của Nông tặc, may mắn thay, một chiếc tàu đánh cá của Thái Lan tình cờ tránh bão, tấp vào Kra và sau đó, vớt hết số thuyền nhân đem vào trại tị nạn mới hình thành, ở miền nam Thái Lan, tên là Songkhla. Khu trại này lớn nhất Thái Lan với hàng ngàn người Việt. Thế nhưng, bất hạnh vẫn còn mãi đeo bám Gia Thư. Khi vào trại, không hiểu vì lý do gì, quan chức trại lại tách Gia Thư và bà Lê ra hai nhóm ở hai khu khác nhau. Cuộc đời tréo ngoe lại chia cách họ một lần nữa như khi ở bến cảng xưa. Hai mẹ con bùi ngùi tạm chia xa nhau. Dù sao, họ vẫn an ủi là bến bờ tự do đã rộng cửa, trước sau gì họ cũng tái ngộ nhau.
Qua bao nhiêu thử thách trần ai, khắc nghiệt, cuối cùng ước mơ một đời sống an lành tự do sẽ đến nay mai.
Những ngày ở tại Songlkha cũng thật gian khó. Chính phủ Thái quả không tốt đẹp như những gì thuyền nhân Việt Nam nghĩ. Những chính sách của họ cũng lắm điều vô lý và khắt khe. Nếu không có Cao Ủy Tị Nạn thì không biết cái nhà tù khổng lồ này sẽ còn bóp nghẹt người tị nạn đến như thế nào. Đám cảnh sát Thái nhìn chúng ta như những tên nô lệ. Biết bao người đã nhẫn nhục trước thái độ miệt thị của họ. Rõ vậy, chúng ta không phải là những người hành khất. Thời cuộc buộc chặt số phận chúng ta vào xiềng xích mê muội và khổ đau. Chẳng còn cách nào, chúng ta buộc đánh đố sinh mạng mình trên những chiếc tàu mong manh mà “mười người đi, chỉ vài ba người đến”. Thế mới biết, cái giá của TỰ DO mới đắt làm sao ! Nhìn gương mặt rạng ngời của mọi người trên đảo Kra khi tàu đến cứu mới thấy được ý nghĩa của hai từ “Hồi sinh”. Gia Thư và bà Lê ôm nhau rơi lệ. Những người Công Giáo cùng nhau qùy xuống đọc kinh cảm tạ. Cô gái tóc xanh, mắt đượm buồn chào mẹ mình bằng cái ôm thắm thiết. Nụ cười hy vọng thắp sáng vạn niềm tin. Bà Lê rề rà nhấc bước đi, để lại bao lời căn dặn.
Cô gái, tuổi đôi mươi vẫn còn xuân phơi phới. Bầu ngực cô ngày càng căng tròn. Và rồi một hôm, Gia Thư nôn mửa dữ dội. Nàng bàng hoàng nhận ra trong thân thể mình cưu mang một hài nhi. Cú shock bất ngờ đánh qục Gia Thư. Nào còn đâu những bó rau răm giã nước mà Nông tặc bắt nàng uống mọi khi. Hai tuần trên đảo Kra với cuộc sống bầy đàn tiền sử đã cấy vào tử cung nàng một mầm sống bé nhỏ mà chủ nhân, đa phần là Nông tặc. Khi “Mắt Mèo” vật nàng xuống và thốc những cú kinh hoàng vào âm đạo, hắn đã kịp xuất những dòng sữa trắng chưa ? Dù cha đứa bé là ai cũng sẽ lâm cảnh mồ côi như nàng hiện tại. Đêm đêm, thổn thức nỗi đau vô bờ, tê dại tâm can, Gia Thư lại lau vội đôi dòng lệ úa. Phải chăng, đứa con này là của trung úy Sơn, nàng sẽ thật vui mừng biết bao, để bù đắp cho anh vơi đi phần nào thiệt thòi số phận. Những nụ hôn ngọt ngào năm xưa làm hồn nàng say đắm, chỉ còn là kỷ niệm tái tê trong con tim lắm sầu khổ. Gia Thư bất giác đưa tay lên môi mình. Nàng ngượng ngập nhận ra, đôi môi bé xinh này từng kẹp bao nhiêu “xúc xích” đàn ông. Nhói lòng, nàng nhớ tới câu nói của người yêu sau nụ hồn nồng thắm “Anh yêu làn môi em như yêu trái tim em !”. Ai ngờ đâu, làn môi gợi cảm ấy sau này lại đặt lên những thứ thật dơ dáy và hạ đẳng. Nụ cười e thẹn khi xưa đưa Gia Thư vào giấc mộng mông lung với những hoài niệm không bao giờ trọn vẹn.
Bụng Gia Thư ngày càng lớn. Nàng được đặc cách đưa vào phòng y tế đặc biệt của khu trại này vì Gia Thư thiếu máu. Khi ấy, cái thai đã hơn 5 tháng. Mỗi lần nhìn ra khung cửa sổ, nhìn khu lán trại phía xa, lòng nàng lại nhức nhối. Bà Lê đang làm gì và sẽ nghĩ sao về cái thai này ? Cô con gái bà, tuy mặt xanh xao nhưng vẫn còn vẻ đẹp mê hồn. Và số phận đã lật tẩy con bài cuối cùng của mình để kết thúc một ván bài bi kịch…
Gia Thư đem lòng cảm mến một bác sĩ người Việt trên đảo. Anh này cũng là thuyền nhân nhưng trước kia là một bác sĩ giỏi tại Sài Gòn. Anh tình nguyện gia nhập nhóm y sĩ của Cao Ủy làm công việc thiện nguyện như chức năng. Những ngày tháng gần gũi Gia Thư, tình yêu đến với anh rất nhanh. Hai trái tim đồng cảm chia sẻ và vun sới cho nhau từng mưa nguồn khát vọng. Họ yêu nhau thật nhanh và nhẹ nhàng, tuy rằng, với Gia Thư, nàng còn nợ trung úy Sơn một tình yêu day dứt. Anh chàng người yêu mới, ngoài ba mươi, tuấn tú và hiền lành. Trong bức thư gửi mẹ mình bên lán trại khác, nàng đã thổ lộ mối duyên tình vừa có. Bà Lê vui mừng cho chổ dựa tin cậy của con và bà là người ngoài cuộc đối với chuyện có thai của Gia Thư. Nàng không muốn cho bà biết. Quả vậy, Gia Thư rất sợ điều tiếng của một đứa con ngoài giá thú. Nàng lưỡng lự cho thanh danh gia đình mình. Lẽ nào dòng họ danh giá như vậy lại có một thành viên không rõ nguồn gốc. Thế nên, khi đứa bé sinh ra, dưới sự đồng thuận của người yêu, nàng viết thư gởi cho mẹ mình. Bà Lê vui mừng nhận tin “lên chức”. Trong lần hiếm hoi gặp gỡ, ôm đứa cháu trong tay, bà mừng đến rơi lệ, cứ ngỡ Gia Thư và anh chàng bác sĩ đã “ăn cơm trước kẻng”. Đứa bé mặt khôi ngô xinh xắn, nhe miệng cười hồn nhiên. Một đám cưới nho nhỏ giữa hai người được tổ chức. Thật may, cả hai đều là người Công Giáo. Sau lời hôn phối của vị linh mục, hai linh hồn hòa quyện vào nhau để bù đắp những tháng ngày khổ hạnh. Bà Lê ôm đứa cháu, mặtmày tươi rói. Quá khứ tang thương được Gia Thư thủ thỉ hết với chồng. Anh dang tay đón nhận và chia sớt. Đứa bé trai được đặt một cái tên rất hay : Lê Đỗ Hồng Ân. Họ hai người được ghép vào nhau. Tên đứa bé là một sự hàm ơn Thượng Đế. Dù rằng đứa bé là con ai nhưng chính nó đã nối kết cuộc đời Gia Thư vào một bến mới, an bình và nhẹ nhàng như một giấc mơ hồng. Thỉnh thoảng, Nông tặc làm một con qủy dữ hiện về trong cơn ác mộng. Hắn điên tiết gào rống lên “mày là của taooooo…” rồi tàn bạo cưỡng hiếp nàng. Gia Thư vùng vẫy dữ dội. Đến khi chồng vỗ về, nàng mới thoát khỏi cơn mê, mồ hôi rịn trán, hổn hển. Vì lý do tế nhị, tôi xin phép không nêu tên người chồng của Gia Thư.
Những khi hai người làm tình với nhau, Gia Thư nhận rõ sự khác biệt của con người và con thú. Sự đê mê nhẹ nhàng của tình yêu thật sự đủ để Gia Thư chủ động cuộc ái ân. Nàng dồn hết thể xác và sự ham muốn vào mỗi cuộc mây mưa như chưa bao giờ được có, bởi trong tim, lửa tình yêu luôn rực cháy. Dù từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ “thổi kèn” ai khác nhưng khi tình yêu đến, nàng cũng muốn mình được làm “nhạc công”, quỳ dưới hạ thể chồng để bú mút. Gia Thư tận hưởng sự thú vị, cồn cào của nhục dục thế gian bùng phát trong tình yêu chân chính. Nghe tiếng trân mình sướng khoái của chồng, nàng hả dạ lắm, cố “mút” thật “ngọt” để bạn đời lên cơn cực khoái. Và khi không còn “kiềm” được nữa, “mưa trời” ào ạt tuôn, Gia Thư cứ ngậm lại dương vật chồng mà nút thật mạnh. Những lúc ấy, vị hôn phu tê điếng “ngũ chi”, rùng mình cực sướng. Còn Gia Thư, sự hứng khởi đã gột rửa nỗi e thẹn trong những hành động này. Sự ái ân nhẹ nhàng của chồng thật tương phản với sự cuồng bạo của “chú Nông”. Do đó, Gia Thư mê mẫn với dục cảm thăng hoa trong đời sống vợ chồng…
Năm tháng lẹ làng trôi qua. Từng tốp người lên đường đến chân trời mới. Họ tiễn biệt và hứa hẹn những lần tái ngộ trong vị thế mới với những người đồng hương còn ở lại. Ai cũng vui mừng chảy nước mắt. Mẹ con Gia Thư và bà Lê được chấp thuận định cư tại Hoa Kỳ. Lòng họ rộn ràng như mùa xuân tiết trời man mác…
Hai tháng nữa là đến ngày lên máy bay, một biến cố kinh thảm xảy đến với Gia Thư. Chồng nàng đã bị sóng cuốn trôi khi đang lặn xuống dưới phao cầu để sửa lại giàn chống dưới đó. Mấy hôm nay, trời mưa mù trời, sóng biển đánh mạnh làm chân cầu lung lay. Anh sợ những đứa bé chạy ra chơi đùa sẽ vấp chân lọt xuống hai khe nhỏ trên mặt cầu. Buổi chiều lúc anh nhảy xuống, nước biển trong xanh êm ả. Vài thanh niên nữa cùng tham gia. Thế nhưng, sau đó, biển động dữ dội. Nhóm thanh niên cố gắng bơi vào bờ. Khi họ lên trên thì chẳng thấy anh bác sĩ đâu. Vị hôn thê của Gia Thư bị kẹt chân vào đám san hô khi lặn xuống sâu, vào vị trí nguy hiểm nhất để gia cố lại móng cầu. Và anh, đã không còn trở lại…
Gia Thư ôm con, thấp thỏm đợi chồng về. Khi thấy một người hớt hãi đội mưa đến báo hung tin, nàng sững người chết lặng. Phải đợi đến khi biển lặng, mọi người mới đưa được xác anh lên. Thật tội cho Gia Thư, nàng không còn nước mắt để khóc chồng. Cú shock quá khắc nghiệt làm nàng tê dại. Vài bữa sau, bà Lê được cho về ở chung với Gia Thư. Nhìn gương mặt thất thần của con, suốt ngày không nói năng, bà đau đớn tột cùng. Cầu mong thời gian xuất hành đến sớm để thoát khỏi nơi khổ hình này…
Người chồng ra đi quá bất ngờ như một đòn quyết định hạ gục cuộc đời vừa hồi sinh của Gia Thư. Khi Gia Thư nhìn mẹ, bà Lê hoảng hồn nhận ra trong ánh mắt thất thần kia sự mê dại. Bà rất sợ con làm bậy nên cố gắng trấn an và canh giữ suốt ngày, cho đến một hôm…
Không biết có phải đã chuẩn bị sẵn hay chưa, bà Lê vừa khóa cửa vào nhà tắm tập thể thì Gia Thư, trong trạng thái kích động, nhìn vào đứa con đang ọ ọe trên sàn. Nàng thẫn thờ bước tới bồng con. Trong đôi mắt man dại ấy, một dòng nước mắt rơi xuống ngay mặt làm đứa bé oà khóc. Tiếng khóc hài nhi như cú giật làm Gia Thư lên cơn động kinh. Nàng vội chụp lấy đứa con, ôm chặt vào lòng, sợ hãi như có ai định cướp mất đứa bé. Đứa trẻ bị ghì chặt, càng khóc inh ỏi. Gia Thư trong trạng thái hoảng loạn, vội leo cửa sổ chạy ào ra ngoài, đến mõm đá trên biển. Vài ba người nhìn thấy, họ chạy vào báo cho bà Lê. Bà hoảng hồn mặc vội đồ chạy theo. Khi lên đến mỏm đá, bà Lê và vài người khác khiếp vía thấy Gia Thư đang ôm đứa bé đứng cheo leo ngay mũi đá. Chỉ cần nhấc chân một chút là hai mẹ con sẽ lao ngay xuống vực. Phía dưới, sóng biển trào dâng từng cơn gằng xé. Bà Lê líu ríu, giọng run rẩy “Thư…Thư…ơi… quay…quay…về… đi con !”. Nàng vẫn đứng đâu lưng lại bà như chẳng hề nghe thấy. Không ai dám manh động lại gần. Họ đều biết Gia Thư đang bị kích động dữ dội. Vài người nhẹ nhàng khuyên bảo “Vào đi, Thư ơi. Đứng ở đó nguy hiểm lắm”. Người ta kéo đến ngày càng đông. Đây là mỏm đá mà nhiều cô gái đã gieo mình tự vẫn. Ban quản lý trại dự định vài ngày nữa sẽ đặt một rào chắn ngay đây, thế nhưng, dường như đã quá muộn…
Bà Lê ồm oàm như muốn khóc “Thư ơi… nghe mẹ…đi con… trời ơi… tội mẹ lắm Thư ơi… con ơi là con…”. Nói xong, bà bật khóc nức nở. Gia Thư bất ngờ quay lại. Đôi mắt nàng đỏ ngầu như kẻ điên dại. Nàng nhìn mẹ mình và mọi người len chặt xung quanh. Tiếng kêu gọi rộn trời. “Quay lại Thư ơi !”, “về đi Thư ơi, chuyện đâu còn đó !”, một ông lão ồm ồm nói “gió lạnh như vậy, đứa bé sao chịu nổi hả Thư ? thôi nghe lời ông, vào đây đi con”. Gia Thư nhìn chằm chằm ông lão, hình ảnh ông xích lô năm nào lại mồn một hiện về. “Ôi, chẳng lẽ ông ấy đây sao ?”. Nhìn từng gương mặt đang hớt hải lo lắng cho mình, Gia Thư chột dạ rơi lệ khi nhìn mẹ cô, Bà Lê đau đớn quá, không thốt ra lời, nghẹn ngào gục xuống, tay đưa lên tim vật vã. Hai người đàn bà bu vào đỡ đần bà. Họ nhìn nàng như cầu cứu “cô không thấy mẹ cô sắp chết hay sao ?”. Đôi mắt đỏ ngầu của Gia Thư chợt dịu xuống nhưng nước mắt nàng vẫn rỉ rã tuôn rơi. Lúc ấy Gia Thư đang nghĩ gì ? Nhìn thần sắc ấy, có lẽ nàng vẫn còn tỉnh táo, còn nhận biết mọi chuyện xung quanh. Những tiếng réo gọi vẫn mãi miết bên tai. Bỗng nhiên từ đâu, vài tên cảnh sát Thái Lan chạy ào đến. Chúng thổi còi giải tán đám đông và sổ một tràng tiếng Thái với Gia Thư. Mọi người náo động cả lên. Nhìn dáng vẻ hung hãn của chúng, nàng sợ hãi ôm chặt lấy đứa con. Một tên sấn tới, chĩa cây gậy vào nàng. Bà Lê chụp lấy chân hắn gào lên “Ông làm gì vậy ? Trời ơi, ông định giết con tôi sao ?”. Mọi người ồ lên phản kháng. Tên CS này đạp tay bà Lê ra. Hắn từ từ tiến tới Gia Thư, mồm vẫn lằng nhằng những tràng thổ ngữ, tay vung vẩy cây ma trắc. Vẻ hung tợn của hắn làm Gia Thư hoảng loạn. Bà Lê càng gào thét lớn lên “trời ơi, ai đó… ngăn tên này lại dùm tôi… hắn giết con tôi mất !”. Bà khóa oà lên. Một người thanh niên thấy vậy, xé hàng rào cảnh sát, chạy vào chụp tay tên chỉ huy lôi ra. Hai bên xô xát nhau. Tên này to khỏe vung cây ma trắc đập vào đầu chàng trai toét máu. Vừa thấy cảnh máu me, hình ảnh Nông tặc đập đá vào mặt “Mắt Mèo” khi xưa lại hiện về, Gia Thư rú lên kinh hoàng, cơn động kinh bùng nổ, nàng lập tức quay mặt ôm con lao ngay xuống biển…
Bà Lê vừa thấy vậy, xùi bọt mép ngất xỉu tức thì. Mọi người ào tới mỏm đá. Phía dưới, sóng vẫn ầm ào…
Ngày hôm sau, người ta vớt được xác Gia Thư. Đứa bé đã không còn dấu vết.
Gương mặt nàng làm mọi người thật ấn tượng. Dù không còn hơi thở nhưng nó mang một vẻ đẹp lạ lùng, một vẻ đẹp giá băng thật hiếm thấy.
Hai năm sau, bà Lê bốc mộ con qua Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Cuộc sống ảm đạm với quá khứ bi thương đã đẩy bà Lê vào cuộc sống khép kín. Bà còn sống được, chẳng qua chưa thể chết mà thôi.
Năm 1995, bà chuyển sang một nơi rất lý tưởng cho cuộc sống ẩn dật, đó là Adelaide city, South Austraulia. Và như đã biết, bà về với Chúa năm 2002, thọ 73 tuổi. Tuy thế, theo chúc thư, người ta đã chôn bà sát cạnh con gái.
. . . . .
Một chiều thu, lá vàng rơi lác đác, tôi dõng bước vào nghĩa trang cô tịch. Đứng trước mộ phần Gia Thư và bà Lê, lòng xốn xang khôn tả. Từng cơn gió lạnh buốt tâm cang. Lịch sử với bao thăng trầm đã trôi vào quên lãng, những biến cố cuộc đời, âu chỉ như bóng câu qua cửa sổ, nhạt nhòa cùng tháng năm. Những gì còn sót lại, dẫu hồng tươi hay đỏ thẫm, vẫn mang trong nó, những uẩn khúc thời gian.
Đến rồi đi, giữa cuộc đời tạm bợ, ta ngậm ngùi viết nên khúc bi ca, để tưởng niệm những người KHÔNG BAO GIỜ MẤT…
“Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Đời em đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn
Như cánh chim khuất ngàn
Còn mong, còn ngóng chi ngày yêu dấu
Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Lời nào yêu hết trái tim buồn
Lời nào yêu hết trái tim buồn
Xin giữ trong mắt lệ
Xin giữ trong mắt lệ
Nhòa theo từng gót chân người trong đời…”
( “MẮT LỆ CHO NGƯỜI”- Từ Công Phụng )