Thảm kịch - Chương 14
Ngày 21/4, Quân Lực VNCH rút lui có trật tự khỏi Xuân Lộc sang bên sông Đồng Nai cố thủ.
Sau đó, Không quân VNCH đã thả hai trái bom CBU-55 gây một cơn “địa chấn” ngoài sức tưởng tượng tại vị trí ngã ba Dầu Giây. Việc sử dụng hai trái bom này gây ngạc nhiên lớn cho giới quân sự thế giới. Theo tài liệu, 2 sư đoàn VC tại đây ( tương đương 20.000 người ) đã “phùng mang trợn mắt” trong vòng 5 phút oxy bị đốt cháy hoàn toàn trước khi “đoàn tụ với Bác”. Một món “quà tặng ý nghĩa” của quân dân miền Nam đối với lũ cướp nước.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng chỉ được một tuần. Ngày 28/ 4, Đại tướng “cơ hội” Dương Văn Minh lên thay.
Và bây giờ, Sài Gòn đứng bên vực thẳm. Nhà nhà nhốn nháo, người người hoang mang. Không khí hoảng sợ chụp phũ lên từng gia đình, lên từng giấc ngủ chập chờn của mỗi người dân. Các cánh quân dần tan rã, dập tắt sự sống héo hắt của Miền Nam, của 20 triệu đồng bào… Ôi điêu linh bắt đầu gieo bao giông tố lên quê hương tôi !
Sáng sớm ngày 30/ 4, trời se lạnh. Gia Thư chợt thức giấc nửa đêm. Nàng lại tiếp tục nhòa lệ trong sự tiếc thương và nhung nhớ về người cha yêu thương. Đại tá Mạnh thật sự không có nhiều thời gian chăm sóc con gái nhưng về tình thương, ông dành trọn vẹn cho nàng. Bởi, như qúy vị còn nhớ, ông đã một lần hụt hẫng trong đêm động phòng với vợ và dù không bị ám ảnh bởi chuyện này, song điều đó cũng đã gây nên một vết thẹo trong tim ông. Do đó, đại tá Mạnh dồn hết tình thương cho cô con gái rượu, âu cũng là điều chính đáng. Nàng thổn thức với những kỷ niệm đẹp thời niên thiếu. Hễ mỗi khi cha đi hành quân về là lại bế bé Thư lên vai đùa giỡn và mua cho nàng biết bao món quà. Trong ký ức ngắn ngủi ấy, chẳng có một lời la mắng nào, họa chăng là vài ba tiếng “thầy đời” cho khỏi mang tiếng chìu con, chẳng bù ngoài chiến trận, Đại tá Mạnh “ho” một phát là khối kẻ “quên thở”. Đôi khi, tình cờ bắt gặp cha đang lặng lẽ đứng trong vườn hút thuốc, ánh mắt ưu tư muộn phiền, nàng không khỏi thấy trào dâng trong lòng niềm yêu thương vô hạn. Đại tá Mạnh luôn ít nói, sống nhiều về nội tâm, người ta chỉ hiểu và đánh giá về ông qua hành động nhưng mỗi lời nói của ông đều rất đáng để nghe. Gia Thư cũng giống bố, nhưng vì mới lớn lại sống trong nhà khép kín nên dù thông minh nhưng khi gặp cú shock Nông tặc cũng không tránh khỏi nhún nhường, sợ hãi. “Chú Nông” bắt được điểm yếu này nên mặc sức dày vò thân xác nàng, thậm chí có lần y còn đe dọa “ếm bùa” Đại tá Mạnh. Trên thực tế, mỗi lần có Mạnh “man” trong nhà thì Nông tặc lại biến thành một con mèo ngoan ngoãn vì hắn biết, vị chủ nhân khi đã phật lòng “lên cơn” thì hắn chỉ còn “mềm xương”, huống chi là chuyện “ếm” với “iếc”.
Giờ đây, ngôi nhà bỗng trở nên tang tóc và trống trải lạ thường. Hai người giúp việc, nữ về quê, nam nằm viện, đều “một đi không trở lại” dù hai trường hợp ngược nhau hoàn toàn. Bóng dáng to lớn, dềnh dàng cùng tiếng cười sang sảng của cha nàng chỉ còn là những dấu ấn, hằn sâu trong từng kỷ vật, từng tấc đất của ngôi nhà này. Tôi thật thương cảm cho Gia Thư, tuổi vừa lớn lại chịu quá nhiều bất hạnh truân chuyên. Cha mất, người yêu tật nguyền, bản thân bị biến thành “nô lệ tình dục”, thật còn khổ đau nào hơn. Ai bảo rằng người giàu thì không khóc ?!
Vừa lần bước xuống cầu thang, nàng đã thấy bà Lê ngồi tần ngần nơi phòng khách. Đêm qua, bà đã ngủ ngoài này. Gương mặt bà luật sư tàn tạ rõ ràng. Bà bị dày vò bởi tội lỗi của mình. Nào là chuyện “hàng second-hand”, chuyện “lập nhóm thổi kèn”, chuyện bỏ bê con cái, bà thấy mình thật tội lỗi, lẽ ra người nằm trong tấm hình treo trên bàn thờ kia là bà mới đáng. Gia Thư đến bên cạnh, ôm chầm lấy mẹ. Đã từ lâu rồi, nàng mới ôm lại mẹ và có cảm giác thật ý nghĩa như lúc này. Gương mặt hai mẹ con khá giống nhau, từ môi mắt, tóc tai, chỉ khác về sự tươi trẻ và lão hóa. Cũng đôi môi mũm mĩm ấy, đều đã từng ngậm lấy dương vật đàn ông, một vì thích, một vì bị thích. Hoàn cảnh xô đẩy họ vào cảnh “mẹ góa con côi”.
Hôm nay thật lạ, mới sáng sớm mà đã nghe tiếng pháo nổ đây đó. Có lẽ vài nhóm VC lẻ tẻ phá bỉnh dân Sài Gòn. Nhưng chỉ ít phút sau, khi trời sáng hẳn, họ mới nghe tiếng xôn xao ngoài đường. Gia Thư ra quan sát thì thấy những nhà kế bên, họ đều bồng bế nhau lên xe chạy vội. Bà Lê chợt dự báo điềm xấu, vội “911” cho bạn thân của chồng, trung tướng Vĩnh Lộc. “bà và cháu nên di tản ngay đi, Việt cộng đang ở ngoại thành, chúng ta không còn cầm cự được lâu đâu”. “mẹ con tôi biết đi đâu bây giờ hả trung tướng ?”…
7h30’ ngày 30/4/1975, một chiếc xe jeep của bộ Tổng Tham mưu chạy đến rước mẹ con bà Lê.
Hai người vẫn còn bàng hoàng trước diễn biến bất ngờ này. Chiếc xe chạy ào ào trên đường. Kế bên, hai sĩ quan Dù súng ống đầy mình đang cố trấn tĩnh bà Lê “viện binh đang từ vùng 4 đổ về, chúng ta sẽ tổng phản công lại chúng, thưa bà !”. Họ nói vậy nhưng sắc mặt thì thật căng thẳng. Ngoài đường phố, dân chúng bắt đầu nhốn nháo. Họ kéo ra đường dò la tin tức, số khác bắt đầu chất của cải gia tài lên xe di tản. Lính tráng đổ ra đầy đường, dựng barem, bao cát làm ụ chiến đấu. Xe chính phủ hụ còi inh ỏi, cảnh báo mọi người nên bình tĩnh. Trên trời, trực thăng quần thảo, thi thoảng lại bắn rocket ầm ầm. Lần đầu tiên, chiến sự lan tới tận trung tâm thủ đô Sài Gòn. Bà Lê hiểu, như thế là hết. Chiếc xe chạy đến ngã ba Ông Tạ thì ngắc ngứ vì kẹt xe. Nhìn vẻ hớt hải của mọi người, Gia Thư chợt thấy lòng quặn đau khi nghĩ về trung úy Sơn. Liệu anh đã biết tình thế chưa và ai sẽ giúp anh đây ? Đường phố trật tự bỗng trở nên xô bồ bát nháo. Trong đám đông đang chen lấn, có vài tiếng la lớn “việt cộng vô tới cầu Sài Gòn rồi”, làm mọi người đồng loạt hét lên thất thanh, cố hết sức dẫm đạp nhau mà chạy. Hai viên sĩ quan sau khi hội ý nhau, nói với bà Lê “thưa bà, hiện bộ Tổng Tham mưu đang do Lữ đoàn 81 Biệt cách đảm nhận, các tướng tá di tản hết rồi. Với tình thế này, chúng tôi định chạy sang tòa Đại sứ Mỹ, bà có muốn theo không ?”
Bà Lê gật đầu lia lịa “chúng tôi còn chổ nào đâu mà đi !”. Nói vậy bởi hai tuần trước, ông L. , thân phụ bà Lê đã di tản sang Pháp nhưng bà không theo vì đang còn đau đớn trước sự hy sinh của chồng. Bây giờ chẳng còn đường nào mà chạy !
Vừa rẻ sang dinh Độc Lập, chiếc xe jeep lập tức bị chặn lại bởi lực lượng an ninh tại đây. Sau khi thuyết phục không thành công, chiếc xe rẻ về Cảng Sài Gòn. Quay đầu nhìn lại đám đông bu đầy quanh tòa đại sứ Mỹ, Gia Thư cảm thấy thật xót xa cho người dân Việt, đến giờ cuối cùng cũng phải cậy nhờ đồng minh đã đẩy họ vào thảm cảnh này. Trung tâm Sài Gòn như ong vỡ tổ, già trẻ lớn bé, mặt mày hoang mang, ngơ ngác chẳng biết đi đâu về đâu, chỉ biết là không thể sống chung với Cộng sản. Một cái chợ người khổng lồ như một cây nấm, mọc giữa lòng thủ đô. Ai nấy cũng đổ về trung tâm. Tiếng la hét, khóc lóc, súng nổ tạo ra một bi kịch lịch sử. Đó đây, những cái bánh xe bị đốt cháy càng làm không khí thêm nặng nề. Đường phố náo loạn. Tiếng loa vang ầm trời “đồng bào bình tĩnh ! đồng bào bình tĩnh” càng làm người dân thêm hoảng sợ. Hầu như ai cũng rối trí và quờ quạng trên con đường sinh tử này. Một vài người mặc quân phục kê súng vào đầu quẫn tiết, vừa làm mọi người cảm phục nhưng cũng khiến họ thêm quẫn trí, đầu óc như mê muội đi. Bà Lê siết chặt tay Gia Thư, nói nhỏ “Phú dâng hết cho Đức Mẹ đi con !”. Nàng nhìn bà gật đầu. “Đức Mẹ ơi, xin cho đồng bào con thoát cơn lửa khói, thập tử nhất sinh này, Mẹ dấu yêu ơi !”. Gia Thư thật đáng mến, đến giây phút này, nàng chỉ cầu nguyện cho đồng bào mà chẳng đoái hoài gì đến mình. Nhìn phía đường chân trời, những cột khói bốc cao, bít kín một vùng. Đó là trận chiến cuối cùng đang diễn ra, tại Bộ Tổng tham mưu Quân Lực VNCH do anh em liên đoàn 81 Biệt Cách Dù ( dưới sự chỉ huy của thiếu tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng 3 Chiến Thuật ) đem thân mình tử thủ. Giờ khắc nguy biến đã đến. Chiếc xe jeep buộc dừng lại trước đám đông nghẹt cứng Quân cảng Sài Gòn. Hai sĩ quan dùng hết sức dìu mẹ con bà Lê vào hàng rào cảnh vệ. Giữa đám đông chen lấn, tiếng hò hét như xé nát bầu trời. Mất bao sức lực, họ cũng đến được điểm cuối cùng. Trên trời, trực thăng quần thảo càng thúc hối những nhịp tim căng ra đập thình thịch. Giờ này, chẳng ai còn để ý đến ai nên dù cặp ngực bị “ép sinh tố” nhưng Gia Thư vẫn chẳng màng. Bên trong hàng rào, lực lượng Quân cảnh VN và Mỹ cũng như lực lượng Lôi Hổ, vũ trang đầy mình, ra sức đẩy lui những làn sóng người dồn dập “tịnh tiến”. Hai sĩ quan tốt bụng đi cùng mẹ con bà Lê đã lọt được vào bên trong nhưng họ không thể nào bảo lãnh bà quả phụ ngài Đại tá vào. Viên đại úy cảnh vệ vẫn khước từ lời thỉnh cẩu của họ, dù biết đây là vợ con Đại tá Mạnh nhưng tình thế bây giờ, “quốc bất vị thân”. Đám đông càng xô đẩy ào ạt, biến hai mẹ con bà Lê thành “cá mòi”. Chắc có lẽ thấy “bốn trái vú sữa, hai già hai chín” đang bị “ép plastic”, đại úy nhà ta “động lòng thương xót” nên “bỏ nhỏ” : “để tôi vào trình Trung tá Tư Lệnh đã”. Hai mẹ con bà Lê khấp khởi mừng thầm. Ngoài khơi, Đệ Thất hạm đội của Mỹ đang đón chờ bất kỳ con thuyền VN tị nạn nào. Chỉ cần một bước chân, vượt qua lớp hàng rào này, Thiên đàng Tự Do sẽ mở rộng vòng tay chào đón vào tương lai sáng lạng. Từng phút trôi qua dài như thế kỷ, viên đại úy đó vẫn “mất tích”. Đang khắc khoải chờ mong thì một làn sóng người từ sau ập đến, bất ngờ và mạnh mẽ như sóng thần, biến lớp hàng rào kiên cố kia chỉ còn là món đồ chơi trẻ con. Gia Thư và bà Lê đứng ngay “đầu sóng ngọn gió” nên bị “biển cả” hất văng vào trong. Hàng tràng đạn chỉ thiên cảnh cáo nhưng chỉ mang tính “minh họa” cho cơn khát khao tự do của đồng bào. Hàng vạn người chen lấn nhau vào khu vực “cách ly” để xuống tàu. Lớp người đầu tiên nhanh chóng chiếm được vị trí “ngon lành” trên những con tàu trống trải. Gia Thư thuộc số người đó nhưng chao ôi, “được con mất mẹ”. Trong lúc xô đẩy, bà Lê cũng đã “mất tăm dấu vết”. Nước mắt nghẹn ngào, nàng hớt hải tìm kiếm nhưng giữa biển người hoảng loạn này, việc này chỉ như “mò kim đáy biển”.
Và thưa các bạn, điều trớ trêu và tréo ngheo này đã thật sự xảy ra. Hành động dứt khoát của Gia Thư làm chúng ta đều cảm phục. Nàng từ bỏ vị trí “trong mơ” này, làm một cuộc “đào tẩu ngoạn mục” như một chiếc lá nhỏ cố gắng ngược dòng nước mênh mông. “Sức cùng lực kiệt”, Gia Thư cũng ngoắc được một chiếc xích lô về nhà. Như ngồi trên than, đứng trên lửa, lòng dạ cồn cào về số phận “mẹ yêu”. Trên đường phố, không khí vô cùng khủng khiếp, người người chạy xuôi chạy ngược, tiếng la hét, súng nổ ầm ĩ đan xen tiếng loa rí réo đã thêu dệt nên bức tranh cuối cùng đặc tả nhất của Sài Gòn trong cơn hấp hối. Xe dừng trước nhà, Gia Thư đã thấy ngàn phần lo lắng vì cửa chốt then gài. “trời ơi, mẹ con đâu rồi Chúa ơi ?!”. Tim nàng như ngừng đập, đầu óc quay cuồng. Lúc ấy, bác xích lô già nói với nàng “cô à, qua thấy cô nên lên xe để qua chạy về bến cảng lại, lỡ bà cụ còn ngoài đó thì sao ?”. Lúc này, Gia Thư mới chú ý đến người đạp xích lô, râu tóc bạc trắng, chiếc áo sờn cũ trên thân người gầy gò của ông. “dạ, con tìm ngoài đó hết nước rồi mà đâu có được ông ơi !”. Giọng ông lão, tuy quê mùa nhưng nàng thấy thật ấm lòng “qua nghĩ cô nên đi ngay bây giờ, tụi Việt cộng nó mà vào Sài Gòn là bức hại hết đồng bào mình. Tụi nó ác lắm cô ơi, vợ con qua chỉ là nông dân vô tội mà tụi nó còn không tha, huống gì gia đình lính tráng mình hả cô ?”. Nghe xong câu này, tim nàng nhói đau. Mãi sống trong sung sướng, có bao giờ nàng tiếp xúc với những người dân lao động này đâu nhưng chỉ với lần đầu tiên này, nàng thật cảm động trước lòng tốt của ông cụ. “Vậy sao ông không di tản đi ?”. Ông lão nở nụ cười hiền lành phúc hậu “qua chỉ còn cái mạng già này, sống được bao lăm nữa mà chen chúc vô kia di tản hả cô ? qua cũng muốn chóng mắt lên xem cái chế độ mới tàn ác như thế nào nhưng những thanh niên như cô thì nên đi ngay đi, nấn ná sợ không kịp đâu cô à !”. Gia Thư thấy thương quá những đồng bào chất phác của mình, họ có tội tình gì đâu nhưng hỡi ôi, sự tàn nhẫn của chiến tranh đã cướp đi của họ hạnh phúc đơn sơ của kiếp người. Cô muốn ôm chầm lấy ông lão, cô thương ông quá, tiền xe cô quên chưa trả thế mà ông vẫn cố thuyết phục cô quay lại bến tàu. Cảm xúc dâng lên mãnh liệt, Gia Thư bật khóc tức tưởi như một đứa trẻ làm ông lão giật mình. “ấy…cô”, thế rồi ông lão cúi gầm mặt, vén tay áo sờn cũ tả tơi đưa lên mặt, chắc để chậm vội những giọt nước mắt mừng tủi trên gương mặt khô cằn, ông e dè bước đến vuốt đầu Gia Thư. Nàng ôm chầm lấy ông, vỡ òa trong cảm xúc như một đứa trẻ ôm lấy ông mình. Thật cảm động ! …
Hình ảnh đó khắc họa nên tính cách nhân văn của tâm hồn người Việt. Trong giờ phút lịch sử ấy, Gia Thư đã học được bài học vỡ lòng về tình đồng bào, với một ông lão thuộc một giai cấp khác, hoàn toàn xa lạ. Ông cụ ấy, chắc đã mất từ rất lâu nhưng khi viết những dòng này, tôi cũng không khỏi bồi hồi xúc động, nguyện cầu cuộc sống ấm no sung túc cho thân quyến ông, nếu còn, cũng như cho đồng bào ta đang còn lây lất trong ngục tù CS…