Thảm kịch - Chương 13
Ngày 10/3/1975, Việt Cộng bất ngờ tấn công Ban Mê Thuột. Sau khi trung đoàn 53 Sư đoàn 23 Bộ binh thất thủ, hai trung đoàn còn lại là 44 và 45 của sư đoàn này tiến hành cuộc phản công ứng cứu. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt nhưng do bất lợi về điều kiện hành quân ( đường 14 bị VC chia cắt buộc lực lượng tiếp cứu phải không vận ) và quân số ( chỉ có sư đoàn 23 Bộ Binh phải chống tới 4 sư đoàn VC ) nên nhiệm vụ này thất bại.
Ngày 18/3, Ban Mê Thuộc hoàn toàn thất thủ. Hai cứ điểm khác là Pleiku và Kon Tum trong tình trạng bị đe dọa cao. Do vậy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bỏ Tây Nguyên, rút về cố thủ phòng tuyến duyên hải miền Trung. Cuộc di tản diễn ra trong hỗn loạn, đẫm máu vàtang thương vì bị sư đoàn 320 VC đón đầu chặn đánh ngay thị xã Cheo Reo, Phú Bổn, Nha Trang. Hàng ngàn người phơi thây bởi đạn pháo Cộng sản, biến con đường 14 này thành “Quốc lộ kinh hoàng” khét tiếng lịch sử. Tiếng gào khóc, rên xiết chất đầy trên những xác người không còn nguyên dạng, biến đám đông khổng lồ thành một hố chôn tập thể kinh hoàng và dã man nhất. Đây là tội ác rõ ràng và cụ thể nhất của “bộ đội cụ Hồ”, nằm trong series “tội trọng” qua những vụ chôn sống người dân ở Huế, thảm sát, chặt đầu, bắt bớ hơn 2 triệu người bị “tố” là tá điền, địa chủ trong thời kỳ kinh hoàng của “chủ nghĩa đấu tố” tại miền Bắc và qua hàng ngàn vụ thủ tiêu các thành viên đảng phái đối lập trong phong trào Việt Minh của những thập niên trước đó…
Nói chung, việc thất thủ Ban Mê Thuột đã đặt cứ điểm quan trọng nhất miền Trung là Đà Nẵng vào thế bị cô lập và chia cắt.
Xin nói rõ thêm đôi chút cùng qúy vị, thời điểm này, tuy viện trợ Hoa Kỳ đã cắt giảm hầu như cạn kiệt nhưng tinh thần Quân Lực VNCH vẫn còn khá cao nhưng… chính quyết định sai lầm, rút bỏ Cao nguyên Trung Phần,dồn quân về các tỉnh miền Trung đã mang tính bước ngoặt, xoay chuyển cục diện chiến trường. Chính sai lầm chiến thuật này đã phải trả giá quá đắt. Tin Ban Mê Thuột nhanh chóng thất thủ và cuộc di tản bị dìm trong biển máu như một vết dầu loang, làm hoang mang tinh thần ba quân chiến sĩ. Trách nhiệm này thuộc về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu, mặc dù đã có nhiều ý kiến phản đối từ một số tướng lãnh nhưng cuộc triệt thoái đẫm máu này vẫn được tiến hành.
Ngày 21/3 Quân đoàn 2 Bắc Việt ( gồm các sư đoàn 304, 324, 325 ) ào ạt tấn công Cố đô Huế.
Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 lại được lệnh bỏ Huế, di tản về thành lập vành đai tử thủ Đà Nẵng, cứ điểm quan trọng bậc nhất miền Trung. Con đường duy nhất giao thông hai vùng là đèo Hải Vân bị VC dồn lực đánh phá khiến đạo quân di tản phải tìm đường đào thoát ngoài cửa biển Thuận An. Không khí vô cùng căng thẳng khi liên tục bị bom đạn địch quân pháo kích. Đội quân hàng trăm ngàn người vừa đánh vừa chạy, tạo ra một thảm cảnh kinh hoàng và hoảng loạn chưa từng thấy.
Ngày 26/3, Huế thất thủ.
Ngay sau đó, quân CS thừa cơ xông lên đánh chiếm Đà Nẵng. Một số ít binh sĩ được tàu Hải quân vận chuyển được từ cửa Thuận An vào, hợp cùng các sư đoàn tại đây chống trả quyết liệt bước tiến kẻ thù. Trận giao tranh quyết liệt nhưng cuối cùng, ngày 29/3 Đà Nẵng cùng chung số phận với người anh em Huế.
Đến thời điểm này, thế giới đang nín thở theo dõi diễn biến chiến cuộc Việt Nam. Việc toàn bộ cao nguyên Trung phần và các tỉnh miền Trung lần lượt thất thủ trong thời gian quá nhanh đã đặt toàn bộ quân nhân và nhân dân Sài Gòn cộng các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long vào thế ngồi trên lửa. Và hơi nóng của nó thì đã nướng cháy hết lớp quần bảo vệ bên ngoài. Sài Gòn như một anh lực sĩ chợt đột qụy. Nam phụ lão ấu, hết thảy đều choáng váng. Thế nhưng, “vị quốc vong thân”, bị dồn vào cửa tử, những lực lượng còn lại của quân đội VNCH quyết một phen sống mái với giặc. Một phòng tuyến
mới, trải dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh được nhanh chóng dựng lên, mà trong đó, thị xã Xuân Lộc là cứ điểm trọng yếu nhất, cách Sài Gòn 60 km.
Nếu phòng tuyến huyết tử này bị bẻ gãy thì Cộng quân sẽ theo quốc lộ 1 và 20 đánh chiếm Biên Hòa và Sài Gòn.
Khi ấy, Đại Tá Mạnh, tham mưu trưởng sư đoàn Biệt Động Quân, đang được biệt cách về vùng 1 tham gia hoạch định chiến lược phòng thủ Đà Nẵng, được lệnh kéo về Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, hợp cùng thiếu tướng Lê Minh Đảo, lập vành đai phía đông bảo vệ thủ đô Sài Gòn. Bấy giờ là đầu tháng 4/ 1975. Tình hình chiến sự vô cùng ác liệt. Địch quân mở hết công suất nhằm “phỏng giái” miền Nam. Khi ấy tại phòng tuyến Xuân Lộc, sư đoàn 18 Bộ Binh ( tư lệnh thiếu tướng Lê Minh Đảo ) và Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ( Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh ) cùng 9 tiểu đoàn Bảo An, 1 tiểu đoàn BĐQ, 5 Trung đội Pháo đã lập được một phòng tuyến kiên cố, trải dài từ Túc Trưng, Dầu Giây qua thị xã Xuân Lộc đến ngã 3 Tân Phong.
Đạo quân tăng phái gồm 3 tiểu đoàn tinh nhuệ nhất của Biệt Động Quân ( chỉ huy trưởng đại tá Lê Văn Mạnh ), Lữ đoàn 3 Thiết giáp ( chỉ huy trưởng trung tá Nguyễn Bá Châu ), nằm dưới quyền tư lệnh Đại tá Mạnh, dồn dập tiến về Long Khánh. Đoàn xe tăng cả trăm chiếc rầm rầm tiến vào phòng tuyến Xuân Lộc như thổi một luồng sinh khí mới cho anh em quân nhân đang tử thủ. Mặt trận Xuân Lộc bước vào giai đoạn quyết định.
Về phần bà Lê và Gia Thư, họ ngày đêm ngong móng tin tức chiến sự. Miền nam lúc này vô cùng nóng bỏng. Nhà nhà bát nháo, người người rối ren, tin tức ngoài chiến trường đổ về từng giờ một, mang theo sự hy vọng bình an của bao gia đình quân nhân cán chính. Tình hình nguy ngập nơi vành đai thủ đô khiến trường học bữa đực bữa cái mà cũng chẳng ai còn lòng dạ nào để học hành. Hai mẹ con Gia Thư mỗi chiều lên nhà thờ Huyện Sỹ, qùy bên hang đá Đức Mẹ nguyện cầu. Bà Lê như dự báo điềm chẳng lành, lòng dạ bất an. Còn Gia Thư, tâm hồn nàng giờ này chỉ còn canh cánh nỗi an nguy của miền Nam và của thân phụ, “chú Nông” mặc nhiên “đi toong”. Thế cũng phải, “chú Nông” sau khi thành “Nông công công” đã cao chạy xa bay, không còn thấy tăm hơi bởi đơn giản, y nghĩ rằng mọi chuyện đã bại lộ, lỡ dại lén phén ở lại Sài Gòn, Mạnh “man” mà tìm được thì chắc y chỉ còn nước về với “giàng”. Nhưng… số phận thật trớ trêu, vẫn mơn man con bài định mệnh của “cặp bài trùng” “Nông-Thư”. Một thành tích vượt bậc của các y sĩ VNCH trong những ngày cuối cùng của đất nước đã được nhiều báo chí đăng tải nhưng bị át đi trước những tin tức nóng hổi từ chiến trường, đó là thành công trong việc nối lại dương vật cho một người. Đó là ai thì qúy vị cũng đoán được rồi. Thế là Nông tặc ba chân bốn cẳng “a lê hấp”, y đợi ngày “tái giá trả món nợ xưa” cùng cô chủ nhỏ vì với sự lọc lõi của mình, y thừa biết miền Nam chẳng còn tồn tại được lâu và khi ấy, nếu “có duyên tao ngộ” thì “cá ăn kiến, kiến ăn cá” ( ??!! ).
Qùy dưới chân Đức Mẹ nhân ái, hai mẹ con bà Lê cảm thấy thư thái nhẹ nhõm khá nhiều. Và tất nhiên, họ chẳng còn hơi đâu để ý coi “chú Nông quản gia” xuất viện hay chưa. Nhìn ánh mắt thắm thiết của Gia Thư khi nguyện cầu mới thấy nàng thật trong sáng và thanh cao đến nhường nào, bao nhiêu “bụi bẩn thế gian” mà Nông tặc gieo rắc vào cái tuổi đôi mươi dường như đã theo gió bay hết đi…
Ngày 9/4/1975, trận tử chiến bắt đầu. Quân đoàn 4 VC ( gồm 3 trung đoàn 6, 7 và 341 ) định đánh thẳng vào ngả ba Dầu Dây đến núi Chứa Chan nhằm khoét vào thị xã Xuân Lộc nhưng chúng không ngờ hỏa lực phản công của “ngụy” lại mạnh đến thế. Sau đó, thấy thế trận bất lợi, Cộng quân chuyển sang đánh vào Gia Kiệm, Túc Trưng nhưng chúng không biết là Mạnh “man” đang phục tại đây. Kết quả là chúng phải đạp lên đầu nhau tháo chạy trước sức mạnh hủy diệt của tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân. Sư đoàn 6 VC chọc từ hướng Nam đánh vào ấp Hưng Lộc đến đèo Mẹ Bồng Con nhằm chia cắt quốc lộ 1 nhưng bị 2 tiểu đoàn 346 ( thiếu tá Nguyễn Ngọc Bi ) và 365 Bảo An ( thiếu tá Cao Văn Từ ) và 3 đại đội biệt lập ( trung úy Đỗ Xá ) đập cho tan nát. Chiến đoàn 52 Thiết Giáp nện cho trung đoàn 266 VC “xì khói” tại chi khu Kiên Tân. Cuối cùng, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã đẩy được Cộng quân ra xa thị xã Xuân Lộc 17 km, loại khỏi cuộc chiến các trung đoàn 165, 209 & 270 của địch. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Toàn của địch “về với Bác”. Về phần mình, trung tá Đỗ Nguyên Đô, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 23 Thiết Giáp và thiếu tá Nguyễn Văn Nhạ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 31 BĐQø hy sinh.
Ngày 12/4 địch mở cuộc tấn công dữ dội lần thứ hai vào thẳng thị xã Xuân Lộc nhưng trước hết phải vượt qua cửa ải chi khu Tân Phong. Lần tấn công này, địch dùng tất cả sức mạnh chúng có để hy vọng “bứng rễ” được bức tường thành đầu tiên cách Xuân Lộc 4km này. Lực lượng tử chiến tại đây gồm 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân kèm 2 tiểu đoàn Dù được phối trí hình cánh cung, dưới quyền chỉ huy của một người mà chúng vừa đụng độ cách đây ít hôm. Khi đó thì chưa biết mặt mũi địch thủ ra sao đã bị băm vằm còn bây giờ khi mà“danh chính ngôn thuận thì VC đã “quấn trong đài!”. Đúng vậy, bao chiến trận vang danh quân sử, từ hai đợt tổng công kích Tết mậu thân và tháng 5/ 1968, tại thủ đô Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định đến Mùa hè Đỏ Lửa 1972, An Lộc tử thủ, và đặc biệt là trận Bình Long, Đại tá Mạnh với hình ảnh đứng trên xe jeep giữa làn đạn thù, nã đại liên vào địch đã trở thành bất tử và nỗi kinh hoàng cho chúng. Chỉ cần nghe tên Mạnh “man” là mấy tên VC từ tướng tá xuống thằng binh nhì đều “mặt xanh như tàu lá, đánh rấm chẳng ra hơi”. Đây là câu truyền tụng rất phổ biến mà hầu như người lính Biệt Động Quân Mũ Nâu nào cũng biết. Thật ra, tuy là Tham mưu trưởng nhưng có thể nói, sư đoàn BĐQ ( nổi danh với tên gọi “Những con cọp rừng”, chuyên trị những vùng đầm lầy rừng rậm ) hầu như do Đại tá Mạnh gom hết, thiếu tướng Đỗ Kế Giai chỉ “có danh mà không có phận” dù là tư lệnh binh chủng này. Nếu không có những vụ “scandal” “tử hình” tại chỗ những anh lính “con ông cháu cha” bất tuân thượng lệnh và những lần “phanh thây” quân giặc thì có lẽ đại tá Mạnh đã lên đến Trung tướng, tư lệnh vùng 2 chiến thuật thay trung tướng Đỗ Cao Trí tử nạn. ( sau được truy phong Đại tướng )
Từ tờ mờ sáng, tiếng súng gầm thét bầu trời. Những đợt tấn công đầu tiên của CS bị dìm trong biển máu. Xét cho cùng, “biển người” luôn là “hạ sách” đối với binh pháp nhưng luôn là “thượng sách” của những đoàn quân CS. Từ Hồng quân Liên Xô đến Trung cộng, Bắc Triều Tiên đến Bắc Việt đều cùng chơi chiêu này, vì đối với họ, mạng lính lác là cỏ rác, miễn sao đạt được chiến tích là thành công. Ấy cũng là cách dùng người của CS. Chúng sẵn sàng chà đạp lên nhau để thăng quan tiến chức. Các bạn chỉ cần so sánh những nước tự do như Mỹ hay VNCH trước đây, họ qúy và bảo vệ sinh mạng binh lính nước mình như thế nào thì hiểu ngay bản chất tàn bạo của CS. Đợt tiến công tiếp theo, chúng chọc được vành đai phía bắc do đại úy Lê Trung Nghĩa chỉ huy và từ đó đánh thẳng vào bộ chỉ huy trung tâm. Đầu não bị đe dọa, lập tức tiểu đoàn 8 Dù do thiếu tá Thân Nguyên Thức chỉ huy kéo đến giải vây. Hai bên giao chiến quyết liệt, giành nhau từng tấc đất, bụi pháo bay mịt mù. Trên không, oanh tạc cơ gầm rú. Dưới đất, đại bác tác xạ liên hồi. Như một lỗ kim bị tràn nước, hai bên cùng lúc kéo nhau đổ quân vào. Một bên đánh, một bên giải vây. VC mở cánh quân thứ hai ( gồm 2 sư đoàn 6 & 7 ) theo đường số 20 bọc quốc lộ đánh vào bộ chỉ huy hậu phương. Cánh quân này có tên đại tá Nguyễn Văn Sặc, chính ủy quân khu 7 “đi sâu đi sát chỉ đạo”. Lúc ấy là 9h50 sáng. Cánh quân này của VC đánh bật được trung đoàn 43, đang “ngon trớn” tập kích sở chỉ huy sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo thì bị tiểu đoàn 9 Dù ( trung tá Trần Hữu Phú ), Trung đoàn 5 Thiết Giáp ( Trung tá Lưu Phùng Thiệt ) và 2 tiểu đoàn Bảo An 331 ( đại úy Hoàng Xuân Bằng ) và 364 ( thiếu tá La Pháo ) chặn đánh ngay ngã ba thị xã, bắt sống tên Sặc. Trở về vành đai phòng thủ của Đại tá Mạnh, tình hình thật sự lâm nguy khi chênh lệch lực lượng hai bên quá lớn. Mạn quân phía tả của Trung tá Tạ Minh Huy, chỉ huy trưởng chiến đoàn 52 Thiết Giáp bị thiệt hại khá nặng, Trung tá Huy tử thương. Sau khi tiêu diệt hai trung đoàn 302 và 78 VC, đại tá Mạnh đích thân dẫn tiểu đoàn 31, 45 BĐQ cùng tiểu đoàn 3 Dù xung kích giải vây cho mạn sườn tây tại ấp Bảo Toàn và núi Thị , của trung tá Huy. Hai bên dần nhau tơi tả. Cuối cùng, chỉ còn cách nhau một giao thông hào, “tướng” Mạnh ra lệnh “xáp lá cà”. Đây là ngón đòn sở trường của BĐQ. Vậy là dao lê cắm lên M16, lựu đạn rút chốt, các chiến binh BĐQ biến thành những con rắn luồn qua phía địch. Cũng nên biết rằng, đại tá Mạnh luôn tiên phong nơi tiền tuyến cùng anh em, không bao giờ “an phận” nơi hậu phương nên được binh lính rất qúy mến. Lần này cũng thế, Mạnh “man” cầm đầu toán quân “lết” qua bên kia “nắn gân” địch. Đạn pháo nổ ầm trời, vì thế “xáp lá cà” coi như chấp nhận có thể “bom ta giết quân mình”. Với những chiến binh tinh nhuệ được đào tạo bài bản trên quân trường thì những tên giặc CS amateur không phải là đối thủ. Do đó, trận chiến tại khu vực này nhanh chóng kết thúc. Mạn sườn tây được vá lại kịp thời. Khi mọi người đang đếm xác giặc thì bỗng nhiên đại tá Mạnh lảo đảo và khịu xuống. Thuộc cấp vội đỡ ông lên thì thấy trên áo giáp bị xé một mảnh lớn, máu tuôn ra ướt đẫm. Đại tá Mạnh mặt mày đã bắt đầu tái đi…
11h45, Đại tá Mạnh được các quân y đưa về trạm xá cấp cứu. Ông bị một mảnh bom xé nát ngực trái, xuyên qua phổi. Tin Tham mưu trưởng BĐQ bị trọng thương làm xôn xao anh em binh lính…
Tại ngôi biệt thự trên đường Tú Xương, mẹ con bà Lê vẫn đang ngong ngóng tin chiến sự nơi chiến tuyến Xuân Lộc. Họ cảm thấy vô cùng bất an, đứng ngồi chẳng yên như linh tính báo trước điều gì …
Sau này, tôi được biết, trên đường cấp cứu, Đại tá Mạnh vẫn cố gắng ngẩng đầu lên nhìn ba quân chiến sĩ bu xung quanh, miệng vẫn nở nụ cười trong tiếng thì thào với thiếu tá Bùi Văn Cẩm, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Dù “Dặn anh em… cố gắng hết sức… giữ trọng điểm này… đừng để mất…nghen Cẩm !”. Thật cảm động, thưa qúy vị, trong giây phút hấp hối này, những lời nói cuối cùng của Đại tá Mạnh không phải dành cho vợ cho con mà ông vẫn luôn canh cánh nỗi lo của người chiến binh đối với sự an nguy đất nước. Và… không còn kịp nữa rồi. Bàn tay nắm chặt thiếu tá Cẩm dần buông lơi. Đại tá Mạnh ra đi như ước nguyện của ông khi còn sống “tướng tá hay binh nhất binh nhì cũng vậy thôi, nếu hy sinh moa cũng muốn giống như họ, như một người chiến binh hy sinh cho Tổ quốc”.
Giờ phút ấy, cuộc chiến tạm ngưng, khói lửa tạm lắng, hàng ngàn chiến binh đứng yên lặng lẽ, vây quanh xác ông. Đất trời như nhạt nhòa, không gian như lắng đọng, chỉ còn những tiếng gió thổi vun vút, hất những tấm bạt phủ lên xác ông bay bần bật. Đó đây những tiếng nấc nhè nhẹ, một vài chiến binh gục xuống, ôm mặt thương tiếc chỉ huy của mình. Số khác vòng tay ôm nhau an ủi. Họ coi ông như một người anh, luôn đồng cam cộng khổ với anh em trong mọi tình huống. Tuyệt nhiên, chỉ có tiếng gió, tiếng nấc giữa một bình địa mênh mông, hoang tàn và đổ nát. Không gian lặng lẽ đến đáng sợ, ngay giữa lòng chiến trường… thêm một người tướng tài của Quân Lực VNCH đã ra đi…
… thêm một người chồng, người cha đã ra đi…trong cuộc chiến tàn khốc này…
“một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của Mẹ để lại cho con, gia tài của Mẹ là nước Việt buồn… gia tài của Mẹ một rừng xương khô, gia tài của Mẹ một núi đầy mồ…”
16h50’ . Trời mưa nhẹ, lâm râm. Một chiếc xe jeep dừng lại trước tư gia Đại tá Mạnh. Trung tá Nguyễn Ngọc Tiên, trưởng ban 3 bộ Tổng Tham Mưu đích thân báo tin buồn cho bà quả phụ. Hãy nghe lời tường thuật của trung úy Nguyễn Khoa Năm, tùy viên trung tá Tiên ( đã mất năm 1979 trong trại lao động khổ sai của VC ) “hôm ấy, sau khi nghe tin dữ, bà Lê xây xẩm mặt mày, gục ngay xuống ghế, còn Gia Thư nhìn chằm chằm vào trung tá như hoài nghi. Miệng cô mấp máy định hỏi điều gì nhưng không thốt ra được, cuối cùng cô choáng váng gục xuống đất, khóc lên nức nở kêu gào “ba ơi”. Trông thật tội nghiệp !”
Mây đen bao phủ tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam, con dân Việt Nam và kể từ hôm nay, có thêm hai mẹ con bà Đại tá…