Tà Áo Nơi Biên Cương - Chương 11: Trò đồi bại (2)
– Con không biết có thể làm được điều mẹ vừa nói hay không? Con mới chỉ là một sinh viên chưa tốt nghiệp. Nhưng con hứa với mẹ, con sẽ làm hết sức mình.
Cô Thương mừng lắm, Khoa nhận lời là tốt rồi, trong đầu cô đang vui sướng bởi việc mình đề nghị với Khoa chính là nhất tiễn song điêu, cô cùng lúc thực hiện được 2 điều. Thứ nhất thì chính là những gì cô vừa nói. Thứ hai chính là cô muốn Khoa thực sự hiểu về cuộc sống của các cô giáo Pa Thăm trong đó có cô, để Khoa hiểu được tại sao một người mẹ như cô lại chấp nhận xa chồng xa con ở tại nơi này:
– Mẹ cảm ơn con. Hôm nay bắt đầu luôn nhé?
– “Vâng!”, Khoa hào hứng, nhựa sống căng tràn bởi cậu vừa tìm ra được con đường mình phải đi trong 1 tháng sắp tới rồi.
– Vậy thì nhanh thay quần áo, chuẩn bị dụng cụ của con đi. Hãy bắt đầu bằng việc nhìn thấy các em học sinh đến trường. Con không biết đâu, để có mặt ở trường lúc 7 giờ, có em phải lên đường từ 3 giờ sáng, rọi đèn mà băng rừng đấy. Buổi chiều, cô giáo Bích Thảo có lịch đi tới bản Lùng Hăn cách điểm trường 3 quả đồi để vận động gia đình cho một em học sinh đến trường. Mẹ nghĩ con nên đi cùng cô Bích Thảo.
Khoa tròn mắt hỏi lại:
– Cô giáo phải đến tận nhà người dân để vận động nữa hả mẹ. Con tưởng việc này là của cán bộ xã chứ?
Mẹ của Khoa lắc đầu cười:
– Ở đây, cô giáo không chỉ là cô giáo, còn là một người mẹ, là tuyên truyền viên, là người vận chuyển hàng .v.v. nhiều lắm. Con cứ từ từ trải nghiệm.
– “Vâng”, trong đầu Khoa không thể nghĩ hết được những điều mẹ vừa nói ra, nhưng thôi kệ, đến đâu hay đến đó.
——–
Như Cu Zũng đã kể cho các bạn nghe rồi, cô giáo Bích Thảo của chúng ta có cái tính thẳng như ruột ngựa, nói ngoa một tí thì gọi là bộc chộp. Nói thì nói kiểu như vậy thôi, chứ tính cô rất tốt, cô là một trong các cô giáo bám bán lâu của trường Pa Thăm, 10 năm tính từ lúc cô ra trường, là 10 năm cô ở trên đây, cô nhiều lần được xét chuyển về xuôi vì nhà cũng có điều kiện, những nghĩ chán nghĩ chê, cô vẫn cứ lần khẫn mãi chưa về. Cô nói để chờ có một cô giáo lên đây dạy thay cô mới về, chứ giờ mà về thì lại khuyết giáo viên, các đồng nghiệp không kham nổi. Nhưng chờ mãi, chờ mãi bao nhiêu năm nay, có lúc nào trường đủ giáo viên đâu.
Mãi hơn 3 giờ chiều, hai chị em Bích Thảo và Khoa mới bắt đầu từ điểm trường Pa Thăm đi lên bản Lùng Hăn cách điểm trường 3 quả đồi. Theo lối mòn mà dân bản hay đi, ở đây, cái gọi là đường chỉ là đi nhiều mà thành đường thôi, bản Lùng Hăn là bản của người Mông, khoảng dăm chục nóc nhà sàn, nằm ở đoạn giữa, đoạn thoải nhất của một quả đồi.
Khoa lóc tóc theo sau đít chị Bích Thảo, trên cổ lủng lẳng chiếc máy ảnh bám đít chị Bích Thảo lội suối, chống gậy theo con đường đất có nhiều vết chân người, vết chân ngựa, cả vệt bánh xe nữa. Thỉnh thoảng tiếng lách tách của máy vang lên đằng sau làm Bích Thảo chột dạ ngó xuống, bởi cô nghi ngờ Khoa chụp đít mình chứ không phải là chụp phong cảnh.
Bích Thảo hôm nay mặc một cái quần bò côn mầu xanh đã bạc phếch mầu, chứng tỏ nó đã được dùng khá lâu rồi:
– Này, em chụp cái gì thế?
Khoa ngẩng lên chạm mặt vào đít bự của chị Bích Ngọc, thở không ra hơi, Khoa nói nhát ngừng nhát nghỉ:
– Em ….. chụp ………….. phong …….. cảnh.
Chu cái môi cong mầu mận hậu chín lên, Bích Thảo nói:
– Thật không?
– Ơ thế chị nghĩ em chụp cái gì?
– “Ai mà biết được”, Bích Thảo tủm tỉm.
Nói rồi, Bích Thảo rảo bước lên trước làm Khoa toát mồ hôi theo sau, hết đoạn dốc, tới một đoạn đường bằng phẳng, nằm vắt ngang một quả đồi, mặt trời chênh chếch ở bên kia một ngọn núi cao phía xa xa, Bích Thảo ngừng lại chờ Khoa tới:
– Thanh niên thành phố có khác, mới chưa được một nửa đường mà đã thở không ra hơi. Chẳng bằng ông già.
Khoa chống tay vào hai đầu gối, máy ảnh lủng lẳng trước mặt, thở lấy thở để:
– Chị khỏe thật đấy, em sắp hết sức rồi. Chị đi từ từ chờ em với.
– Đi từ từ thì có mà sáng mai mới về tới trường à.
Lúc này Khoa mới để ý, giờ cũng đã chiều muộn, ông mặt trời cũng sắp lặn rồi, còn chưa lên tới bản, vậy lúc về thì tính làm sao:
– Sao chị lại đi muộn thế ạ?
Lấy trong túi ra vài quả mận đút vào môi cắn, loại quả chua chua lúc xanh nhưng ngòn ngọt lúc chín, loại quả mà Bích Thảo nghiện ăn, nhất là trong những ngày rụng trứng như hôm nay, cô thèm ăn gì đó chua chua như kiểu nghén thai, mặc dù có giọt tinh trùng nào vào người đâu mà chửa được cơ chứ.
– Dân bản đi rẫy đến tối mới về, mình có đi sớm cũng chẳng gặp người ta. Với lại chị còn phải đứng lớp, mấy tiết cuối giao lại cho Quỳnh Anh, cô sinh viên thực tập mới đi được chứ. Thôi đi tiếp đi.
Khoa gật gù như đã hiểu, lại tiếp tục bám đít chị Bích Thảo.
Trời sầm tối mới tới nơi, lúp chúp mấy chục nóc nhà sàn phủ mái bằng lá cây rừng, các nhà cũng cách xa nhau cả mấy trăm mét. Hầu như ai cũng nhận ra cô giáo Bích Thảo mỗi lần cô đi qua nhà, họ đều chào bằng tiếng Mông, cô cũng đáp lại bằng tiếng Mông bản địa. Khoa không hiểu gì nên hỏi:
– Chị quen người dân ở đây hết à?
– Ừ, chị phụ trách vận động gia đình học sinh ở bản Lùng Hăn, đến nhiều nên ai cũng biết. Trước cũng có một vài em học sinh ở bản này học ở trường, nhưng giờ ra trường hết rồi, lại về làm rẫy, chẳng có ai học lên cao cả. Mỗi cô giáo sẽ phụ trách vận động 1 đến 2 bản như thế này.
Vừa đi, hai chị em vừa nói chuyện:
– Thế hôm nay mình đến nhà ai?
– À, mình đến nhà của A Túa, A Túa có con năm nay đã 7 tuổi rồi nhưng chưa cho đến lớp, tội nghiệp con bé, lần nào chị đến cũng đòi đi học nhưng cha mế không cho, bảo phải ở nhà trông em cho cha mế đi rẫy.
Nói đến đây cũng là lúc Bích Thảo dừng chân dưới một ngôi nhà sàn thấp lè tè. Nhà sàn của đồng bào Mông thường có 2 tầng, 8 cột chính chia đều 4 góc và 2 đoạn giữa 2 bên chống cho sàn tầng 2. Phần trống giữa đất và tầng 2 là nơi nuôi chó, mèo, gà, để những nông cụ. Cách đây không lâu, người dân địa phương còn dùng nơi này để nhốt trâu, nhốt ngựa. Cũng là một cách để dân bản bảo vệ con vật quý nhất trong nhà khỏi con hổ con beo trong rừng sâu vào bản săn thịt. Nhưng dạo vài năm gần đây, được cán bộ ủy ban và bộ đội vận động nên họ chuyển ngựa và trâu ra một chỗ khác để giữ gìn vệ sinh.
Bích Thảo bắc ống tay lên gọi cho tiếng được to hơn, cô nói bằng tiếng Mông (Cu Zũng dịch ra tiếng Kinh cho các bạn dễ hiểu, bởi ở trong diễn đàn mình, ít người biết tiếng Mông, đa số biết tiếng đít thôi):
– A Túa ơi! A Túa à! Vợ chồng A Túa có nhà không?
Nói xong Bích Thảo đứng đợi, cô biết chắc vợ chồng A Túa đã về nhà rồi, tiếng lửa lộp bộp từ trên vọng xuống.
Quả đúng như vậy, không lâu sau, từ bên sườn của nhà sàn, cánh cửa sổ bằng lá cây được đẩy ra, một người đàn ông nom vẫn còn trẻ ngó đầu vọng xuống:
– Cô giáo Pa Thăm đấy phải không? Cô giáo về đi không cái ông mặt trời đi ngủ đấy, vợ chồng A Túa không cho cái Mẩy Mưa theo cô giáo đâu. Nó còn phải ẵm em cho vợ chồng A Túa làm cái nương, cái rẫy, lấy cái hạt thóc, hạt ngô mà ăn chứ.
Bị đuổi khéo về ngay, nhưng cô Bích Thảo không nản lòng, có lẽ cô gặp tình huống này không phải là lần đầu, cô lại bắc tay lên miệng nói tiếp:
– A Túa cho cô giáo lên cái nhà sàn, hơ cái tay bên bếp lửa, uống miếng nước cái lá trà mọc sâu trong rừng được không? Cô giáo chỉ mang lên đây cho em Mẩy Mưa mấy quyển sách thôi mà. Cô không bảo em đi học đâu.
Nghe cô giáo nói vậy, A Túa ngó vào trong một lúc rồi quay ra:
– Cô giáo lên nhà đi, cái bếp lửa nhà A Túa chưa bao giờ tắt, cái nước trà rừng nhà A Túa vừa chín tới, uống vào ấm cái bụng lắm.
Theo bậc cầu thang bằng gỗ rừng xẻ thành từng phến, Bích Thảo đi trước, Khoa theo sau, mùi trà rừng sực nức mũi giống như vị bạc hà làm người ta trở nên khoan khoái. Lên đến hết bậc thang, bắt đầu đến sàn nhà chính. Chia làm 2 gian, một gian nhỏ thường nối với bậc cầu thang đi lên, là nơi chứa ngô, khoai và các nông sản mà đồng bào thu hoạch về. Sau gian nhỏ này, phải bước qua một tấm gỗ cao khoảng 30cm mới vào được gian nhà lớn, đồng bào coi đó như một tấm ngăn các con ma rừng có hại bước vào nhà. Gian nhà lớn là nơi tập trung toàn bộ sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, từ nấu nướng, ăn uống, nói chuyện đến ngủ nghỉ. Nhìn vào cách bố trí ngôi nhà, Bích Thảo biết được gia đình A Túa cũng không khá giả gì, nếu nhà nào gọi là có của ăn của thể thường có thêm một gian nữa ở phía đối diện, có 2 cầu thang đi lên và đi xuống.
Bếp đặt ở chính giữa của ngôi nhà, không có ống khói mà khói bếp len theo các kẽ lá của mái nhà mà tỏa ra ngoài thiên nhiên. Trên bếp lửa, nồi nước trà đang ùng ục sôi. Ngồi xếp bằng chữ ngũ, Bích Thảo và Khoa đón lấy bát nước trà nóng bỏng tay từ A Túa. Nóng quá, nên Khoa đặt xuống mặt sàn ngay, mặt sàn cũng không kín hẳn, ở đây có nhìn theo các nan gỗ có thể nhìn xuống nền đất bên dưới, một vài con gà đen, một hai con chó đang thong thả đi lại dưới nền.
Cô Bích Thảo ngó nhìn vào phía bên trong, ở đó, có vợ A Túa, bên cạnh là một cô bé đen nhẻm, đầu tóc bù xù đang bế đứa em nhỏ ngủ tút lút. Nhà có khách, đàn bà trong nhà không được phép ra tiếp chuyện, chỉ ra khi người đàn ông trong nhà gọi sai việc gì đó. Nhìn ánh mắt trong veo, mở to của Mẩy Mưa nhìn cô giáo, Bích Thảo biết, trong đôi mắt đó muốn nói điều gì. Cô mở chiếc túi vải lấy ra 2 quyển sách lớp 1 và 2 quyển vở, 3 cái bút chì, 1 cục tẩy, cô cầm trên tay nói với A Túa:
– A Túa cho cô giáo Pa Thăm nói chuyện với Mẩy Mưa được không?
A Túa, người đàn ông gầy gò, nhỏ choắt đội mũ nồi đen, răng đen vừa hít một hơi điếu sục, giống với điều cày của miền xuôi nhưng ống to hơn gấp nhiều lần, làm bằng đoạn già nhất của thân cây bầu mọc ven suối, nhả luồng khói dầy đặc lên nóc nhà, A Túa gọi con gái:
– Cái Mẩy Mưa, mày ra đây cô giáo cho mày cái quyển sách. Cha cho phép mày đọc quyển sách của cô giáo, nhưng cha không cho mày đi học đâu. Mày phải ở nhà trông em, nhớ chưa?