Điệp Vụ Môi Hồng - Phần 46
– Chứ sao, đụng tới ai tôi cũng bỏ qua chứ đụng tới Thượng Sĩ Song của tôi là không được.
Trung Sĩ Sáu hùa theo:
– Mày nói đúng đó, đụng tới Thượng Sĩ Song là không được. Mặc dù nó giỏi hơn tao, cấp bực cao hơn tao, nhưng nó còn tơ nên tao vẫn coi nó là đàn em, ai đụng tới nó là không được.
Thượng Sĩ Lương già cười hì hì:
– Thằng đó ở tù tao đã lạ rồi, lại bi đổi ra làm lính gác thì ông xin hồi hưu sớm.
Nói xong, ông Thượng Sĩ già vào phòng trong, nắm áo Song lôi ra ngoài:
– Mày phải nói cho anh già này nghe, mày đang chơi cái trò gì đây?
Song cười gượng:
– Thôi thì cô Nga làm ơn kể lại hết cho bà con nghe đi. Tôi xin phép đi tiểu một cái đã.
Vừa nói, Song vừa đi ra ngoài, Nga la lên:
– Ê ê Thượng Sĩ Song, Đại Tá cấm ông không được ra ngoài mà.
Song đứng ngoài cửa nhăn nhó:
– Trời ơi, nói đi tiểu mà, không lẽ đái ra phòng à?
Nga ngẩn người ra, rồi cười khúc khích:
– Ờ héng, ở đây đâu có cầu tiêu. Nhưng mà Đại úy Đức cũng nói anh phải hiểu ông ấy là đừng đi ra ngoài.
Song lấy hai tay vội bụm lấy hạ bộ vừa chạy vừa la:
– Mắc đái quá, mắc đái qúa.
Nga đỏ mặt, trong khi mọi người bò ra cười. Đợi mọi người cười xong Nga kể lại chuyện Song trốn ở lại Đà Nẵng và gài tờ giấy xin phép lại đầu giường Trung Tá
trưởng toán, làm mọi người chưng hửng. Chưa ai kịp nói gì, Thượng Sĩ Ba vô gọi Nga:
– Cô Nga, Đại Tá cho gọi.
Nga ngư ngác:
– Ủa, sao có vụ Đại Tá gọi tôi nữa.
Thượng Sĩ Ba cười:
– Hình như Đại úy Đức nói có gì nhờ cô đó mà, qua mau đi.
Nga lật đật sửa lại đầu tóc một ehút rồi qua phòng Đại Tá Chánh Sở. Nàng có linh tính có ehuyện chẳng lành:
– Thượng Sĩ có biết Đại Tá kêu tôi làm chi không?
Vừa gõ cửa phòng, Thượng Sĩ Ba vừa trả lời Nga:
– Tôi đâu có biết, cô vô trong dó thì biết ngay chứ gì.
Cửa mở, Nga thấy Đại Tá Chánh Sở đang ngồi họp với nhiều người, trong đó có cả Thượng Sĩ Song. Nàng còn đang lưỡng lự, Đại Tá Chánh Sở gọi:
– Cô Nga vô đây đi, tôi có chuyện muốn bàn với cô.
Nga rụt rè bước vô, mặc dù làm việc ở Sở cũng hơn một năm rồi, nàng chưa bao giờ được bước vào phòng này, đây là lần đầu tiên, làm cho nàng hơi sờ sợ. Đại Tá
Chánh Sở chỉ chiếc ghế gần Đại úy Đức bảo Nga:
– Cô ngồi xuống đó, để Đại úy Đức coi việc này cho cô
Nga vừa ngồi xuống ghế, Đại úy Đức đến gần nàng, nói:
– Bây giờ cô há miệng ra cho tôi coi.
Nga hoang mang không hiểu gì, tuy vậy nàng cũng ngẩng mặt há miệng ra. Trong thâm tâm nàng nghĩ Đại úy Đức muốn thí nghiệm điều gì. Nga thấy Đại Uy Đức
rọi đèn pin vô miệng, ông ta lấy một cái que đẩy mấy cái răng một cách cẩn thận như tìm tòi một vậy gì trong hàm nàng. Cả phòng im phăng phắc, tiếng máy điều hòa không khí thực nhỏ mà Nga cũng nghe rõ. Một lúc sau, Đại Úy Đức bảo Nga đứng dậy rồi Trung úy Kiều Thu khám khắp người cô. Bà ta lôi tất cả vật dụng trong túi Nga ra không chừa một món nào. Mặt Nga bắt đầu tái đi và mọi người thấy nàng run lẩy bẩy.
Đại úy Đức nói:
– Thưa Đại Tá không có gì, tôi sợ đây không phải là dân chuyên nghiệp.
Đại Tá Chánh Sở nói thật bình thường nhưng Nga thấy như sét đánh ngang tai:
– Cô Nga, bây giờ thì cô hiểu rồi. Cô muốn tự thú hay phải để chúng tôi khai thác?
Nga cố thu hết bình tĩnh hỏi lại:
– Thưa Đại Tá nói gì em không hiểu?
Đại Tá Chánh Sở mĩm cười:
– Thôi đừng đóng kịch nữa cô điệp viên. Tung tích cô đã lộ rồi. Hạ Sĩ Tư đã khai hết những hành động của cô và anh ta còn đang làm lời tự khai trong kia. Không biết cô học ở trường điệp báo nào của Việt Cộng và cô được qua Trung Cộng hoặc Liên Xô tu nghiệp không, nhưng có một điều, cô đánh giá Thượng Sĩ Song thấp quá nên mới bị lộ.
Bỗng mọi người thấy mặt Nga đanh lại, nàng quay qua hỏi Song:
– Thượng Sĩ Song, anh với tôi không có thù oán gì, sao anh nỡ hại tôi? Bất quá trong phòng chúng mình chỉ nói giỡn với nhau thôi, sao anh lại để bụng?
Song cười khẩy:
– Cô Nga, tôi không rõ cấp bực của cô trong hàng ngũ điệp báo địch. Tuy nhiên, dù sao chúng mình cũng là dồng nghiệp. Trong nghề này, thắng hay thua là thường. Trong trường hợp này cô thua rồi, vậy cô cho phép tôi đề nghị một điều.
Nga ngần ngừ nói:
– Vậy anh nói đi, tôi có gì để anh đề nghi?
– Đáng nhẽ điều này thuộc thẩm quyền của Đại Tá Chánh Sở hoặc ít nhất Đại úy Trưởng Phòng Phản Tình Báo, nhưng tôi thấy có thể xin phép cấp chĩ huy của tôi
để nói với cô, nếu cô giúp chúng tôi phá vỡ tất cả những đường dây của cô, cô sẽ được hưởng qui chế tù binh để đợi ngày trao đổi.
– Còn như tôi không có gì để trao đổi?
– Cô biết rồi, món nợ máu của Song Nhi tôi phải đòi.
Nga ngạc nhiên hỏi:
– Ủa, tụi nó giết Song Nhi của anh rồi à?
Song buồn bã:
– Tôi nghĩ cô đã biết rồi.
Nga cũng có vẻ buồn:
– Tội nghiệp người đẹp si tình như cô ta mà phải chết quá sớm. Tôi thú thực với anh, tôi không ra lệnh giết Song Nhi. Cũng tại ở ngoài đó làm ẩu, tôi mới bị anh
phát giác. Nhưng dù sao tôi cũng chia buồn với anh và xin cho tôi nói một điều thành thực.
– Vâng, xin cô cứ nói.
– Trong thời gian hơn một năm làm việc ở đây, anh là người làm tôi thay đổi nhiều, thậm chí cấp chỉ huy của tôi cũng phải lưu ý. Tôi bằng lòng hợp tác với anh
trong khả năng của tôi. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng, không phải tôi sợ anh đòi nợ máu cho Song Nhi mà chịu điều kiện này, nhưng vì tôi mến anh thôi. Bây giờ xin thú thực, quân hàm tôi là Thượng úy, tốt nghiệp trường điệp báo Quốc Tế Tình Báo của Trung Quốc. Tôi không làm việc dưới quyền chỉ huy của sở tình báo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nhưng chúng tôi hỗ trợ đắc lực cho họ, nhất là trên công tác đặc công, kinh tài và tình báo.
Song đứng dậy tiến lại gần Nga, chàng đứng thẳng người đưa tay chào đúng lễ nghi quân cách:
– Chào Thượng úy, dù chúng mình khác chiến tuyến, nhưng cấp bực cô vẫn trên tôi rất nhiều. Giờ đây được cô nể tình về hợp tác với chúng tôi, đó là một hân hạnh cho không những cá nhân tôi, sở An Ninh này, mà còn cho cả dân tộc tôi nữa. Hy vọng những gì cô giúp đỡ sẽ làm máu của người Việt bớt bị phí phạm. Đó là một điều thành thực tôi xin được nói để trình diện cô.
Mắt Nga hơi ngấn lệ, nàng đứng dậy đưa tay bắt tay Song:
– Cám ơn anh Song thật nhiều. Tiếc rằng chúng mình khác chiến tuyến.
Rồi như không cầm được sự xúc động, nàng ôm chặt lấy Song, gục đầu lên vai chàng.
Từ lúc Song lên tiếng cho tới lúc Nga ôm chầm lấy chàng, mọi người đều im lặng như tờ. Đến khi Nga ngồi xuống, Đại Tá Chánh Sở mới lên tiếng:
– Tôi đại diện cho tất cả các anh em ở đây xin thành thật cám ơn sự giúp đỡ của Thượng úy. Ngày nào Thượng úy còn lưu lại sở này, ngày đó Thượng úy còn là thượng khách của chúng tôi.
Nga cười duyên dáng:
– Cám ơn Đại Tá.
Rồi nàng đi một ỵòng bắt tay từng người một. Xong Nga lại mỉm cười hỏi:
– Quí vị cho phép tôi hỏi anh Song một điều.
Đại Tá Chánh Sở cười:
– Thượng úy cứ tự nhiên.
Nga nhìn Song nháy mắt trong nụ cười:
– Anh có thể cho tôi biết bằng cách nào anh khám phá ra hành vi của tôi không?
Song mỉm cười nhìn Đại Tá Chánh Sở như hỏi ý, ông gật đầu ngay:
– Thưa Thượng úy, cái thư của Song Nhi Thượng úy đã đọc trước tôi rồi.
Nga hơi đỏ mặt gượng cười:
– Anh tinh ý lắm.
– Vì vậy Thượng úy là người duy nhất biết đia chỉ của Song Nhi ngoài tôi ra.
– Ủa, ngoài tôi và anh ra không ai biết địa chỉ của cô Song Nhi nữa sao?
Song cười buồn:
– Dạ, thưa không có người thứ ba nào biết nữa. Vì Song Nhi là cái tên tôi đặt cho nàng. Để tôixin phép kể, vắn tắt cuộc đời của Song Nhi cho Thượng úy nghe.
Song từ từ kể hết gia thế và hoàn cảnh của Song Nhi cho mọi người nghe. Chàng kể luôn đêm giải cứu nàng và xúi nàng trộm tiền và giấy tờ trốn đi. Ngừng một lúc, Song tiếp: