Truyện Ở Khu Vườn Nhà Ông Tiện - Chương 45
Ông sú Chí
Vâng ông ấy là ông sú chí, cái tên nghe có vẻ giống như ông ấy là người Hoa sống gữa làng quê việt..những ngày ông ấy ốm vì bệnh tuổi già, những ngày mà tình thương của đồng loại, của xóm giềng đã bất kể không có máu mủ tình thâm nhưng khi hoạn nạn, nhũng lúc khó khan đã tìm đến nhau chăm sóc , muống cháo, thìa đường giúp ông ấy dần qua khỏi cảnh cô đơn lúc ốm đau gữa túp lều ghóc đất ngày đông giá lạnh
Những ngày ấy dù cách cái công trường đang thi công gần 50km nhưng sáng nào tôi và ông Fuda ra đi, chiều nào cũng trở về khu vườn, phần vì để hàng ngày ông Fu được vui vầy bên con và chị tiết phần tôi cũng có lý do riêng, biết rằng hàng ngày có chị tiết trông nom nhưng tôi là con trai việc đàn ông cũng giúp chị tiết phần nào, có những buổi tôi ngồi cả ngày bên ông, người già khi đã sắp gần đất xa trời, phần vì cảm nhận được sự thân quyen ông sú chí đã nói đã kể nhiều về những năm tháng cuộc đời và những đứa con của ông tuy gần mà xa trong cảm xúc
Người già nhìn nếp nhăn trên khuôn mặt, ánh nhìn và giọt nước mắt long lanh nơi đáy mắt nó như cái hố đong đấy duyên phận cuộc đời
Ông cứ hay nói mãi một câu.. cháu ơi người năm bẩy đấng của muôn loài , tôi hỏi ông ơi sao ông lại nói vậy
Thì cháu cứ coi đó thằng sang nhà ông bằng tuổi cô hạnh nhưng nó là con trai mà chả làm nên cơ đồ gì …
Không , chắc không phải vậy đâu , chắc anh ấy cũng có lý do riêng ông ạ
Chắp nhặt những ngôn từ ít ỏi..tôi dần hiểu ra những đoạn khúc cuộc đời
Ông sú chí đến cái ghóc ao này cũng là duyên phận, cái tên sú chí cũng là một phần gốc tích tổ tiên từ đời ông nội lưu lạc theo đường biển tới vùng đất Quảng N… đặt cho ông ,lấy vợ người việt thời bom rơi đạn lạc lên định cư ở vùng đất này đẻ được ba cô con gái , ông cầu mong đứa con trai sau này lập thờ tự, khi cậu con trai ra đời ông mừng lắm chọn mãi cho nó cái tên Sang..sang tức là sáng..sáng, sang sau này rạng danh dòng họ
Thằng bé sinh ra trời cho không được cao ráo hơn người, trời phú cho nó đôi chân hơi vòng kiềng, trán ngắn, cằm vuông môi dưới có thói quen hơi chìa ra, mắt láo liên, đôi lúc long lanh ánh lên như mắt lợn rừng thói quen hay nhất của anh ấy là kiểu người với anh ấy cái gì cũng nhất , luôn phản bác những ghì không giống mình, đôi tai nhỏ, hình như hơi lãng tai từ lúc bẩm sinh, âm thanh người đối diện lọt tới anh ấy lúc khoan, lúc nhặt, lúc bổng, lúc trầm vì có thể anh ấy nghe, hay không nge thì mọi người cũng chả biết nên hay gọi anh ấy là đồ điếc lửng
Từ nhỏ anh ấy đã có tính mạnh mẽ hơn người, nghĩa là mọi cuộc tranh luận với anh ấy không có phần thua, bất quá thì hòa..vì nói hay cãi nhau ai cũng mỏi mồm nên cho phần anh ấy thắng
Anh ấy có thói quen cái gì của anh ấy từ lời nói tới hành động đềurất siêu phàm, tính toán hơn người , từ trong nhà tới ngoài đường, nhưng hỡi ơi thế gian này tiền nhân đã dạy..mưu lược tại nhân- thành sự tại thiên nên đời người lại lắm tréo ngoe như vậy
Những ngày tôi và mọi người trở về bên ông sú chí, suốt thời gian dài tôi chỉ nhìn thấy anh ấy về thăm ông sú chí hai lần, cái sự thăm như sự bắt buộc sự đã rồi nó thoang thoảng, nhàn nhạt pha lẫn sự bất cần, sự phó mặc, đâu đó loáng thoáng sự bối rối trong lòng khi nhìn thấy ông bố sinh ra mình ốm đau không nơi nương tựa, căn nhà tuếnh toàng trước gió mưa, lạnh lẽo của ngày đông khi căn nhà ghỗ vững chắc cả đời người thế hệ trước chắt chiu gầy dựng đã bị bán đi chỉ vì cái hư vô nơi phố thị
Tôi nhìn anh ấy không biết cảm thương hay bất lực..khi bóng anh ây khuất nẻo nơi ghóc vườn trở về bên nhà ông bố vợ , ngoái đầu nhìn lại bóng cha ngồi ở bên bậu cửa trông theo
Lặng lẽ tôi đỡ ông ây vào gường
Ông ..hôm nay ông thấy trong người thế nào
Tôi đỡ nhiều rồi cháu ạ
Chiều tối nay anh khải lại về ông ạ
ừ, cũng mấy hôm nay nó về ngủ cùng tôi cũng ấm lòng
lát cháu về bưng cơm sang cho ông ăn, ông đói bụng chưa
chưa đâu cháu, mấy hôm nay cô tiết để nhiều bánh trái hoa quả trên bàn ghọt sẵn rồi lâu lâu ông ăn miếng, người già có ăn được nhiều đâu cháu
vâng, tại cháu cứ lo lo vì ông ở một mình trái gió, dở trời đôi khi quên cả ăn lại sảy ra như hôm trước thì khổ
không cháu ạ, mọi người quan tâm tới ông thế này ông cũng ấm lòng lắm rồi
ông ơi, ông có giận anh sang nữa không
không cháu ạ, người già giận thì nuốt vào trong, người già có than, có đau thì chỉ nuốt vào lòng
nhưng cháu thấy anh sang cũng có nhiều điểm tốt mà ông
càng nghĩ ông chỉ thấy buồn thôi, mấy hôm trước ông thông gia có sang thăm, nhìn ông ấy, nghe ông ấy nói tôi chỉ thấy thêm não lòng…
sao vây ông, ông còn mấy chị con gái nữa mà
cháu thấy đấy một đưa vợ thằng khải thì bận bịu con cái với cái sạp trái cây buôn bán nhỏ ngoài phố, một đứa thì lấy chồng xa, cái con bé ở gần thì cũng chả chông gì được ngày xưa cũng là công nhân xí nghiệp về nghỉ hưu chả biết trời xui đất khiến thế nào mấy năm nay nó kiêm thêm cái nghề đồng bóng bói toán, lên cô đồng, thầy cốt, cũng lễ bắt ma bắt tà..mê tín dị đoan .. toàn làm cái việc lừa người ta trong lúc hoạn nạn, bắt ma tà đâu chả thấy trong nhà nó cũng đầy hoạn nạn con cái thì bị bệnh tật, tai nạn cùng mình. Tôi bảo nó con thôi đi đừng làm những cái việc như thế
thằng sang thì con vợ nó hiền, thằng chồng nói gì con vợ cũng nghe, khi chúng nó kéo nhau về nhà ông thông gia ở .. ruộng nương nhà ông thông gia làm sổ đỏ chuyển sang tên cho vợ chồng nó hết con em gái vợ thằng sang bị đánh bật ra đường, một nách hai đứa con tự thân bươn trải nuôi hai đưa con..hồi nãy nó sang ngồi ở đây tôi có bảo ..con ạ, làm thằng đàn ông đi ở rể đừng có quá tham, sân, si..hãy mở lòng mà sống với đời cái đánh mất lớn nhất là lòng tự hào của mỗi gia đình nơi mình sinh ra lớn lên, đời thằng đàn ông phải cố mà vươn dậy theo thời cuộc không làm rạng danh được tổ tiên dòng họ thì thôi, cũng đừng vì lòng tham mà bôi đen đi tất cả những gì cha ông để lại
tôi lặng lẽ nhìn ông hình như sau khuôn mặt nhăn nheo kia của thế hệ những người già vẫn toát lên, ánh lên những khoảng sáng của đạo lý, của truyền thống, của văn hóa làng, xã ngàn năm nay truyền dạy . nó như mạch nguồn chảy mãi không ngừng từ đời trước tới đời sau,,không hào nhoáng, chẳng phô trương nhưng đầy sự tinh thông của thế giới nho học ngày xưa dạy dỗ
ông bảo tôi biết nó ngày nay như vây ngày xưa tôi chả trông mong đẻ được thằng con trai làm gì ..làm trai phải cho đáng nên trai, nhưng khi giặc giã làng xóm lâm nguy, gia đình biến động nó` phải là thằng thể hiện,,nhưng cháu biết không cái đận chống tàu năm bảy chin…nó ở cái tiền duyên mặt trận khi mọi người phải ra sức chống trả quân thù xâm lấn . vây mà nửa đêm nó ôm luôn khẩu súng trốn về chui vào buồng cả tháng trời,, khi giặc giã đã lui nó lại trở về đơn vị
ông ơi . những gì ông nói là thật hả
cháu..ông sắp gần đất xa trời, không người cha nào vạch áo con mình cho người ta đánh , nó là con tôi sao tôi không bao bọc..nhưng những gì ông nói với cháu cũng chỉ là lời tâm sự của tuổi già, biết đâu cháu ngẫm được mà sử sự với đời cháu ạ
sau cái buổi tôi ngồi nói truyện với ông sú chí, những gì ông nói làm tôi mất ngủ chiều hôm sau chị hãnh trở về khu vườn, tôi thủng thẳng kể chị nghe..một người buôn đông bán tây như chị mà cũng buông tiếng thở dài, chị bảo. chị em mình vẫn còn may để trở về..trở về vẫn còn tất cả…
tiến này em có biết ông chủ mới mua mảnh đất của nhà ông sú chí không
có ..hôm trước ông ấy về đây thăm mảnh đất có ngồi với em và cho em số điện thoại , em thấy ông ấy nói chuyện cư xử cũng chân tình, chị có chuyện gì à
hay là em hỏi ông ấy có bán lại mảnh đất đó không, nếu chị em mình mua được , sẽ cất lại cho ông sú chí cái nhà nhỏ cho chắc chắn để ông ấy ở tới cuối đời cho thanh thản
nhưng nhân gian thật lắm chuyện buồn…sau cái buổi nói chuyện với chị hạnh..nữa tháng sau ông sú chí lại ốm nặng..tuổi già như cái cây hết nhựa ông lịm đi .khi cái sổ đỏ hoàn thành về tay chị hạnh..từ lồng ngực ông chỉ còn tiếng thở nặng nề.. chắc ông không nge được lời chị hạnh nói mảnh đất của ông đã mất đi nay đã trở về
đám tang ông gữa ngày mưa xuân lất phất, cây mít già bị bom phạt sau nhà lại lủng lẵng trổ lộc đâm chồi…mảnh đất nơi ghóc ao, ghóc ao nhà ông tiện đã ra đi hết một thế hệ …một thế hệ vất vả vì đạn bom và một thời hòa bình
còn nữa…