Tôi, nữ thần của tôi và Hoàng - Chương 10
Phần 10:
Hình như buổi chụp hình cuối cùng có cái gì táo bạo lắm, nên Hoàng muốn bàn trước với tôi thay vì với mẹ.
-Có vấn đề gì à?- Tôi thắc mắc.
-À thì buổi chụp hình cuối cùng đó…
-Ừ sao? Chẳng thấy mày báo thời gian địa điểm gì cả.
-Cái đó thì dễ, cái khác mới khó.
-Cái gì khó?
-Thì bữa cuối cùng ấy, tao cần mẹ chúng mình… mặc áo tắm.
-Áo tắm?- Tôi ngạc nhiên.
-Ừ. Kiểu đồ người ta hay mặc đi biển thôi. Không có gì bậy bạ hết.
Biết thế, nhưng tôi thừa đoán trước được là mẹ không chịu. Váy ngủ mà mẹ còn phân vân thế kia, giờ bảo mặc áo tắm chụp hình, chắc chắn mẹ từ chối với không chút nghĩ lại.
-Có lẽ không được đâu. Dễ gì mẹ chịu.
-Thế nên tao mới bàn trước với mày, tìm cách nào đó thuyết phục mẹ mày đi. Còn bữa cuối thôi là xong rồi, chứ không là ông chú tao không chịu trả tiền đâu.
-Bữa đó có ông chú mày không?
-Không, vẫn tao thôi.
-Thôi được, để tao tìm cách.
-Trăm sự nhờ mày.
Tôi nhận lời dù không dám chắc mình làm được. Nhưng thôi, phải thử. Việc đầu tiên tôi làm là thuật hết đầu đuôi cho mẹ nghe, vì dù sao nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Đúng như tôi đoán, mẹ nói không lập tức khi nghe dứt câu.
-Còn bữa cuối thôi mẹ.
-Mẹ không làm được đâu. Lần trước chụp váy ngủ mẹ đã không thích rồi, lần này lại còn áo tắm. Mẹ thấy kì lắm, không được đâu!
Mẹ lặp đi lặp lại chữ “không”, bày tỏ rõ sự kiên định. Tôi cố nài nỉ:
-Giống người ta đi biển thôi mà.
-Mẹ nhỏ lớn chỉ ở đây, có bao giờ đi biển đâu. Người ta thì kệ người ta chứ, mình dân quê mặc mấy cái đồ đó uốn éo chụp hình, mẹ thấy không hợp.
-Cố một lần đi mẹ, nốt lần này là mẹ có thể nghỉ luôn rồi. Với lại, bữa đó chỉ có con và Hoàng thôi mà, đâu có ai xa lạ.
-Mẹ biết, mẹ không phải coi Hoàng như người lạ, chỉ là nói cho cùng, mẹ vẫn không hoàn toàn tự nhiên với nó như với con được. Thôi, mẹ không làm được đâu.
Nghe lời khẳng định chắc nịch của mẹ, tôi biết mình chẳng thể lay chuyển. Nhưng tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong chuyện này, vì Hoàng đã hết mực tin tưởng tôi. Tôi thử cách cuối cùng:
-Nếu 2 mảnh không được thì 1 mảnh, mẹ thấy sao?
-1 mảnh? Có cả áo tắm 1 mảnh à? Mẹ tưởng chỉ có 2 mảnh thôi chứ?
-Có hết. 1 mảnh nó cũng kiểu đồ thường mẹ mặc thôi, không hở hang lắm, có khi còn chẳng bằng cái váy ngủ hôm trước.
Mẹ nửa tin nửa ngờ, nhìn tôi đáp:
-Nếu vậy, thì được.
Đó có thể coi là thành công nếu so với sự kiên định ban đầu. Tôi nói lại với Hoàng vào ngày hôm sau ở trường, nó tỏ ra tiếc nuối lắm, nhưng rồi chấp thuận:
-Đúng ra phải là 2 mảnh. Nhưng thôi lỡ rồi, 1 mảnh thì 1 mảnh. Cuối tuần này, ở nhà mày, giờ giấc như cũ.
Đúng hẹn, Hoàng xuất hiện, đem theo đồ nghề như cũ. Tôi cầm bộ áo tắm xem trước có đúng tiêu chuẩn mẹ tôi không.
-Ừ, cái này không hở lắm, chắc mẹ chịu thôi.- Tôi nhận xét.
Mẹ ướm thử bộ đồ lên người, nhận thấy không vấn đề mới vào phòng thay.
Thưa độc giả, tôi và các bạn cũng như Hoàng, hay nghĩ rằng người đẹp vì lụa, hay phụ nữ sẽ đẹp hơn khi mặc những trang phục khiêu khích. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng tôi và Hoàng đã lập tức nhận ra sai lầm khi chứng kiến mẹ tôi bước ra trong bộ đồ tắm 1 mảnh, thứ mà ban nãy bị lầm tưởng rằng sẽ kiềm hãm đi bớt vẻ đàn bà đầy đặn của mẹ. Mẹ đứng trước mắt chúng tôi, hai tay để sau, cúi mặt nhìn đất trong sự thẹn thùng của người lần đầu mặc áo tắm. Chiếc áo tắm dù không hở hang là bao vẫn kịp phô bày trọn vẹn đôi chân ngọc ngà mà trắng muốt của mẹ cùng cặp mông săn chắc quyến rũ hút mắt người nhìn. Rõ ràng, vẻ đẹp đôi khi chẳng cần sự khiêu khích nhất thời để tăng phần quyến rũ, tự bản thân nó đã toát lên sự quyến rũ bất chấp thứ vỏ bên ngoài rồi. Mẹ tôi là người mang vẻ đẹp thế đó, một vẻ đẹp mà ta có thể nói là “lụa đẹp vì người”.
Dù không thích nhưng mẹ đã quen dần với việc tạo dáng chụp ảnh. Khó có thể nói mẹ làm tốt, nhưng hết sức quá đáng nếu nói tệ, khi sự quen thuộc tạo nên sự tự nhiên của mẹ trong từng “pô” ảnh. Nếu nhìn vào các bức hình, tin chắc chẳng ai dám nói cô người mẫu bên trong là một cô gái quê nghiệp dư chỉ mới vào nghề được dăm ba lần, và luôn miệng kêu ca mình ghét công việc này. Buổi chụp hình cuối cùng thế là kết thúc mỹ mãn.
Công việc xong xuôi cũng nên là lúc nói về tiền công. Tôi sợ mẹ nói chuyện tế nhị này nên thay mặt hỏi Hoàng:
-Thế là xong xuôi rồi đúng không?
-Ừ, thế là xong.
-Vậy… tiền công?
-Cái đó yên tâm, tao sẽ nói chú tao trả ngay. Ngày mai nhé, tối tao mang qua cho, à mà chiều mai qua nhà tao nhé.
-Làm gì?
-Xem lại công sức của mẹ mày mấy ngày qua chứ làm gì nữa.