Tình Già - Chương 94
Rồi cả nhà cùng ngồi quanh bàn café, ông Tình nói đầu tiên, ông nhìn về phía Thủy:
– Thủy, con yên tâm. Chuyện Gia Bảo không phải là chuyện của riêng con. Là chuyện của cả gia đình, họ tộc. Chúng ta sẽ ở bên cạnh con, ủng hộ con. Đừng sợ bất cứ điều gì cả.
Thủy vẫn xụt xịt, cô chưa nói lời riêng tư nào với chồng cả:
– Hix hix hix, vâng ạ. Con cảm ơn mọi người. Con thấy mình có lỗi ….. với anh Lưu quá …… Hix hix hix …………. Hu hu hu.
Lưu vẫn cầm tay vợ từ nãy đến giờ, anh kéo Thủy vào lòng để cô khóc trên vai anh:
– Em không có lỗi gì cả. Chuyện này anh đã biết từ lâu rồi. Anh không trách em. Anh vẫn yêu Gia Bảo như con đẻ của mình đấy thôi. Giờ có thêm anh chị Phong Vân nữa. Em đừng lo lắng gì cả.
Nghe chồng nói biết từ lâu rồi, Thủy ngẩng khuôn mặt lấm lem nước mắt lên nhìn chồng rồi quay sang nhìn bố rồi cuối cùng đến anh chị:
– Anh biết từ lâu là sao?
– Là từ lúc Gia Bảo mới có 1 tháng tuổi cơ. Chuyện này về nhà anh sẽ nói cho em nghe. Nhân lúc có bố và anh chị ở đây, anh thề rằng bản thân mình chưa bao giờ coi Gia Bảo là người dưng cả. Anh yêu con như con đẻ của mình, đã như vậy rồi mà sẽ mãi mãi như vậy.
Phong ngắt lời:
– Thôi, chuyện này để nói sau. Giờ đây gia đình ta cần tập trung bàn bạc xem làm sao để đối phó với chuyện này. Theo con tìm hiểu, về mặt pháp luật, nếu con dưới 36 tháng thì ưu tiên theo mẹ. Nếu con từ 36 tháng đến dưới 8 tuổi thì xét điều kiện nuôi con, nếu trên 8 tuổi thì hỏi ý kiến của đứa bé. Trong trường hợp Gia Bảo 6 tuổi thì Tòa sẽ xem xét đến hoàn cảnh gia đình đấy. Đây là điều chúng ta cần tập trung.
Và thế là cả nhà túm tụm lại bàn bạc cách ứng phó.
——————–
1 tháng sau.
Vào đêm trước ngày hai bên gia đình gặp nhau tại phiên xử của Tòa, ông Tình trằn trọc nằm suy nghĩ nhiều vấn đề. Cả tháng nay, tạm gác lại chuyện tổ chức đám cưới với bà, ông tập trung cùng các con bàn bạc để tìm cách giữ Gia Bảo. Thấy “chồng” thao thức, bà Oanh trần truồng nằm bên cạnh xoa xoa vào ngực ông nói:
– Anh không ngủ sớm đi, mai còn phải ra Tòa nữa.
– Em chưa ngủ à? Mọi việc cơ bản đã thống nhất với các con rồi. Nhưng anh vẫn còn lo lắm. Ra soát lại thì đúng là mình chưa chắc chắn phần thắng.
– Em tin là mình sẽ thắng thôi anh ạ. Ở đời công sinh không bằng công dưỡng, các cụ đã nói rồi.
Mặc kệ bầu vú “vợ” chịn vào mạng sườn, mặc kệ bướm “vợ” đang nằm sát ở bên hông, ông Tình đặt tay lên trán:
– Thực sự anh rất lo, nếu mình thắng thì không nói làm gì. Nhưng nếu thua thì anh rất thương thằng cu, thằng bố đẻ nó là người chẳng ra gì. Có một thằng con trai bị thiểu năng mười sáu mười bảy tuổi, bệnh tật mà đâu có quan tâm chăm sóc gì đâu.
Bà Oanh giật mình vì ông Tình vừa nhắc đến một người đứa con bị thiểu năng, nói đến tuổi mười sáu mười bảy cũng đúng bằng tầm tuổi của Minh Trí, một bệnh nhân đã từng được bà chữa trị. Bà hỏi lại:
– Anh nói gì cơ? Bố đẻ Gia Bảo có một thằng con trai bị thiểu năng?
– Uh, tình mẫu tử cha con đấy nhưng nó bỏ bơ mà không quan tâm chăm sóc gì. Loại người ấy thì làm gì có tình cảm cơ chứ. Gia đình đấy chỉ muốn nhận lại Gia Bảo để nối dõi tông dường thôi. Chứ tình cảm anh nghĩ là không có.
Mặc kệ ông Tình nói, bà Oanh đang mải suy nghĩ và liên hệ với mẹ con Hằng – Minh Trí, bà hỏi chốt thông tin cuối cùng:
– Bố đẻ Gia Bảo tên là gì anh?
– Là Huy.
——————–
Tại phiên tòa.
Không giống với các phiên tòa hình sự khác, đây chỉ là một phiên tòa dân dự nên không có bị cáo và nạn nhân. Chỉ có nguyên đơn và bị đơn mà thôi.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là một phụ nữ trạc tuổi 50, đọc hồ sơ vụ việc bà rất khó nghĩ. Nếu trọng tình thì bác lý, mà trọng lý thì bỏ đi cái tình.
Bên nguyên đơn có đầy đủ Huy và gia đình nội tộc nhà hắn ngồi ngay ngắn ở dãy ghế bên phải.
Bên bị đơn có gia đình của ông Tình bao gồm: ông Tình, Thủy, Lưu, Phong, Vân. Gia Bảo không có mặt vì sự có mặt là không cần thiết, với lại hôm nay vẫn phải đi học.
Đại diện cho gia đình nguyên đơn là luật sư Chu Tuấn.
Gia đình bị đơn không đại cho luật sự mà yêu cầu được tự bào chữa.
Các thủ tục ban đầu cũng diễn ra như mọi phiên tòa khác. Đại diện viện kiểm sát, tòa nêu ra các căn cứ để có buổi phân xử hôm nay.
Sau đó là đến phần đại diện nguyên đơn đứng trước tòa biện hộ, luật sự Chu Tuấn lịch lãm đứng lên:
– Thưa hội đồng xét xử, trong tay tôi đang cầm tờ giấy xét nghiệm ADN để chứng minh không bàn cãi anh Nguyễn Tuấn Huy, thân chủ tôi là bố đẻ của cháu Gia Bảo. Còn đây là hồ sơ chứng minh điều kiện nuôi nấng cháu Gia Bảo của đình anh Huy. Bao gồm các tài sản là nhà, đất, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng. Có thể khẳng định rằng, gia đình anh Huy hoàn toàn đủ điều kiện về mặt tài chính để nuôi cháu Gia Bảo một cách tốt nhất. Chưa hết, đây là giấy báo nhập học lớp 1 của trường Tiểu học quốc tế mang tên cháu Gia Bảo. Theo chương trình của trường, cháu sẽ học cấp I và cấp II tại Việt Nam, còn từ cấp III đến Đại học sẽ học tập tại Singapore. Tôi nói đến đây để khẳng định với quý tòa và gia đình bị đơn rằng gia đình thân chủ tôi có đầy đủ tiềm lực tài chính để nuôi cháu trưởng thành trong điều kiện tốt nhất.
Dừng lại một lúc để nhìn một lượt rồi luật sư Chu Tuấn nói tiếp:
– Qua đây, tôi xin phép được chuyển lời của gia đình thân chủ tới gia đình bị đơn, đặc biệt là chị Thu Thủy, là mẹ đẻ và anh Trung Lưu là bố dượng của của cháu Gia Bảo. Anh chị đã chăm sóc và nuôi dưỡng cháu rất tốt. Tôi mong rằng anh chị hãy tạo điều kiện để Gia Bảo có một cuộc sống tốt hơn cuộc sống hiện tại. Tôi cũng biết rằng nếu Gia Bảo trở về sống với bố đẻ cũng sẽ để lại những khoảng trống nhất định trong lòng anh chị, nhưng tôi tin rằng sẽ rất nhanh thôi khoảng trống sẽ được bù đắp lại bởi đứa con chung mà anh chị sắp có.
Chưa dừng lại, Chu Tuấn tiếp tục nói sau khi nhìn vào khuôn mặt trắng bệch đang run run của Thủy:
– Gia Bảo về sống với bố đẻ, điều đó không có nghĩa là chị Thủy không được thăm cháu. Chị vẫn được quyền thăm nom và dưỡng dục cháu, gia đình thân chủ tôi tôn trọng điều đó theo quy định của pháp luật. Tôi xin hết ý kiến của mình.
Nói xong luật sư Chu Tuấn trở về chỗ ngồi của mình trong ánh mắt hân hoan, tự tin của những người trong gia đình Huy. Họ tin rằng với những lời nói đanh thép kèm bằng chứng chứng minh tận mục sở thị kia thì họ chắc chắn sẽ giành được phần thắng.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói:
– Giờ đến phần bào chữa của gia đình bị đơn. Theo như yêu cầu thì gia đình bị đơn xin được tự bào chữa tại tòa. Xin mời từng người một.
Thủy đứng lên đầu tiên, cô nhìn một lượt mọi người xung quanh rồi cầm mic nói rất dõng dạc:
– Tôi không thể giao Gia Bảo cho một người cha như ông Huy được. Tôi không thể để cháu sống với một người đã từ chối trách nhiệm làm cha khi cháu mới chỉ là bào thai trong bụng mẹ. Trong khuôn khổ phiên tòa này, vì không có bằng chứng nên tôi không thể chứng minh được rằng tôi đã bị ông Huy dùng thủ đoạn bẩn thỉu để cưỡng hiếp tôi, làm tôi có bầu rồi rũ bỏ trách nhiệm. Bản thân tôi cũng không muốn xới lại vấn đề này, vì dù như thế nào đi chăng nữa thì tôi đã có được một đứa con trai mà vợ chồng tôi thường nói với nhau rằng, đó là một thiên thần, một món quá mà ông trời ban tặng cho vợ chồng tôi.
Lúc này Thủy không khóc, cô đã chuẩn bị cho phần bào chữa của mình cả tháng nay rồi, cô rất mạnh mẽ và cứng rắn, cô tiếp tục nói vào mic:
– Tôi không phủ nhận rằng ông Huy là bố đẻ của con tôi. Nhưng đối với tôi, đó chỉ là một con số O tròn trĩnh. Với tôi, người bố thực sự của cháu chính là chồng tôi, anh Đặng Trung Lưu. Bao nhiêu năm qua, tôi là người tận mắt chứng kiến sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, dậy dỗ của anh dành cho Gia Bảo mặc dù anh ấy biết Gia Bảo không phải là con đẻ của anh ngay từ lúc cháu mới được sinh ra. Qua đây, từ tận đáy lòng mình tôi xin được gửi lời biết ơn tới anh, tới gia đình anh. Chính anh đã là chỗ dựa vững chắc để mẹ con tôi vượt lên nỗi đau mà sống yên bình, hạnh phúc và đủ đầy cho tới tận ngày hôm nay.
– Còn đối với gia đình ông Huy, lúc mẹ con tôi khó khăn nhất, cần các người nhất thì các người đang ở đâu? Các người có biết mẹ con tôi là ai không? Tôi không biết mục đích thực sự của việc các người muốn chia cắt mẹ con tôi, muốn lôi con tôi ra khỏi mái ấm đang rất hạnh phúc và yên ổn là gì? Nhưng tôi chắc chắn rằng các người không có tình cảm gì với cháu cả, đến khuôn mặt cháu nhiều người còn không biết thì tình cảm làm sao mà có được. Tôi xin các người, hãy để cho mẹ con tôi yên.
– Thưa tòa! Đúng là nếu so về tài sản nhà cửa xe cộ thì gia đình chúng tôi không thể bằng và có lẽ mãi mãi cũng không thể bằng được với gia đình ông Huy. Bố chồng tôi là một bác sĩ về hưu, chồng tôi làm cho một cơ quan nhà nước lĩnh lương hàng tháng, tôi làm việc cho một công ty tư nhân. Chúng tôi chỉ là những người lao động bình thường trong xã hội này. Nhưng tôi xin được khẳng định rằng, từ lúc Gia Bảo được sinh ra tới giờ, cháu không hơn chúng bạn nhưng cũng không kém chúng bạn điều gì. Gia đình chúng tôi trước đây và sau này luôn dành tốt nhất những gì mình có cho cháu. Còn nếu so về tình cảm thì chắc chắn rằng, Gia Bảo đang được sống trong một gia đình đúng nghĩa của nó, nó được ông nội hết mực yêu chiều, nó được bố luôn luôn quan tâm chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, được các bác yêu quý hết lòng, được dòng họ yêu mến. Cháu đang được hưởng những gì tốt nhất dành cho một đứa trẻ. Một đứa trẻ lớn lên thành người, chỉ điều kiện vật chất thôi là chưa đủ mà cần phải có cả tình thương nữa. Tôi mong tòa xem xét thấu đáo và đưa ra phán quyết công bằng, hợp tình, hợp lý. Tôi xin hết.