Tình Già - Chương 86
Cách đây 1 giờ đồng hồ.
Cả nhà Phong chuẩn bị từ sớm để đi đến nhà Lưu, hôm nay là ngày Giỗ mẹ, theo lệ năm nào cũng thế, vợ chồng anh sẽ về nhà để cùng cả gia đình tổ chức lễ Giỗ. Bấm chuông cửa một lúc thì Lưu ra mở cổng:
– Anh Phong, chị Vân. Anh chị và các cháu vào nhà đi ạ. Thủy nhà em đang làm cơm trong nhà. Ơ bố đâu anh Phong?
Phong dắt xe vào nhà, thực sự thì ngôi nhà này mặc dù anh sinh ra và lớn lên ở đây nhưng từ khi dọn ra ở riêng cũng ít về. Thường chỉ về có 2 ngày là Tết và ngày giỗ mẹ thôi. Điều cơ bản là anh và Lưu không được hợp nhau về tính cách cho lắm, anh em mỗi người mỗi tính, mỗi quan điểm sống, không xích mích hay cãi vã tranh giành gì nhưng không hợp nên ít giao tiếp, ít chia sẻ cho nhau. Phong và Vân nhìn quanh cũng không thấy bố đâu, đang định hỏi chú Lưu thì bị hỏi trước. Vân lên tiếng:
– Sao chú lại hỏi vậy? Chị tưởng bố phải đang ở nhà chứ.
Đúng lúc đó thì Thủy mặc tạp dề đi ra chào:
– Anh chị đấy ạ? Bố không về cùng anh chị sao?
Cả 4 con mắt nhìn nhau, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra, người này lại tưởng người kia, cùng ngồi xuống ghế. Phong là anh cả lên tiếng trước:
– Hôm qua bố điện cho anh bảo là sáng nay về nhà Giỗ mẹ thôi, sao cô chú lại bảo là bố đi cùng anh.
Lưu vẫn ngơ ngác hỏi vặn:
– Thì bố đang ở nhà anh chị, em tưởng là bố sẽ về cùng anh chị luôn. Hôm qua bố điện cho vợ em bảo là làm cơm giỗ mẹ, sáng nay bố sẽ về.
Vân chen vào bằng con mắt mở to ngạc nhiên:
– Sao chú lại bảo bố ở nhà anh chị. Bố chẳng phải là đang ở cùng cô chú sao?
– “Không, bố chuyển sang nhà anh chị được mấy tháng nay rồi cơ mà”, Lưu chưa thể sâu chuỗi được sự việc. Anh vẫn đinh ninh là bố đang ở nhà bác Phong.
Chỉ có Phong là lờ mờ hiểu ra mọi chuyện, anh kết luận:
– Vậy chú tưởng là bố đang ở nhà anh, còn anh thì nghĩ bố đang ở cùng với chú. Thế bố không ở đây lâu chưa?
– Cũng phải được hơn ba tháng rồi anh ạ.
Thủy ngồi phệt xuống ghế sopha lo lắng, giờ đây cô thực sự rất thương bố, bố rời khỏi ngôi nhà này là có bàn tay của cô tác động, bố hiểu chuyện đó nhưng bố hoàn toàn không trách cứ cô bất kỳ điều gì. Ngược lại còn ra sức bảo vệ cô và lo lắng cho hạnh phúc của gia đình cô, chính bố đã làm cho cuộc sống hôn nhân của cô được hạnh phúc, viên mãn như bây giờ. Thủy bắt đầu rơm rớm nước mắt:
– Anh chị, việc này cũng tại lỗi vợ chồng em. Chắc vợ chồng em làm điều gì đó làm bố phật lòng, nên bố bỏ đi rồi. Hix hix hix, em và anh Lưu vẫn cứ đinh ninh là bố sống ở bên nhà anh chị, thỉnh thoảng em có gặp bố, bố vẫn nói như vậy, ai dè!!!! Hix hix hix!!!!
Lưu vuốt vuốt vào lưng vợ an ủi.
Vân cũng xót xa:
– Tất cả chúng ta đều có lỗi, thôi chuyện này nói sau đi. Giờ đây quan trọng nhất là bố đang ở đâu?
Cả nhà chìm trong im lặng, đến vài phút sau Phong mới lên tiếng sau khi suy nghĩ đăm chiêu, cuối cùng mắt anh sáng lên đôi chút như đã nghĩ ra được điều gì đó:
– Đúng rồi, mọi năm giờ này chắc chắn bố đang ở nghĩa trang thắp hương cho mẹ. Chúng ta cùng ra đó đi.
Cả nhà gật gù phấn khởi vì phân tích của Phong, mấy người còn lại cùng hô to:
– Vâng, chúng ta đi thôi.
——————–
Trở lại với không gian nghĩa trang, nơi vợ cũ của ông Tình yên nghỉ.
Ông Tình ngoái lại thì thấy đầy đủ các con và các cháu của mình, chưa kịp vui thì bị ông con cả dội một gáo nước lạnh. Cũng chưa kịp nói gì thì Phong nói tiếp:
– Chúng con đã nghe bố và cô gì đây nói chuyện. Trước mộ mẹ, con thay mặt con cháu nói để bố và cô hiểu là. CHÚNG CON KHÔNG ĐỒNG Ý.
Phong nhấn mạnh câu cuối như một lời khẳng định đanh thép, Lưu đế thêm vào:
– “Con cũng không đồng ý bố đi bước nữa với cô Oanh”, Lưu biết tên bà Oanh vì đã được bà khám bệnh.
Chỉ có Vân và Thủy là đứng im không phản ứng. Cả hai đang nghĩ gì, họ không có khái niệm về chuyện đồng ý hay phản đối bố đi bước nữa, chỉ có một suy nghĩ rất đàn bà đang nhen nhóm trong đầu, đó là chữ “ghen”. Cả hai đã từng được bố làm tình, họ cũng dần dần mặc định trong đầu bố là “người của mình”, ấy vậy nên khi nghe bố nói sẽ đi bước nữa, tức là sẽ thuộc về một người đàn bà khác, tức khắc nảy sinh cái suy nghĩ trên, ngoài ra không có gì khác.
Ông Tình trước nay chiều các con thì chiều thật, nhưng ông cũng rất nghiêm khắc trong việc nuôi dạy các con, nay chưa kịp nói gì thì đã bị chúng bật, tim ông bắt đầu đập mạnh, mạch máu đã bắt đầu căng nhưng ông kịp trấn tĩnh bám cầm lấy tay bà Oanh, ông thấy tay bà đang run run. Ông nói:
– Tôi không hỏi ý kiến các anh có đồng ý hay không? Tôi chỉ thông báo thôi.
Trong đầu Phong Lưu cũng đang có suy nghĩ hết sức tiêu cực, có lẽ sự việc xảy ra quá đột ngột làm các anh chưa thể có phản ứng hợp lý. Trong đầu các anh đã quá quen với việc bố là của các anh, không thể thuộc về một người khác. Càng không thể quen với việc mình sẽ gọi người khác là mẹ, không ai có thể thay thế được người mẹ quá cố của mình. Trong tất cả cái mớ suy nghĩ hỗn độn như mớ bòng bong ấy, không có một suy nghĩ tốt lành nào về cuộc hôn nhân của bố cả.
Phong cãi lại bố to nhất, anh nói một tràng, nói cho bố nghe thì ít mà nói cho người đàn bà đang run rẩy ở bên cạnh nghe thì nhiều:
– Bố không thể nói như vậy được, “trẻ cậy cha, già cậy con”. Giờ bố lớn tuổi rồi, chúng con là con trai của bố nên cũng có trách nhiệm và quyền được tham gia vào cuộc sống của bố. Chúng con không tiếc bố một cái gì cả, cũng không khó khăn đến nỗi mà không thể chăm sóc và lo lắng cho bố mà phải đi nhờ đến ………… người khác. Đấy là con còn chưa nói đến chuyện khác đấy bố ạ, người ta đến với bố vì mục đích gì? vì tiền? hay vì tình?. Ở đời không chuyện gì là không thể xẩy ra đâu bố ạ. Nói tóm lại là chúng con nhất quyết không đồng ý.
Ông Tình chỉ thẳng tay vào mặt Phong:
– “Mày ………………. Mày …………………..”, nhưng chỉ nói đến đây là ông không thể nói tiếp được nữa, một sức ép kinh khủng lên tim làm ông không thể thở nổi, mặt tái đi.
Chỉ có bà Oanh với chuyên môn bác sĩ của mình nhận ra được sự thay đổi bất thường của ông Tình, bà lập tức đỡ vào gáy để tránh ông đổ như một cây chuối. Nhưng sự lo lắng được thể hiện qua lời nói:
– Anh Tình ơi!, Anh làm sao thế này. Anh Tình ơi.
Mắt ông Tình mờ đi, người ông co lại và đổ vật theo tay bà Oanh xuống đất.
Cả nhà nháo nhào vì bố đã ngã sống xoài ra đất, họ chỉ tranh nhau kêu lên:
– Bố! Bố! Bố! bố ơi, ông nội ơi!
Họ xúm lại đỡ lấy bố, rối bời không biết làm thế nào, chỉ có bà Oanh là bình tĩnh nhất lúc này. Trước tiên bà vạch hai mắt của ông lên để thăm dò phản ứng con ngươi, sau đó bà bà úp tai vào tim ông nghe nhịp, bà kết luận bước đầu, bà nói như hét lên, bà cũng gần như hoảng loạn:
– Gọi cấp cứu mau, bố các cháu bị nhồi máu cơ tim.
————
Bà Oanh ngồi một góc thu lu bên cửa ngoài phòng cấp cứu, ánh đèn dấu cộng mầu đỏ treo trước cửa phòng vẫn phát sáng chứng tỏ ở bên trong các bác sĩ đang làm việc hết sức khẩn trương. Bà Oanh không nước mắt ngắn dài giống như Thủy và Vân ngồi ở gần đấy, bà cũng không đi đi lại lại trước cửa phòng cấp cứu tỏ vẻ sốt sắng, lắng lo giống như Phong như Lưu. Mắt bà vô hồn không nhìn rõ một thứ nào cả.
Bà buồn lắm, niềm vui, niềm hạnh phúc với cuộc đời bà sao ngắn chẳng tày gang. Với người chồng trước đã thế, nay cứ nghĩ rằng đã đi đến gần cuối cuộc đời, tìm được một niềm vui nhỏ bé, giản đơn nhưng có ai ngờ sự việc lại ra cơ sự như thế này. Vừa rồi, trong khi chờ xe cấp cứu đến, trong sự hoảng loạn của đàn con cháu, chỉ có mình bà là bình tĩnh làm các thủ thuật sơ cứu khẩn cấp tại chỗ. Bà ép tim ngoài lồng ngực trợ thở cho ông, bà hít hà truyền cho ông ít dưỡng khí ít ỏi từ chính khuôn miệng của mình, có những lúc tưởng như ông đã vĩnh viễn ra đi ngay bên cạnh ngôi mộ người vợ thủa thanh niên, nhưng bà không từ bỏ ông, dù chỉ còn một tia hi vọng cũng quyết không từ. Rồi khi xe cấp cứu đến, chính bà còn cùng các bác sĩ làm các thủ thuật chuyên khoa để cấp cứu bệnh nhân.
Trong đầu bà Oanh rối như tơ vò, những lời ông thầy bói phán khi xưa văng vẳng, rằng bà có gò má cao, số sát phu. Bà không tin chuyện đó đâu, nhưng ứng nghiệm vào cuộc đời bà lần thứ nhất, rồi đến lần này nữa nếu chẳng may ông Tình có mệnh hệ gì, có lẽ lời thầy bói là đúng. Mà nếu đúng thì bà cũng chẳng còn cách nào ngoài hai chữ “buông bỏ”.
Cửa phòng cấp cứu mở, một vị bác sĩ trung niên bước ra, vị bác sĩ kéo cái khẩu trang xuống hỏi:
– Ai là người nhà của bệnh nhân Tình?