Thuê Người Yêu - Cô Nữ Sinh Bé Nhỏ - Phần 9
Phong: Dạ, em cảm ơn bác sỹ
Rồi Phong lủi thủi đi về phía khu vực chờ. Vy Thư nhận ra cảm giác lo sợ, hoang mang trong anh. Những bước đi chậm rãi, mặt hướng lên trời như đang nguyện cầu một phép màu nơi anh.
2 tiếng, rồi 3 tiếng đồng hồ trôi qua. Vẫn chưa có thông tin ca mổ. Anh lo lắm, sợ lắm. Lúc nãy ba anh ở đây nhưng cũng lo quá, cao huyết áp, bác sỹ yêu cầu về nhà nghỉ ngơi. Ông cũng đứng ngồi ko yên, cứ gọi điện hỏi thăm. 4 tiếng đồng hồ trôi qua, càng lúc anh càng cảm thấy rối bời. Căn phòng mổ vẫn im bặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Riêng Vy Thư, trong nỗi đau cùng cực, cô cố gắng nán lại, nghe ngóng ở khu vực phòng mổ. Cô mong chờ một tin tốt lành sẽ đến, mẹ anh sẽ sống, trái tim mẹ cô sẽ đập trong lồng ngực một đấng sinh thành của anh. Và anh sẽ vui vẻ, hạnh phúc, cô cũng cảm thấy được an ủi.
1h sáng. Cả một khu rộng của bệnh viện vắng lặng, cả hành lang dài im ắng. Thỉnh thoảng chỉ có một hai y tá chạy ra vào, mang theo những túi màu đỏ sẫm. Phong túm lấy tay một cô y tá trẻ, anh ko dám thốt ra lời hỏi nào, chỉ nhìn với ánh mắt biết nói. Như hiểu được ý của Phong, cô y tá chỉ lắc đầu rồi nhẹ nhàng đáp: “ Vẫn chưa xong anh ơi, tình hình vẫn chưa ổn, anh chờ nhé”.
Vẻ mặt mệt mỏi, hai tay ôm mặt rồi vò đầu bứt tóc, Phong ko còn đứng nổi, quỵ xuống như cầu mong một phép màu. Phía đầu hành lang lạnh tanh, vắng vẻ, bóng một người con gái in hằn lên tường – một chiếc bóng vô hồn, câm lặng. Dường như quá sức chịu đựng, thỉnh thoảng, chiếc bóng run rẩy, nấc lên từng tiếng ai oán, bi thương. Hành lang bệnh viện dài chừng 20 mét nhưng so với 2 con người trong hoàn cảnh này như một khoảng xa vời vợi khiến chiếc bóng nhỏ không thể chạy đến, ôm lấy người đàn ông đang quỳ dưới nền gạch lạnh để an ủi, sẻ chia. ở 2 phía hành lang là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát và của sự lo sợ, hoang mang.
2h sáng, ánh đèn đỏ trước cửa phòng mổ chớp liên tục, tiếng mở cửa, tiếng người nói chuyện vang ra. Phong lật đật chạy đến, túm lấy tay áo một bác sỹ từ trong phòng mổ đi ra, vẫn câm lặng với ánh mắt biết nói. Vị bác sỹ trung niên nở một nụ cười hiền từ pha chút mệt mỏi: “ Chúc mừng anh, sau 6 tiếng đồng hồ vật lộn với tử thần, chúng tôi đã mang bà ấy trở về. Ca ghép tim đã thành công tốt đẹp, bây giờ đã chuyển sang phòng hồi sức tích cực, vài ngày nữa bác sẽ khỏe dần lên thôi. Chúc mừng anh.
Phong nhảy cẫng lên hoan hô như một đứa trẻ vừa mới thấy mẹ đi chợ về, mua nhiều quà bánh. Phía cuối hành lang như ấm dần lên với những tiếng hoan hô, những tiếng cười, vỗ tay chúc mừng. Trong khoảnh khắc ấy, dường như chẳng ai quan tâm đến phía đầu hành lang lạnh lẽo, nơi có một chiếc bóng đau đớn, vô hồn đang cúi đầu, rơi lệ. Và như một bóng ma vô hình, cô gái nhỏ rời đi. Phép màu đã đến với anh, nhưng chẳng có một phép màu nào đến với cô, thượng đế đã an bày. Đau thương mất mát là một phần của cuộc đời, cô chấp nhận, nhưng ko ngờ nó lại đến quá sớm. Hai đấng sinh thành đã lần lượt rời bỏ cuộc đời. Giờ đây chỉ còn lại cô gái nhỏ một mình bươn chải, chăm lo cho đứa em ăn học. Nuốt nước mắt, cô phải chấp nhận sự thật. Giữa không gian tĩnh mịt của sân bệnh viện, thỉnh thoảng tiếng xe cấp cứu hú inh ỏi thứ âm thanh ai oán như càng tăng thêm nỗi đau trong cô, nỗi đau xé lòng.
Trở về trước khu vực nhà xác bệnh viện, ôm chầm lấy đứa em nhỏ bé, cả 2 khóc nức nở. Lúc này đây, thời gian là kẻ thù khủng khiếp nhất mà 2 chị em cô phải đối diện. Cả 2 sẽ trải qua khoảng thời gian tăm tối nhất, bi thương nhất thế nào đây?
Chiếc xe cấp cứu dừng trước cửa nhà xác, hai ông lao công già khiêng chiếc cáng inox lạnh lẽo lên xe cấp cứu. Bóng hai đứa trẻ liêu xiêu trên nền sân bê tông lộp cộp. Rồi cả 2 lên xe. Tiếng xe cấp cứu lại rú lên từng hồi, lao thẳng ra đường. Vẫn tiếng còi hú ấy, vẫn chiếc xe mang tên 115 ấy, chiều nay chở theo một người hướng về bệnh viện tìm sự sống. Nhưng, giờ đây lại khác, nó đang đưa một tâm hồn đã tắt cùng 2 tâm hồn non nớt, thơ ngây trở về nhà. Đêm Sài Gòn sâu hun hút trong tiếng còi xe rùng rợn, tang thương.
Chiếc xe tang lăn bánh chậm chạp, nặng nề hướng về ngoại ô thành phố. Không nhạc, không kèn, ko người thân, ko họ hàng đông đúc. Chỉ trơ trọi 2 thân nhân một lớn một nhỏ, thỉnh thoảng nấc lên từng tiếng ai oán, thê lương. Chiếc xe dừng lại trước cổng một nghĩa trang cũ, xập xệ. Đoàn người áo trắng, nón đen nhanh chóng di quan hướng vào tử huyệt. Hai vị hàng xóm tốt bụng dắt díu theo 2 đứa trẻ áo rơm, đầu đội mảo, chân bước liêu xiêu. Tiếng kinh cầu, tiếng gõ mõ, những bước chân đều đều quanh tử huyệt của 2 vị tỳ kheo già càng làm cho không gian thêm tang thương, đau đớn.
Chiếc quan tài nằm gọn trong tử huyệt, từng xẻng đất lấp vùi. Con bé ko ngăn nổi cảm xúc, nó lao theo xuống tử huyệt. Thời gian như ngừng lại ngay điểm chết. Những người chứng kiến cảnh tượng đều ko kìm được nước mắt. Vị sư già dừng gõ mõ, giọng trầm ấm: “ Con gái, hãy để mẹ con ra đi thanh thản, đừng để bà vướng bận, khó siêu sinh”. Con bé nghe lời, lồm cồm đứng dậy, tránh sang một bên. Rồi nó lại nhanh chóng ngã quỵ: “Mẹ ơi, tụi con sẽ đi về đâu? Mẹ ơi”
Giữa ko gian tang lễ, giọng nói trầm ấm ấy lại vang lên: “ phật pháp vô biên, khi bình tâm lại, con sẽ tìm ra lối. Những lúc mệt mỏi, vô hướng, bất định, cửa phật luôn rộng mở, để che chở chúng sanh”.
Tàn lễ, chiếc xe trắng lạnh lẽo lại đưa hai tâm hồn bé nhỏ về nhà, kết thúc một ngày âm u, lạnh lẽo.
Trái với ko khí u ám, tang thương, gian phòng vip khu hậu phẫu luôn rộn tiếng cười. Người ra, kẻ vào, hoa quả, bánh trái, tất cả đều lộ rõ vẻ mừng vui. 7 ngày miệt mài chăm mẹ qua cơn sinh tử khiến Phong quên đi mọi thứ. Hôm nay, mẹ anh chính thức được xuất viện, trong niềm vui mừng ấy, bất chợt anh nhớ đến Vy Thư. Điện thoại trên tay, anh mong chờ nghe được giọng nói nhỏ nhẹ, ngọt ngào ấy. Nhưng: “ thuê bao quý khách vừa gọi hiện ko liên lạc được”. Chẳng gấp gáp gì, tạm gác sang một bên, anh nhanh chóng đến quầy làm thủ tục xuất viện. Cô y tá trẻ liên tục chúc mừng.
Y tá: Chúc mừng anh, mẹ anh đã khỏe, tí nữa làm thủ tục xong anh ghé qua phòng bác sỹ nghe dặn dò anh nhé.
Phong: Oki, cám ơn em, chúc em một ngày tốt lành.
Sau khi xong thủ tục, Phong đến phòng bác sỹ. Vị bác sỹ hôm trước dặn dò kỹ càng mọi thứ để chăm sóc sức khỏe cho mẹ Phong tốt hơn: “Anh nhớ, hằng ngày phải làm theo hướng dẫn. Bác gái phải năng đi bộ, thể dục để mau hồi phục nhé. 1 tháng sau thì quay lại tái khám”.
Trong cơn vui sướng, phong cám ơn rối rít
Phong: Dạ, em cám ơn bác, bác tốt quá, may mà gặp được bác.
Vị bác sỹ trung niên sau một lúc nấn ná, mở lời
Bác sỹ: Ko cần cảm ơn tôi nhiều thế, đó là công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của tôi. Nếu ko có người hiến tạng thì bác sỹ cũng chẳng làm được gì?
Phong: Nhưng họ là ai vậy bác sỹ?
Bác sỹ: Tôi ko biết có nên cho anh biết hay ko? Tôi nên chọn con tim hay lí trí?
Phong: Dạ, khó khăn quá, vậy thì tùy bác, thôi chào bác, tôi đưa mẹ về
Phong nói rồi đứng dậy, hướng ra cửa.
Bác sỹ: Con bé, nó đã khóc thật nhiều
Phong vội quay đầu lại, vẻ đăm chiêu: “ Nhưng đó là ai”?
Bác sỹ: Có lẽ là người nào đó trong cuộc đời anh
Phong: Vậy sao bác sỹ ko cho tôi biết đó là ai?
Đoạn đối thoái bắt đầu đi đến cao trào
Bác sỹ: Con bé dặn tôi ko được nói, nhưng lương tâm tôi mách bảo ko thể nghe theo.
Nói rồi vị bác sỹ chỉ tay vào tập hồ sơ trên bàn: “ Anh xem là ai? Tôi cũng ko rõ
Phong vội lật ngửa xấp hồ sơ, những cái tên ấy quen lắm. Người hiến tạng: “Trần Minh Thư”, Thân nhân – Ký tên: “ Nguyễn Hoàng Vy”.