Thuê Người Yêu - Cô Nữ Sinh Bé Nhỏ - Phần 6
Phong: à, cái đó gần 2 năm rồi.
Vy Thư: anh làm gì được khen vậy?
Phong: À, hôm đó anh cứu một người nhảy cầu Bình Triệu tự tử nên được phường khen đó mà.
Câu nói ấy làm tim con bé thắt lại. Với giọng run run, nó bắt đầu hỏi dồn dập
Vy Thư: Hôm đó là ngày ghi trên giấy khen luôn hả anh?
Phong: Ừ
Vy Thư: Ban ngày hay ban đêm
Phong: Gần khuya
Vy Thư: Người nhảy cầu là nam hay nữ:
Phong: Nữ
Vy Thư: Già hay trẻ?
Phong: Trẻ, rất trẻ, con bé học sinh.
Vy Thư: Em biết con bé đó
Phong: Hả, sao hay vậy, ngày trước em ở gần đó à? Hay là bạn học của em?
Vy Thư: Bạn của em. Thế a có biết sao nó lại tự tử ko?
Phong: Anh ko biết, sau đó 1 tháng anh có quay lại tìm mà cô bé đã chuyển nhà đi nơi khác rồi. Mà chuyện là thế nào em? Anh muốn biết lắm.
Vy Thư: Đó là ngày mà cô gái bé nhỏ ấy đã đánh mất mình?
Phong: Đánh mất mình? Thế nào? Tại sao?
Vy Thư: Khi bệnh viện báo số tiền chữa bệnh cho mẹ nó cần thêm 50 triệu nữa, trong khi thời gian phẫu thuật chỉ còn tính bằng giờ. Hết cách, nó đã bán trinh cho một doanh nhân để có được 50 triệu. Những tưởng có số tiền đó, cứu sống mẹ nó, nó sẽ vượt qua được cú sốc đó. Nhưng, nó đã sai. Ca mổ ko thành công hoàn toàn, mẹ nó phải tiếp tục điều trị. Còn hình ảnh người đàn ông đó cứ lởn vởn trong đầu nó, cái khoảnh khắc ông ta giày xéo thân xác nó, hành hạ tâm hồn nó ko sao xóa được. Nó trở thành đàn bà ở tuổi 16, khi còn là học sinh lớp 11. Nó cảm thấy ghê tởm, khinh thường bản thân nó. Và trong lúc tuyệt vọng, nó đã buông xuôi.
Phong: Ý em nói là cô bé đó đã nhảy cầu Bình Triệu, và anh chính là người đã cứu cô ấy phải ko?
Vy Thư: Đúng, và em nghe cô ấy kể rằng anh có hẹn sẽ quay về tìm cô ấy?
Phong: Đúng, nhưng anh đã đến muôn, cô ấy đã chuyển đi nơi khác.
Vy Thư: Làm sao sống được ở nơi đó, làm sao sống nổi trước miệng đời thế gian? Làm sao sống nổi khi mà câu nói cửa miệng của hàng xóm luôn là: “ Nhà đó hả, cha thì chết đứng còn con gái thì nhảy cầu tự tử, chắc đang nhận quả báo”. Họ có cần làm tổn thương cô ấy như vậy ko?
Phong: Ko, anh ghét những người đó.
Vy Thư: Em giả sử, nếu cố ấy là người con gái anh yêu, anh có tha thứ, che chở, bảo bọc, thương yêu cô ấy ko?
Phong: anh sẵn sàng
Vy Thư: Vậy sao anh ko đến tìm cô ấy sớm hơn?
Câu hỏi như hờn dỗi oán trách, tuy nhẹ nhàng nhưng thừa chất đay nghiến, đè nén cảm xúc. Những giọt nước mắt lại lăn dài trên khuôn mặt ngây ngô, hoảng hốt. Riêng Phong, anh ko biết mình đang đứng trước ai? Đang trải qua cảm xúc thế nào? Anh thấy bối rối.
Phong: Có lẽ cô ấy là bạn thân của em
Vy Thư: Đúng, cô ấy rất thân với em, 2 con người chung một tâm hồn, cảm xúc
Phong: Anh xin lỗi, anh ước gì mình đến tìm cô ấy sớm hơn. Hiện tại em có biết cô ấy đang ở đâu ko?
Vy Thư: Biết, nhưng em nghĩ anh cũng biết và sẽ tìm được.
Vẫn trong cơn bối rối, phong cố vắt óc, vò tai suy nghĩ. Anh nhìn kỹ vào ánh mắt đang ngấn lệ của Vy Thư và nhận ra điều gì đó. Ánh mắt ấy quen lắm.
Phong: Hôm ấy anh có quay lại tìm, nhưng người trong nhà đó bảo là cô ấy đã dọn đi mà ko biết đi đâu. Anh có đến chỗ anh công an khu vực hỏi.
Vy Thư: Rồi họ nói thế nào?
Phong: Anh ta đưa cho anh một mẫu giấy ghi lời nhắn của cô bé ấy, chỉ vỏn vẹn một câu.
Đến đây thì bao ký ức như ùa về, chiếm lấy tâm hồn con bé. Những mất mát, đau thương, những khoảnh khắc lâm li bi đát ấy lại hiện về. Tim nó như co lại, ngừng đập. Lồng ngực nó phập phồng từng hơi thở nặng nhọc. Nó cố gắng gồng mình đứng dậy, như bỏ qua toàn bộ những đau thương của cuộc đời. Trước mắt nó là anh – người đã cho nó sống thêm lần nữa. Số phận đưa đẩy, định mệnh an bài, nó đã gặp lại anh. Nó chạy đến ôm chầm lấy anh, khóc nức nở. Giọng nó run run, thì thào: “ người lạ ơi, cám ơn anh cho em sống thêm lần nữa! Em đau lắm, đau lắm, anh biết ko?
1h sáng. Cả một khu rộng của bệnh viện vắng lặng, cả hành lang dài im ắng. Thỉnh thoảng chỉ có một hai y tá chạy ra vào, mang theo những túi màu đỏ sẫm. Phong túm lấy tay một cô y tá trẻ, anh ko dám thốt ra lời hỏi nào. Như hiểu được ý của Phong, cô y tá chỉ nhẹ nhàng đáp: “ Vẫn chưa xong anh ơi, tình hình vẫn chưa ổn, anh chờ nhé”.
Vẻ mặt mệt mỏi, hai tay ôm mặt rồi vò đầu bứt tóc, Phong ko còn đứng nổi, quỵ xuống như cầu mong một phép màu. Phía cuối hành lang lạnh tanh, vắng vẻ, bóng một người con gái in hằn lên tường – một chiếc bóng vô hồn, câm lặng. Dường như quá sức chịu đựng, thỉnh thoảng, chiếc bóng run rẩy, nấc lên từng tiếng ai oán, bi thương. Hành lang bệnh viện dài chừng 20 mét nhưng so với 2 con người trong hoàn cảnh này như một khoảng xa vời vợi khiến chiếc bóng nhỏ không thể chạy đến, ôm lấy người đàn ông đang quỳ dưới nền gạch lạnh để an ủi, sẻ chia. ở 2 phía hành lang là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát và của sự lo sợ, van xin.
2h sáng, ánh đèn đỏ trước cửa phòng mổ chớp liên tục, tiếng mở cửa, tiếng người nói chuyện vang ra. Phong lật đật chạy đến, túm lấy tay áo một bác sỹ từ trong phòng mổ đi ra, vẫn câm lặng với ánh mắt biết nói. Vị bác sỹ trung niên nở một nụ cười hiền từ pha chút mệt mỏi: “ Chúc mừng anh, sau 8 tiếng đồng hồ vật lộn với tử thần, chúng tôi đã mang bà ấy trở về. Ca ghép tim đã thành công tốt đẹp, bây giờ đã chuyển sang phòng hồi sức tích cực, vài ngày nữa bác sẽ khỏe dần lên thôi. Chúc mừng anh.
Phong nhảy cẫng lên hoan hô như một đứa trẻ vừa mới thấy mẹ đi chợ về, mua nhiều quà bánh. Phía cuối hành lang như ấm dần lên với những tiếng hoan hô, những tiếng cười, vỗ tay chúc mừng. Trong khoảnh khắc ấy, dường như chẳng ai quan tâm đến phía đầu hành lang lạnh lẽo, nơi có chiếc bóng hoang mang, đau đớn, vô hồn đang cúi đầu, rơi lệ. Và như một bóng ma vô hình, cô gái nhỏ rời đi. Phép màu đã đến với anh, nhưng chẳng có một phép màu nào đến với cô, thượng đế đã an bày. Đau thương mất mát là một phần của cuộc đời, cô chấp nhận, nhưng ko ngờ nó lại đến quá sớm. Hai đấng sinh thành đã lần lượt rời bỏ cuộc đời. Giờ đây chỉ còn lại cô gái nhỏ một mình bươn chải, chăm lo cho đứa em ăn học. Nuốt nước mắt, cô phải chấp nhận sự thật. Giữa không gian tĩnh mịt của sân bệnh viện, thỉnh thoảng tiếng xe cấp cứu hú inh ỏi thứ âm thanh ai oán như càng tăng thêm nỗi đau trong cô, nỗi đau xé lòng.
Trở về trước khu vực nhà xác bệnh viện, ôm chầm lấy đứa em nhỏ bé, cả 2 khóc nức nở. Lúc này đây, thời gian là kẻ thù khủng khiếp nhất mà 2 chị em cô phải đối diện. Cả 2 sẽ trải qua khoảng thời gian tăm tối nhất, bi thương nhất thế nào đây?
Chiếc xe cấp cứu dừng trước cửa nhà xác, hai ông lao công già khiêng chiếc cáng inox lạnh lẽo lên xe cấp cứu. Bóng hai đứa trẻ lieu xiêu trên nền sân bê tông lộp cộp. Rồi cả 2 lên xe. Tiếng xe cấp cứu lại rú lên từng hồi, lao thẳng ra đường. Vẫn tiếng còi hú ấy, vẫn chiếc xe mang tên 115 ấy, chiều nay chở theo một người hướng về bệnh viện tìm sự sống. Nhưng, giờ đây lại khác, nó đang đưa một tâm hồn đã tắt cùng 2 tâm hồn non nớt, bơ trở về nhà. Đêm Sài Gòn sâu hun hút trong tiếng còi xe rùng rợn, tang thương.
Trở lại câu chuyện dang dở ở nhà Phong. Sau khi hiểu rõ ngọn ngành sự việc, Phong cảm thấy thương, yêu cô gái nhỏ của mình hơn. Anh ước gì mình xuất hiện sớm hơn để che chở, bảo bọc cho cô gái nhỏ đáng yêu, ko may trong cuộc sống. Anh ôm lấy cô, cái ôm thật chặt.
Phong: Anh xin lỗi vì hành động của mình, anh ko biết mọi sự lại xảy ra với em như vậy. Anh mong rằng mọi thứ tồi tệ ấy em hãy quên đi, hãy để anh cùng em chôn vùi nó, anh trân trọng mọi thứ đến từ em.