Tà Áo Nơi Biên Cương - Chương 7: Cô giáo vùng cao (2)
Khoảnh khắc ngắn ngủ đó cũng đủ phơi bầy trọn bộ vòng 3 căng tròn, chật ních trong chiếc quần áo dài cũng mầu trắng tinh khôi. Nếu ai tinh mắt và để ý thật nhanh có thể cả nếp hằn của viền quần lót cô mặc bên trong, không phải dạng quần lót lọt khe như mốt của mấy cô gái trẻ miền xuôi, nhưng cũng không quá nhiều vải như đa phần phụ nữ dân tộc trên đây, nó vừa đủ che nửa bờ mông mỗi bên. Căng tròn như quả bóng. Một chút da thịt hở ra ở phần xẻ tà chia hai chiếc áo, da của phần eo bên sườn lộ ra trắng muốt, lại bị ánh lửa mầu đỏ phản chiếu vào tạo thành một mầu sắc hết sức ma mị và mê đắm lòng người.
Khoa thôi chụp, bởi cậu không còn tâm trí nào để tìm cho mình những góc máy đẹp, cả tâm trí cậu đang dồn hết vào người con gái kia. Sao tại nơi đây, giữa chốn rừng núi thâm u, giữa chốn biên cương xa xôi hẻo lánh này lại có một người con gái đẹp đến như vậy. Chưa nhìn thấy mặt cô gái ấy, nhưng Khoa dám khẳng định, cái thân hình nần nẫng lẳn lẳn ấy, bộ ngực căng tròn nhựa sống, vòng eo nhỏ xinh, bờ mông tròn mọng ấy chắc hẳn phải mang trên mình khuôn mặt đẹp như tiên mới xứng đáng.
Cầm hờ hững máy ảnh trên tay, Khoa đứng thẳng người lên, đối diện với cô gái cầm nón qua đống lửa đang về độ tàn, tỏa bay tàn củi lên trời cao như những đốm sáng rồi tắt lịm đi vì gặp gió.
Trái tim Khoa thổn thức, loạn nhịp vì cái thân hình ấy, cậu không biết có phải mình đã biết yêu rồi không? Yêu ngay cả khi chưa thấy mặt cô gái ấy là ai. Rất nhanh, Khoa nghĩ trong đầu, nếu đây là cô giáo trường của mẹ, Khoa sẽ nhờ mẹ mai mối để tác thành cho đôi trẻ, nếu cô ấy chưa có chồng thì tốt biết bao. Nhưng kể cả đã có gia đình, nhất định Khoa sẽ vẫn làm quen với cô ấy, để chỉ cần bước bên cạnh cô ấy mà nhìn ngắm Khoa đã mãn nguyện lắm rồi.
Khi đoạn nhạc thứ tư của cô giáo Đài Trang cất lên, không chỉ mình cô hát, mà còn có cả các chú lính bộ đội biên phòng với khuôn mặt phong trần rám đi vì nắng, vì gió, vì sương cũng hát to thành tiếng:
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng,Gian khổ sẽ dành phần ai?
Ai cũng một thời trẻ trai
Cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu?
Phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không em, phải không anh?”
Lời bài hát như nói lên tiếng lòng của các cô giáo thôn bản, ở đây, lâu nhất là cô giáo Thương, cô là người phụ trách điểm trường Pa Thăm, không gọi là hiệu trưởng bởi nhiều điểm trường như Pa Thăm gộp lại mới là một trường, cô Thương đã 22 năm bám bản, bám trường, bám lớp. Ít hơn cũng có cô 15 – 16 năm ở trên đây, cô ít thời gian nhất cũng được hơn 5 năm rồi.
Lời bài hát như nói lên tiếng lòng của các anh bộ đội biên phòng. Đồn biên phòng Nậm Hẻo nếu theo đường chim bay chỉ khoảng dăm cây số, nhưng đến được đó theo đường bộ phải đi mất gần 2 tiếng đồng hồ, trèo đèo, lội suối, băng rừng, leo lúi mới về được đến đây. Đồn biên phòng Nậm Hẻo nằm giáp đường biên với Trung Quốc, phụ trách quãng đường 18 km đường biên với nước bạn. Công việc của các anh là bảo đảm an toàn, an ninh biên giới, phòng chống tội phạm, kiểm soát các đường mòn lối mở và nhiều công việc khác. Có anh lính biên phòng nào không có ít nhất vài năm xa quê hương, xa gia đình, xa người thân mà cắm chốt ở đây cơ chứ.
Lời bát hát “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai” như là thánh ca của các cô giáo, các anh lính biên phòng. Phải, là con người mà, ai chẳng muốn sống ở đô thị phồn hoa, ai chẳng muốn sống bên chồng, bên vợ, bên bố mẹ anh em. Ai chẳng chẳng muốn có một cuộc sống ăn sung mặc sướng. Nhưng nếu ai cũng chọn những cuộc đời sung sướng thì còn lai lên đây nữa chứ. Ai sẽ còng lưng cõng chữ lên cho trẻ em vùng cao đây? Ai sẽ ngày đêm canh gác tấc đất tấc vàng của Tổ quốc linh thiêng đây? Làm gì con ai nữa chứ. Rồi trẻ em dân tộc sẽ ra sao đây? Sẽ sống thôi, sẽ lớn thôi nhưng rồi sẽ lại như con nai, con hoẵng trong rừng, sẽ khổ đến cùng cực mất thôi.
Trở lại với sân khấu biểu diễn của các cô giáo, khi đoạn 4 của bài hát “Một đời người, một rừng cây” của tác giả Trần Long Ẩn cất lên cũng là lúc cô gái cầm nón và các cô giáo khác hòa cùng một điệu múa.
Và khi chiếc nón kia buông xuống ngang ngực, để lộ ra khuôn mặt đẹp đến không ngờ của cô gái, khuôn mặt thon dài kiêu sa kiều diễm được tô phấn nhẹ nhàng mà đêm tối nên có cảm tưởng như cô để khuôn mặt mộc. Mái tóc dài đến ngang lưng được buộc một cái nơ nhẹ ở phần cuối, còn phần trên để tự do. Cô gái không còn trẻ nữa, nhưng nếu nói về sự đẹp đến mặn mà, đẹp đến thoát tục trong một không gian có phần đặc biệt này, thì không ai khác chính là cô gái cầm nón. Cô như nhánh lan rừng đẹp nhất, hiếm nhất mọc ở nơi sâu thẳm nhất của cả vùng rừng núi cao Tây Bắc rộng lớn.
Tất cả các chú bộ đội, tất cả dân bản, Mông, Thái, Dáy, Dao, Nùng đều mở to miệng đồng thanh khi nhìn rõ mặt cô giáo:
– Cô giáo Thương!
Cùng hòa chung với giọng đồng thanh ấy là tiếng của Khoa:
– MẸ!!!!!!
Trong khoảnh khắc này, Khoa thực sự không biết mình đang đứng ở đâu, đang làm gì, và mình là ai? Khoảng khắc đông cứng cả con tim, máu như ngừng lưu thông khi nhận ra người con gái cầm nón mà mình mê đắm lúc vừa rồi không phải ai xa lạ, mà chính là người ruột thịt nhất của mình, là mẹ Thương. Trong các bức ảnh Khoa nhận được từ mẹ, Khoa biết mẹ mình xinh, nhưng xinh đến cỡ như thế này, làm chính trái tim Khoa ngây ngất như một chàng trai đứng trước người phụ nữ đẹp nhất thế gian mà mình yêu thương thì Khoa không dám nghĩ tới.
Khoa đứng im mà ngắm nhìn, bởi thực ra cậu cũng không biết phải làm gì cả, mặc kệ cho ở trên kia sân khấu, 8 cô giáo thôn bản, 1 cô hát, 7 cô múa vẫn say sưa với lời ca, với điệu múa của mình.
Mẹ Thương vẫn chưa nhận ra sự hiện diện của Khoa, bởi mẹ chẳng bao giờ có thể nghĩ rằng, đứa con trai của mình lại có thể lên tận đây tìm. Bao nhiêu năm rồi, 8 năm chứ có phải ít đâu, ngày nhớ đêm mong được gặp con, được biết con giờ ra sao, lớn như thế nào nhưng có lần nào được thỏa nguyện đâu. Cô Thương vẫn thường gặp con trong những giấc mơ, trong sự tưởng tượng của mình mà thôi.
Đoạn cuối của bài hát vang lên:
“Chân lý thuộc về mọi ngườiKhông chịu sống đời nhỏ nhoi!
Xin hát về bạn bè tôi
Những người sống vì mọi người.
Ngày đêm canh giữ đất trời
Rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân”
Là tiếng đồng thanh ca hát của tất cả mọi người, ai cũng lẩm nhẩm hát theo, tay đung đưa, chân nhịp bước theo lời bài ca, theo nhịp điệu nhảy của các cô giáo, mà dân bản vẫn gọi thân thương bằng cái tên chung, cô giáo Pa Thăm.
Bài hát của các cô giáo Pa Thăm cũng chính là tiết mục khép lại Đêm Giao lưu tình quân dân. Khi các cô giáo vừa cúi chào đồng bào, chào các anh bộ đội thì A Dếnh từ bên ngoài chạy vào gần cô giáo Thương nói vội vàng như sợ mình sẽ quên mất định nói gì, chưa kịp nói thì cô giáo Thương đã cất giọng mượt mà ấm áp:
– A Dếnh à! A Dếnh lên chợ huyện về rồi à, cô chỉ sợ A Dếnh về không kịp, không kịp thổi Khèn, múa Khèn cho A Mua xem thôi.
A Dếnh coi cô giáo Thương như một người mẹ thứ 2 của mình, mẹ A Dếnh mất sớm, từ lúc A Dếnh còn thôi nôi, chỉ còn bố nhưng bố toàn đi vào tận sâu trong rừng làm cái nương, cái rãy, cả tháng có khi nửa năm mới về một lần. Thành ra hồi A Dếnh còn bé, đi học trường Pa Thăm một tay cô giáo Thương chăm sóc mà lớn thành như thế này.
A Dếnh quyệt trán mồ hôi, đứng bên đống lửa trời có lạnh đến mấy cũng nóng:
– A Dếnh vẫn kịp múa Khèn cho A Mua xem mà. Cô giáo Thương ơi. Lúc ở chợ huyện về, A Dếnh có mang về đây cho cô giáo một người đấy. Nó bằng mùa rãy với A Dếnh, nó bảo với A Dếnh là ………….
Linh cảm của một người mẹ như mách bảo, A Dếnh mới chỉ nói đến đây thôi thì tìm cô Thương đã đập liên hồi, tiếng trống ngực lục tục phát ra cả bên ngoài, bám vào bả vai A Dếnh, cô Thương giục:
– A Dếnh nói đi, nó bảo với A Dếnh là gì?
A Dếnh phải ngước lên mới nhìn thấy rõ khuôn mặt của cô Thương, trong đôi mắt hiền từ đen lánh ấy ánh lên ngọn lửa phản chiếu, long lanh, hình như mắt cô ướt:
– Nó bảo với A Dếnh, nó là …… là ………… con trai của cô giáo Thương.
Giây phút này cô Thương mong chờ mỏn mỏi đã quá lâu rồi, lâu đến nỗi mà cô không nghĩ rằng nó lại xảy ra vào lúc này, ở đây.
– A Dếnh bảo sao cơ? Con trai cô, Khoa. Khoa. Khoa.
– Nó bảo nó tên là Khoa, nhưng A Dếnh bảo nó tên là A Khoa vì nó chưa lấy vợ.
Cô Thương dường như không nghe thấy tiếng A Dếnh nói gì. Cô khập khiễng bước ra khỏi đám đông trong ánh mắt nhìn vô cùng trìu mến của các cô giáo Pa Thăm. Các cô ở đây có ai là không biết hoàn cảnh và tâm tư của cô phụ trách điểm trường đâu. Cô Thương dáo dác tìm con trong đám đông giữa những tiếng thèn thẹn của các đồng nghiệp:
– Chị Thương!
– Chị Thương!
Đến sát mép đống lửa đã bắt đầu tàn, tiếng lách tách gỗ nổ càng lúc càng to hơn, cô Thương như chẳng quan tâm tới xung quanh mình có rất đông người, chưa ai muốn phải chia tay buổi liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân này, họ nán lại nói chuyện với nhau thêm một chút nữa, mặc dù đêm đã về khuya. Dường như đã quá sức chịu đựng của mình, cô Thương thét lên, tiếng thét của cô vang vọng núi rừng, vang xa tít tận những bản sâu nhất, xa nhất ở vùng cao biên giới này:
– KHOA ƠI!!!!!!!!!! CON ĐANG Ở ĐÂU?
Tiếng nói, tiếng cười im bặt, dường như cả không gian núi rừng đều im phăng phắc vì tiếng thét từ đáy lòng của một người mẹ đằng đẵng xa con làm át hết cả đi. Không ai dám thở mạnh, chỉ dám nhìn vào đôi mắt đỏ rực vì ánh lửa, long lanh vì nước mắt của cô Thương mà thôi.
Ở bên kia đống lửa, Khoa đứng như trời trồng, cậu chưa hết chết lặng vì giây phút nhìn thấy mẹ trong điệu múa bay lượn, giờ lại thêm tiếng gọi như xé nát không gian ấy, cậu bước lên vài bước để mình tách khỏi đám đông, đứng đối diện với mẹ, không đủ can đảm để nói to, Khoa nói nhỏ nhưng vì không gian im ắng, tiếng nói ấy cũng đủ đến tai cô Thương:
– Mẹ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Nhanh như một cơn gió, như chạy đua với thời gian, cô Thương bước thấp bước cao, chạy như bay làm tà áo dài trắng tung bay ra phía đằng sau, cô mặc kệ tất cả vòng qua đám lửa, lao như bay về phía phát ra tiếng “mẹ” ấy. Cách Khoa vài bước chân cô dừng hẳn lại để xác nhận một lần nữa người vừa nói chính là con trai mình. Nhầm làm sao được, đứa con cô dứt ruột đẻ ra, đôi mắt kia, cái mũi kia, khuôn miệng kia, dáng người kia, làm sao cô có thể quên được chứ. 8 năm thôi chứ mười tám năm hoặc tám mươi năm cô vẫn có thể nhận ra đây chính là đứa con của mình.
– “Ôi con trai của mẹ!, hu hu hu hu!!!!! Con trai của mẹ” Cô Thương ôm chầm lấy Khoa, bầu ngực đẫy đà của cô chạm vào khuôn ngực của Khoa, tì thật chặt, cô muốn ép thật chặt bản thân mình vào người đứa con trai yêu dấu.
Khoa cũng vậy, cậu lên đây, dù vì lý do gì đi chăng nữa, dù trong lòng còn nhiều hoài nghi, nhiều câu hỏi, nhưng chung quy, từ trong sâu thẳm chính là nỗi nhớ mẹ. Khoa cũng ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con xiết lấy nhau trong ánh mắt nhìn âu yếm của các cô giáo Pa Thăm, của bà con dân bản, của các chú bộ đội biên phòng.