Tà Áo Nơi Biên Cương - Chương 26: Giao lưu Kinh Mông (1)
– Nào, muộn rồi còn gọi chị ra đây làm gì? Có phải có chuyện gì định nói với chị không?
Trong lòng Thương phỏng đoán Như Hoa gọi mình ra đây là vì chuyện của Khoa. Khả năng lớn là Như Hoa cũng muốn nối gót Bích Thảo, Hạ Vy và Tố Quyên. Nhưng Thương đã nhầm. Như Hoa e thẹn quẫy chân làm nước suối tung lên:
– Chị! Em ….. muốn …………. lấy chồng.
Oạch, Bõm!. Như Hoa bất ngờ đến nỗi trượt mông toẹt một phát rơi tõm xuống nước. Nước nông nên chỉ ướt đến bụng, toàn bộ chiếc quần mỏng choẹt dít sát vào da đít làm lồ lộ toàn bộ phần dưới. Cũng may trời mùa hè nên không lạnh, chỉ làm mát bướm mà thôi. Lồm cồm bò lên tảng đá trong tiếng cười khúc khích của Như Hoa, Thương mồm chữ O không tin vào những điều mình vừa nghe thấy, bởi, lấy chồng, thuật ngữ xa xỉ đối với các cô giáo Pa Thăm:
– Lấy chồng? Em lấy chồng? Lấy ai? Ai lấy.
Trong ánh trăng vằng vặc, Như Hoa phụ giúp chị Thương vuốt vuốt vào cặp chân cho nước từ quần trôi bớt, vừa làm vừa nói:
– Người đó chị cũng biết mà.
Thương vặn ống quần, ngẫm nghĩ một hồi rồi xâu chuỗi lại các sự kiện diễn ra xung quanh Như Hoa. Nói gì thì nói, cô giáo Pa Thăm tính cả Thương nữa là 8 người thì Thương vẫn là thân với Như Hoa nhất. Hai chị em gần gũi nhau lâu là cái thứ nhất, thứ nữa chính là tuổi cùng sềm sềm nhau, chị hơn bốn chục, em ba băm nên dễ đồng cảm hơn.
– Đừng nói với chị trêu đùa thành thật nhé.
Từ hồi xửa hồi xưa, cái hồi mà A Dếnh còn bé được cha gửi đến trường, mỗi lần nhận được quà rừng của cha A Dếnh biếu tặng, Như Hoa đều bị các chị em trêu lấy trêu để, gán ghép này nọ cho vui trường vui lớp. Cho nhanh qua đi những tháng ngày buồn tẻ. Nhưng trêu thì trêu vậy thôi chứ chẳng ai dám nghĩ đó là thật. Bởi có thế nào đi nữa, Như Hoa người Kinh, A Páo người dân tộc Mông, chưa kể khác biệt về văn hóa, trình độ, còn cái khó hơn chính là trai bản và các cô giáo thường không thể có quan hệ nam nữ, bởi hệ lụy của nó là không nhỏ.
Người mà Thương vừa nói “trêu đùa thành thật” ấy không cần nói tên thì Như Hoa đã biết, còn ai trồng khoai đất này nữa. Như Hoa gật đầu xác nhận. Vừa gật đầu xong thì Thương nói xấn vào ngay:
– Nhưng …………………..
Chữ “Nhưng” ấy là gì Như Hoa hiểu. Đó là điều cấm kị bất thành văn từ trước tới nay của các cô giáo Pa Thăm. Đó là không được phát sinh quan hệ tình cảm với trai bản, dù có thiếu thốn thế nào đi chăng nữa. Bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của các cô giáo đối với dân bản. Mất uy tín, các cô giáo sẽ không được đồng bào quý mến, không con con đến trường nữa, các cô giáo có muốn vận động chính sách gì đồng bào cũng không nghe nữa.
Như Hoa tiếp lời chị:
– Nhưng đây là quan hệ nghiêm túc, không phải em vì cái này cái nọ mà đến với A Páo đâu chị. Xin chị tin em, tác thành cho em.
Lời nói vừa rồi của Như Hoa như lời trải lòng chất chứa bao nhiêu năm. Thương nhìn em, ánh trăng không đủ để cô nhìn rõ những vầng đỏ đọng lại trên gò má, nhưng ánh trăng đủ sáng để nhìn thấy ánh mắt to tròn đầy quyết tâm của Như Hoa.
Cảm thông cho em, Thương đã vắt kiệt nước ở ống quần nhưng lại tuột xuống mép suối Nậm Cha một lần nữa, mặt đối mặt với em gái Như Hoa nói lời của bậc đàn chị:
– Như Hoa ơi, chị sao không hiểu mong muốn của em. Các cô giáo vùng cao như chúng ta đây ai cũng có nỗi khổ đó. Nhưng em có biết hôn nhân là chuyện quan trọng thế nào không em? Người Kinh với người Kinh đã khó ở với nhau, đã khó có thể thông cảm cho nghề của chúng ta. Huống hồ đây lại là người dân tộc, khác biệt về văn hóa, nếp sống, nếp nghĩ, về quan niệm vợ chồng. Tỷ thứ khác biệt em có biết khó khăn như thế nào không? Thà chúng ta cô độc còn hơn phó thác thân mình cho người không hiểu mình. Như vậy khổ lắm em ơi.
Nói xong, Thương rơm rớm nước mắt. Bản thân cô không muốn Như Hoa, không muốn các cô giáo khác phải lấy củ cải, cù khoai làm bạn, cũng muốn các cô có cuộc sống vợ chồng đủ đầy như hàng bao phụ nữ khác chứ. Nhưng muốn không có nghĩ là phải có được bằng mọi giá.
– Em hiểu mà chị. Em không phải suy nghĩ bừa đâu. Em nghĩ kỹ lắm rồi chị ạ!
Cầm tay em, Thương nhìn kỹ vào đôi mắt em rồi hỏi:
– Nghe chị hỏi một lần đây? Em có yêu A Páo không?
Như Hoa đứng hẳn dậy trên mỏm đá, nhìn lên ánh trăng vằng vặc rồi nhìn về đại ngàn một mầu đen mờ mờ ở ngay trước tầm mắt, cô than với chị nhưng cũng là than với giời, với rừng:
– Yêu ư? Thực sự em cũng không biết yêu nó là như thế nào cả. Đã từng nắm tay nhau bao giờ đâu, đã từng thề non hẹn biển cái gì đâu mà gọi là yêu. Nhưng chị ơi, em đã 35 tuổi rồi, tuổi trẻ của em, tuổi thanh xuân của em, tuổi con gái mộng mơ của em đã dành cho các em học sinh cả rồi. Giờ đây em chỉ là một cô gái già ế chồng thôi. Em làm gì có lựa chọn nào tốt hơn. A Páo tuy không phải người Kinh, nhưng A Páo tốt tính, hiền lành, chăm chỉ lại cũng có ý muốn lấy em làm vợ. Khác biệt về dân tộc ngày xưa còn lớn nhưng giờ đây đã thu hẹp lại rồi, em cũng hiểu rất rõ về phong tục tập quán của người Mông, em tin là mình có thể dung hòa được. Xin chị đồng ý cho em.
Lấy tay mình thò xuống nước, Thương vẩy mạnh một cái làm nước bắn tung tóe, bắn cả vào quần của Như Hoa, sau khi nghe lời tâm sự này của em, Thương đã biết mình cần phải làm gì. Nếu như giờ đây, Thương nói không đồng ý, có lẽ Như Hoa cũng không dám trái lời. Nhưng nỡ lòng nào Thương làm thế, cô cũng có hẹp hòi gì đâu, chỉ mong em vui thôi mà:
– Chị đồng ý.
Như Hoa nhảy tõm xuống nước, cô thở phào nhẹ nhõm, vượt qua cửa ải của chị Thương là không còn cản trở nào đối với cô nữa rồi. Cô sẽ có chồng. Đứng cạnh chị dưới nước, Như Hoa ôm chầm lấy chị:
– Thật sao, chị đồng ý cho em phải không ạ.
Thương gật đầu:
– Nào, thế chuyện gả chồng cho cô giáo phải làm sao đây? Đợi mùa mưa qua đã rồi tính chứ hả?
Lần này Như Hoa ngại không để đâu cho hết, chỉ muốn ngụp xuống luôn dòng suối Nậm Cha cho hết ngại thôi.
– Mai ạ, A Páo sẽ đến …. cướp vợ.
Thương ngã đến tủm cái xuống nước, từ đầu đến chân ướt nhoẹt, tất nhiên là bướm cũng ướt nốt:
– Máu đến vậy sao hả cô giáo?
Như Hoa cười như đồng bào được mùa rãy:
– Cô giáo 35 rồi mà.
——
Cả đêm hôm đó, các cô giáo Pa Thăm có một đêm không ngủ, lần này không phải vì chuyện nứng lồn khó ngủ. Mà là vì các cô giáo tập trung ở khu nhà ăn, để bàn cho công việc ngày mai của Như Hoa. Các cô phân công ai làm việc gì, ăn mặc thế nào, đón tiễn nhà trai ra làm sao, tục lệ cướp vợ như thế nào. Nhiều chuyện lắm, ấy thế nên mất cả đêm không ngủ là phải rồi. Trên khuôn mặt ai cũng có một nụ cười.
—–
Trời sáng hôm sau chủ nhật đẹp đến lạ, đám mây mỏng hững hờ trôi lang thang trên nền trời xanh ngắt. Tiếng chim rừng ríu rít gọi bầy từ xa vọng về, tiếng lá rừng xào xạc vì cơn gió lạ từ hướng Tây thổi về làm cành cây đung đưa.
– Khoa! Chụp cho chị đi. Chụp đẹp vào.
– Chị Thương, hôm nay chị đẹp thế, vào đây đứng cùng tụi em cho Khoa chụp ảnh.
“Tách, tách, tách”, Khoa nửa nằm nửa ngồi, chổng mông chổng tĩ liên tục bấm máy, ống kính dọi thẳng vào các bộ áo dài thướt tha của các cô giáo Pa Thăm.
Người đặc biệt nhất trong các cô giáo mặc áo dài ngày hôm nay để lại ấn tượng với Khoa nhất chính là cô giáo Đài Trang. Cô người nhỏ nhắn, mặc một bộ áo dài mầu trắng tinh khôi, mầu trắng như thể hiện bản thân còn trinh tiết vậy. Bộ áo dài đơn giản, không một hoa văn cầu kỳ, chỉ có hàng cũng áo bên vai phải được bọc bằng một lớp vải thổ cẩm của người dân tộc. Mặc dù trên môi nở nụ cười nhưng những góc chụp cận cảnh khuôn mặt cho Khoa biết trong ánh mắt của Đài Trang vẫn phảng phất nét đượm buồn, cũng sắp phải rời xa nơi này, rời xa chị em, rời xa trường lớp, xa các em học sinh, nơi 5 năm qua mình gắn bó với biết bao kỷ niệm vui buồn, bảo sao Đài Trang vui cho được.
Như Hoa diện bộ trang phục truyền thông của phụ nữ H’Mông mà A Páo gửi cho hôm qua. Một dạng váy liền áo, phần váy, ống tay và bo chéo được dệt bằng thổ cẩm mầu đỏ, vàng, xanh rất cầu kỳ. Trên đầu đội một chiếc mũ tròn vành hở ngọn có tua dua bằng đá che đến nửa khuôn mặt, chiếc mũ này cũng được dệt và thêu thổ cẩm cùng mầu với váy. Trên cổ đeo 3 chiếc vòng bạc rất to.
Các cô giáo còn lại, từ mẹ Thương đến cô giáo thực tập Quỳnh Anh đều diện bộ áo dài đẹp nhất của mình. Tất cả đang tụm năm tụm ba cười cười nói nói vui đùa ở giữa sân trường. Hôm nay các em học sinh được nghỉ học, các cô giáo lấy sân trường làm nơi đón tiếp nhà trai, cũng sắp lên tới đây rồi.
Rồi tất cả tiếng cười nói ngừng bặt khi từ xa nghe tiếng bước chân của đám trai làng, họ hăm hở đi về đây. Quỳnh Anh chạy vội từ ngoài cổng trường vào thông báo:
– Nhà trai sắp đến rồi, đông lắm các chị ơi.
Quả đúng như vậy, Quỳnh Anh vừa nói xong, thì đám thanh niên Mông đã xuất hiện ở cổng trường. Tất cả đều là thanh niên, trang tráng của bản Mông. Họ mặc trang phục truyền thống của người Mông, đi giầy vải, quần ống rộng, áo vải mầu đen, đầu đội mũ nồi. Theo tục, hôm nay không có người lớn tuổi theo đoàn, chỉ có thanh niên là bạn của A Páo thôi. Cả A Dếnh cũng có ở trong đoàn người này, đi cướp vợ cho cha.
Rồi sân trường chia làm khoảnh, khoảnh bên trái, Như Hoa ở giữa, vây quanh là các cô giáo, các cô giáo đang cố tình diễn lại cảnh bao bọc lấy Như Hoa, không cho đám thanh niên cướp cô gái đi.
Khoảnh bên phải là đám thanh niên bản Mông gần hai chục người, chính giữa là chú rể A Páo. Đám thanh niên hò reo, đẩy A Páo mạnh dạn tiến lên phía trước để cướp cô dâu.
A Páo cũng tiến lên phía trước vài bước, rồi cầm cây khèn bắt đầu vừa thổi vừa múa. Tiếng khèn vang lên trong tràng vỗ tay của cả trai Mông và các cô giáo. Theo tục, chàng trai phải thể hiện bản lĩnh của mình trước mặt cô gái. Tiếng khèn và điệu múa phải đẹp, phải hay thì mới làm cô gái xuôi lòng cho chàng trai đó cướp mình đi.
Và tiếng khèn của A Páo hay lắm, lúc trầm lúc bổng, nhịp điệu lúc du dương lúc cao vút nhịp nhàng. Điệu múa của A Páo đẹp lắm, dẻo lắm làm các cô giáo trầm trồ.
Vòng vây quanh Như Hoa dần dần giãn ra, để một lối cho chàng trai vào cướp.
Khi tiếng khèn vừa dứt, điệu múa vừa ngừng. A Páo chạy thật nhanh về phía Như Hoa, nắm lấy cổ tay Như Hoa rồi kéo về phía trai Mông.
Như Hoa theo tục cướp vợ cổ xưa cố gắng giật tay A Páo ra, dùng giằng kiểu như không muốn mình bị cướp, miệng nói:
– Các cô giáo ơi, cứu tôi với. Tôi chưa muốn lấy chồng đâu.
Nhưng trong lòng Như Hoa nghĩ ngược lại: “Nhanh nhanh còn về động phòng”.
Đáp lại tiếng kêu cứu của Như Hoa là tiếng cười khúc khích của các cô giáo. Nếu đúng theo tục thì các cô giáo phải xông về phía chàng trai kia để giải cứu một cách có lệ, nhưng các cô lại không làm được như thế, bởi họ không phải các diễn viên chuyên nghiệp.
Kéo Như Hoa về đến phía mình rồi, A Páo mạnh mẽ nâng hẳn người Như Hoa lên, vác lên vai, hai tay kẹp lấy đùi, bụng và ngực Như Hoa úp lên một bên vai của A Páo. Ngay lập tức A Páo chạy thật nhanh ra khỏi sân trường trong tiếng kèn hòa tấu của các chàng trai đi cùng.
Như Hoa đập đập tay vào lưng A Páo, chân giẫy giẫy giụa giụa như không muốn mình bị bắt đi. Cô gái càng giẫy mạnh, càng chứng tỏ phẩm giá mình càng cao. Chàng trai phải ghì thật chặt để cô gái có quẫy thế nào cũng không thể bị rơi xuống đất.
Cứ thế đám thanh niên người Mông đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh trong ánh mắt mình của các cô giáo.
Đối với các cô mà nói, lễ tiễn Như Hoa về nhà chồng chỉ có như vậy thôi cũng chẳng biết làm gì hơn.
Khi đoàn người đã khuất bên kia mỏm núi, cô giáo Thương cười mỉm nói với các cô giáo còn lại, A Khoa đã theo nhà trai chụp ảnh rồi:
– Ba ngày sau Như Hoa mới về trường. Hy vọng em ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình.
—-