Tà Áo Nơi Biên Cương - Chương 25: Như Hoa (4)
Rót một bát nước chè tươi, A Páo trộm ngắm nhìn Như Hoa một cái rất nhanh:
– Cô giáo uống cái bát nước chè tươi, A Dếnh vừa mới hái ở cây trè non mới trồng trong vườn nhà. Ngon lắm đấy.
Cầm bát nước chè tươi trong tay, Như Hoa xoay vòng vành bát trong tay mình để hơi ấm được lan đều. Không hiểu sao, trước khi tới đây, cô dự định hỏi han anh A Páo nhiều lắm, nhất là vấn đề sức khỏe nhưng đến giờ thì chẳng nhớ được mình cần phải nói cái gì cả. Chỉ đành câm nín nhìn bát nước trên tay mình.
A Páo nói trước:
– Nếu không nhờ cô giáo thì bây giờ A Páo đã thành con ma rừng rồi. Cái bác sĩ người Kinh đã nói cho A Páo biết, nếu A Páo đến bệnh viện muộn thì cái bụng nó sẽ vỡ ra, không sống nổi.
Được sự mở đầu của A Páo, Như Hoa đã bớt ngại hơn. Nếu như bây giờ có A Dếnh và A Khoa ở cùng, có lẽ cô sẽ tự nhiên mà nói chuyện hơn. Cô chưa từng ở trong hoàn cảnh này bao giờ, trên nhà sàn, giữa trời sâm sấp tối, với chỉ duy nhất một người đàn ông:
– Anh A Páo phải tuyên truyền đến đồng bào bản Mông, có bệnh đau yếu trong người là phải đến Y tế thôn bản. Không được được chữa bệnh bằng cách nhờ thầy Mo cúng vái đâu. Con ma rừng không bắt người tốt như anh Páo đi đâu.
A Páo gật gù đồng ý. Như Hoa tiếp lời:
– Thế anh A Páo đã khỏe hẳn chưa? Sao không ở trên viện mấy hôm nữa hãy về.
A Páo vươn tay của mình lên, làm chiếc áo đen bị co lên, lộ một chút da thịt vùng bụng, lộ luôn cả một ít lông mọc chườm từ dưới háng lên bụng. Điều này không qua khỏi ánh mắt bẽn lẽ của Như Hoa:
– A Páo khỏe như con trâu cầy rẫy, như con hổ con báo trong rừng, chỉ vài hôm nữa là A Páo lại lên nương, lên rẫy được rồi.
– Ấy, anh đừng vội, cứ nghỉ ngơi cho khỏe hẳn đã rồi hãy lên rẫy.
Khởi đầu ngượng ngạo, nhưng rồi, hết bát chè này, đến bát chè khác, hai người nói với nhau rất nhiều chuyện, từ chuyện ngày xửa ngày xưa, ngày mà A Dếnh vẫn còn bé đến mãi chuyện về sau này. A Páo kể cho Như Hoa nghe công việc của anh ở trên rãy, anh trồng những loại cây nào, nuôi những con gì, rồi bán chúng ra sao. Như Hoa kể cho anh nghe về quê hương cô, về quãng tuổi thơ, về những vất vả của các cô giáo, rồi vì sao cô lại ở trên này suốt mười lăm năm qua.
Cứ thế, hai người, hai dân tộc, một Kinh, một Mông lời đưa lời đẩy như chẳng muốn dứt, khoảng cách về tộc người dần dần được xóa nhòa, hòa chung làm một.
Như Hoa tự mình cho thêm một thanh củi vào bếp lửa, trời cũng đã muộn, cô cũng muốn về trường cho sớm nhưng chờ mãi không thấy A Khoa về. Nhìn ánh lửa bập bùng làm gò má Như Hoa ửng hồng, cúi gằm mặt trên đầu gối, Như Hoa thỏ thẻ nhắc lại một chuyện cũ:
– Hồi đó, sao anh A Páo lại tặng cho … em cái lược gỗ trầm?
Nghe nhắc đến chuyện đó, A Páo bối rối chẳng biết nói thế nào, cứ gãi gãi cái đầu, nhoẻn miệng cười rồi lại đóng chặt mồm lại ngay, len lén nhìn cô giáo chẳng giám nói gì. Như Hoa được thể lại hỏi thêm:
– Rồi lần nào trên rãy về, đón A Dếnh cũng tặng em một thứ gì đó. Khi thì giò phong lan, khi thì nải chuối hột mọc trong thẳm sâu, rồi cái vòng đeo cổ bằng bạc, rồi cái bộ kim chỉ người Mông, lần nào cũng thế cả.
Như Hoa càng nói, A Páo càng chẳng dám nói gì, hình như có điều gì đó ẩn sâu trong lòng mà A Páo không thể nói ra. Ấp úng mãi mới rặn ra được vài ba chữ:
– Vì cô giáo dạy cho A Dếnh biết cái chữ, cô giáo cho A Dếnh ăn cơm trắng no cái bụng mà.
Như Hoa cãi ngay, giọng có vẻ chua chua:
– Thế các cô giáo cũng dạy A Dếnh chữ, cũng cho A Dếnh ăn cơm trắng, sao A Páo không tặng cho các cô khác mà lại chỉ tặng cho …. Em?
Bỏ hẳn chiếc mũ nồi xuống khỏi đầu, A Páo thực sự không biết nói thế nào cho cô giáo hiểu:
– Thì …. Thì …. Tại vì ………….. tại vì …………..
Nói đến đấy thì A Páo không tìm được lời nói tiếp. Như Hoa cũng phần nào dò được tâm ý của A Páo. Cô biết, nếu cô không phải là người chủ động thì cô và A Páo mãi mãi chỉ dừng lại ở quan hệ cô giáo và phụ huynh học sinh. A Páo sẽ sống cô độc đến già, bản thân cô cũng chẳng biết bao giờ mới có được một tấm chồng. Tuổi đã 35 rồi, thanh xuân đã ở lại phía sau chứ có phải trẻ trung gì đâu.
– Có phải vì anh A Páo …. thích em không?
A Páo co rúm người lại vì câu hỏi của cô giáo Như Hoa, đó chẳng phải là suy nghĩ bao nhiêu năm nay của A Páo đó hay sao. Từ ngày vợ mất, A Páo một mình lủi thủi làm lụng, siêng năng ruộng rẫy. Cũng có vài cô gái trong bản Mông cho người đánh tiếng muốn A Páo sang hỏi làm vợ, nhưng A Páo không thích, không phải vì A Páo không cần vợ, mà vì trong lòng A Páo đã có người khác, là cô giáo Như Hoa đây. Nhưng mùa rãy này qua, mùa rãy kia tới, A Páo không dám ngỏ lời bởi khoảng cách giữa mình và cô giáo, hai người lại hai dân tộc khác nhau.
Nếu giờ đây trước mặt A Páo là hũ rượu, A Páo sẽ tu ừng ực một hơi cho hết để lấy can đảm, nhưng than ôi chỉ có chè tươi đãi khách, A Páo mặc kệ chè nóng, cố uống lấy no để lấy can đảm:
– Mái tóc cô giáo đen như gỗ mun, nước da cô giáo trắng như hoa bạch lan trong rừng sâu, giọng nói cô giáo như con chim rừng gọi bạn, cô giáo tốt như một nàng tiên trên trời. Cái bụng A Páo ưng cô giáo lắm, muốn lấy cô giáo về làm vợ, muốn cô giáo giữ cho bếp lửa trong nhà A Páo không bao giờ bị tắt, cho bồ thóc bên hông nhà không bao giờ vơi, cho khung cửi trong nhà kêu kẽo kẹt, cho cối giã xay gạo quay vòng vòng.
Bắt đầu trơn mồm, A Páo tua thêm một tràng nữa trong ánh mắt ngưỡng mộ của Như Hoa, trong lòng Như Hoa đang nhảy múa:
– A Páo khỏe như con trâu cầy, A Páo đi rừng giỏi nhất vùng Pa Thăm, A Páo múa khèn đẹp được nhiều con gái bản Mông khen. A Páo chăm chỉ làm ăn. Nếu cô giáo về làm vợ A Páo sẽ không để cho cô giáo đói cái bụng, A Páo sẽ đeo cho cô giáo nhiều vòng bạc trên cổ, trên tay, trên chân. A Páo sẽ làm cho cô giáo mang trong bụng cái đứa con của A Páo, cô giáo sẽ đẻ nhiều đứa con trai, con gái cho A Páo.
Đoạn đầu thì thôi không nói, A Páo khỏe và chăm chỉ làm ăn như thế nào, Như Hoa biết cả. Nhưng chết là chết cái đoạn cuối, gì mà “A Páo sẽ làm cô giáo có chửa, cô giáo sẽ đẻ nhiều”. Như Hoa co rúm cái bụng lại vì sao thì chắc ai cũng biết, vì “em bé” ở dưới nghe được lời A Páo nói đấy mà. Muốn chửa nhiều và đẻ thì sao nhỉ, thì phải địt nhiều chứ còn sao nữa. Mà chẳng cần phải nghĩ nhiều, người to bản như con trâu mộng, bắp thịt cuồn cuộn như A Páo thế kia thì chắc là khoản “địt” cũng không kém ai đâu nhỉ.
Như Hoa chẳng dám ở lâu thêm nữa, bởi cô tự biến mình thành một thiếu nữ e lệ, tự biến mình thành một cô gái Mông vừa được chàng trai bản tỏ tình. Cô đứng dậy, trước khi rảo bước ghé tai vào tai A Páo nói thật nhanh:
– Như Hoa cũng ưng cái bụng làm vợ anh Páo. Ngày mai anh Páo đón Như Hoa về làm vợ theo tục cướp vợ của người Mông đi.
Nói xong, Như Hoa chạy thật nhanh như một con thỏ ra cửa nhà sàn, để lại A Páo một mình sững sờ bên bếp lửa.
—–
Như Hoa đi như chạy, trong lòng mừng lắm vì mình sắp được lấy chồng. Đối với người ngoài mà nói, chuyện cô lấy chồng tưởng là chóng vánh, là nhanh nhưng với Như Hoa, với A Páo, để có được ngày hôm nay là mười mấy năm dài đằng đẵng, là mười mấy năm tìm hiểu nhau mới có được bước đột phá này.
Ra đến giữa bản thì thấy A Dếnh và A Khoa đang đứng bên một mỏm đất, không biết nói chuyện gì. Nhìn thấy hai đứa, Như Hoa gọi to:
– Khoa, về trường thôi.
Khi 2 chị em quẩy bộ gần rời khỏi bản để vào đường mòn về trường thì từ phía sau vọng lại tiếng A Dếnh gọi:
– Cô Như Hoa, A Khoa ơi, dừng lại A Dếnh có việc muốn nói.
Ngoảnh lại phía sau, đã thấy A Dếnh tất tả ở sau lưng, trên tay là một bọc gì đấy bằng vải đen:
– A Dếnh có chuyện gì mà chạy ra tận đây gọi cô.
A Dếnh đưa bọc vải cho cô Như Hoa rồi nói:
– Cái này của cha A Dếnh tặng cho cô, cha A Dếnh nói là để cô giáo mặc vào ngày mai. Cô giáo cầm lấy cho A Dếnh vui lòng. A Dếnh phải về nhà đây. Cha A Dếnh bảo là đêm nay phải chuẩn bị mọi thứ để ngày mai đi cướp vợ.
Nói xong, A Dếnh quay ngoắt lại phía bản rồi chạy như bay. Khoa không hiểu chuyện gì xảy ra, nhìn chị Như Hoa hỏi ngây ngô:
– Cướp vợ, chú A Páo đi cướp vợ, mới vừa ở viện về mà. Đã đòi lấy vợ rồi sao?
Như Hoa tủm tỉm cười, cô đưa cho Khoa cái đèn pin rồi tự mình mở bọc vải ra xem, cô thấy mình đích xác là một cô gái Mông. Bởi trong bọc vải là một bộ quần áo truyền thống của phụ nữ H’Mông, một đôi giầy vải đen, một cái khăn chít đầu, một cái vòng bạc cổ, một bộ vòng tay và vòng chân bằng bạc.