Tà Áo Nơi Biên Cương - Chương 12: Trò đồi bại (3)
– Mẩy Mưa có muốn đi học cái chữ không?
Mẩy Mưa không đáp, chỉ gật nhẹ cái đầu. Cô giáo nói tiếp:
– Để cô nói chuyện với cha mế cho Mẩy Mưa đi học nhé?
Mẩy Mưa lại gật đầu. Không nói gì.
– Cô giáo cho Mẩy Mưa mấy quyển sách, quyển vở, bút chì và tẩy. Mẩy Mưa ở nhà trông em, nếu em ngủ thì Mẩy Mưa chịu khó xem tranh vẽ ở trong mấy cái quyển sách này, rồi Mẩy Mưa lấy bút vẽ lại, lần sau cô giáo lên cô giáo kiểm tra. Nếu Mẩy Mưa vẽ đẹp, cô giáo sẽ xin cha mế cho lên trường học nhé.
Mẩy Mưa lại gật gật đầu, vỗ nhẹ vào lưng em vì thằng bé nhỏ thó trong lòng Mẩy Mưa vừa giật mình. Cô bé cầm lấy mấy quyển sách, giữ chặt trong lòng bàn tay như đây là những thứ mà cô bé cần nhất lúc này.
– Giờ Mẩy Mưa vào chỗ mế đi, để cô giáo nói chuyện với cha.
Mẩy Mưa lại bế em vào trong, lững thững đến tội nghiệp.
Cô giáo Bích Thảo bắt đầu buổi dân vận của mình, nhìn A Túa:
– A Túa có biết chuyện mới xảy ra ở bản Nậm Pàn không?
A Túa đáp trống không, có lẽ cũng đã từng nghe nói, chuyện lớn thế cơ mà, vùng Pa Thăm này ai mà không nghe cơ chứ:
– Chuyện bắt cóc bán sang Tàu chứ gì?
Bích Thảo gật đầu:
– Không phải là bắt cóc đâu, mà là bị lừa bán con sang bên kia biên giới đấy. A Túa có biết là tại sao không?
– Tại làm sao? Cô giáo nói cho A Túa nghe đi.
– Tại cha mế của đứa bé không biết chữ, bị người ta lừa ký vào giấy bán con cho người ta. Thế A Túa có muốn Mẩy Mưa, muốn A Páo mới có 1 tuổi bị bắt sang Tầu mổ bụng lấy tim không?
Nói đến đây, A Túa có chút trùng xuống, nhìn về 2 đứa con của mình ở trong góc nhà. Ở vùng biên cương này, chuyện trẻ con bị lừa bắt sang biên không thiếu, hầu như năm nào, tháng nào cũng có một vài đứa trẻ mất tích. A Túa lắc đầu.
Cô Bích Thảo thêm vào:
– Thế sao A Túa không cho cái Mẩy Mưa đi học. Đi học để biết cái chữ, biết phân biệt đúng sai, để không bị lừa sang biên mổ bụng?
A Túa cãi:
– Thế biết cái chữ, biết phân biệt đúng sai có no được cái bụng không? Nhà A Túa nghèo lắm, không có tiền cho cái Mẩy Mưa đi học đâu, nó còn phải ở nhà trông em để A Túa làm rãy, làm nương, mới có cái hạt thóc, cái hạt ngô mà ăn no cái bụng chứ.
Bắt đầu bắt được đúng điểm thuyết phục, cô Bích Thảo hớp một ngụm trà nóng hổi rồi thong thả nói tiếp:
– A Túa có biết người miền xuôi họ được học cái chữ nên họ biết cách làm ăn, họ làm ra nhiều của cải, nhiều cái tiền lắm. Họ ăn không hết, họ dùng không hết nên họ mang lên đây bán lại cho người đồng bào mình đấy thôi.
Chuyện này thì rõ rồi, thủa xa xưa, đồng bào dân tộc vẫn sống theo hình thức tự cung tự cấp khép kín với nhau. Nhưng giờ xã hội mở cửa, nhiều hàng hóa của miền xuôi, của bên kia biên giới mang về đây bán hoặc đổi với người dân tộc lắm. A Túa nghĩ đơn giản người miền xuôi cũng như mình, thừa cái gì thì mang đi bán để đổi mua lại cái mình thiếu. Người miền xuôi bán nhiều thế, chắc là họ phải thừa nhiều rồi.
A Túa lặng im không nói vì không biết cãi ra làm sao cả, một tay nhấc mũ nồi, tay còn lại đưa lên gãi gãi.
Cô Bích Thảo nói tiếp:
– Nếu cái Mẩy Mưa biết cái chữ, Mẩy Mưa sẽ biết làm ăn, sẽ kiếm ra nhiều của cải, nhà A Túa ăn không hết còn có thể đem bán được nữa cơ mà.
Nghe đến chuyện được mang đồ đi bán ở các phiên chợ, A Túa mừng lắm. Chợ phiên toàn phải đi mua thôi, chẳng được đi bán lần nào vì nhà có thừa cái gì đâu mà bán. A Túa thắc mắc:
– Thế học cái chữ có phải đóng góp cái con trâu, con ngựa nào không? Nhà A Túa có 1 con trâu, 1 con ngựa, nhưng chúng nó phải theo A Túa lên rãy cầy đất. A Túa không cho các cô giáo được đâu.
Bích Thảo cười, cô việc đã thành đến 9 phần rồi:
– Không đâu, học cái chữ không mất tiền. Đã có Đảng và Nhà nước lo hết rồi. Mẩy Mưa đi học không mất tiền, được nhà trường cho sách, cho vở, cho bút, cho bảng, cho phấn để học nữa. Mẩy Mưa được nhà trường nấu cơm bằng cái gạo trắng cho ăn, chỉ cần mang ít thức ăn ở nhà đi ăn lẫn với cơm trắng là căng cái bụng rồi. Ngoài ra mỗi tháng Mẩy Mưa còn được nhà trường cho 100 nghìn đồng nữa, một trăm nghìn đồng có thể đổi được 20 cân thóc đấy A Túa biết không?
Nghe có vẻ xuôi, được đi học không mất tiền, được phát sách vở, được ăn cái gạo trắng ngần, lại còn được tiền mang về, A Túa cười nhe hàm răng đen, nhưng nghĩ thế nào lại nói giọng buồn buồn:
– À như thế cũng không được, còn thằng A Páo, nó chưa biết đi, không để nó ở nhà một mình được, nhỡ con hổ, con báo nó vào nhà bắt mất A Páo đi thì sao. A Túa cũng không mang nó lên rãy được, đi xa lắm.
Về chuyện này, Bích Thảo gặp không phải là ít, tất nhiên là cô đã chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống này:
– Chuyện này cũng không khó giải quyết, để Mẩy Mưa mang em đi học cùng. Từ bản Lùng Hăn đến trường chỉ phải đi qua 3 cái đồi, Mẩy Mưa bế A Páo theo cùng cũng được mà. Đến trường các cô sẽ cho cả A Páo ăn cùng luôn. A Túa yên tâm rồi nhé.
A Túa phân vân một tẹo nữa rồi gật cái đầu:
– A Túa yên tâm cái bụng rồi. Ngày mai A Túa cho chị em cái Mẩy Mưa xuống trường học cùng cô giáo. Học lấy cái chữ để sau này làm ra nhiều thứ mang xuống cái chợ phiên bán.
Khoa cũng mỉm cười theo chị Bích Thảo, có vẻ như cuộc thương lượng, cuộc vận động đã có kết quả mĩ mãn, chả thế mà mặc dù không hiểu hai người nói chuyện gì, Khoa thấy cả hai cùng cười thì cười theo thôi.
———-
Trên đường về, trời tối mịt, Bích Thảo đã chuẩn bị sẵn rồi nên chẳng có ngại ngùng, cô bấm đèn pin đi trước, ở phía sau Khoa cũng có một chiếc đèn pin, rọi xuống chân mình mà đi cho khỏi vấp ngã.
Trời miền cao vào tầm này tối lắm, chẳng nhìn được xa, chỉ âm u toàn cây là cây, cũng may có chị Thảo đi cùng, chứ mình Khoa chẳng dám đi:
– Chị Thảo này, chị vẫn thường đi như thế này à?
Thảo vừa đi vừa đi vừa hát, cô đang vui vì chuyến vận động hôm nay thành công, có thêm một học sinh đến trường. Thêm một học sinh là các cô thêm một việc, thêm một gánh nặng trên đôi vai mỏng manh, nhưng đó cũng là thêm một niềm vui lớn lao vì sự nghiệp cõng chữ đã thành công thêm một bước nhỏ:
– Ừ, một tháng phải đi mấy bận ấy chứ. Mấy bản chị phụ trách có ít học sinh nên chị phải đi ít đấy. Như các bản khác còn phải đi nhiều hơn cơ.
– Thế chị vẫn phải về tối như thế này à?
– “Ừ, lần nào chả thế”, Bích Thảo trả lời một cách tự nhiên nhất như chuyện này quá nhỏ bé.
– Thế chị không sợ à?
– Sợ gì?
Khoa đang sợ, sợ rất nhiều thứ, cậu đang nghĩ đến nhiều tình huống dành cho một cô giáo mơn mởn giữa rừng sâu hun hút thế này:
– Ví dụ như là ma chẳng hạn, đêm thế này đầy ma. Hoặc như có người nào đó thấy chị đi một mình, họ …..
Thấy Khoa dừng lại không nói tiếp, Thảo cũng đoán ngay ra được Khoa định nói gì, cô nghĩ trong đầu: “Họ …. Hiếp chứ gì? Đây mong còn chẳng được nữa là”. Nhưng cô lại cố ý trêu Khoa:
– Họ ………….. làm sao?
Khoa ấp úng, cậu ngại không dám nói tiếp điều mình vừa nghĩ, nhưng chị gặng hỏi chả lẽ sợ không nói:
– Họ ….. giở trò đồi bại.
Thảo cười thật lớn, cười khanh khách lên vì sự thật thà của Khoa. Cô dừng lại ở một đoạn eo của con đường nhỏ, chờ Khoa đi ngang lên sát mình, cô dọi đèn pin vào ngực Khoa, để ánh sáng hắt lên khuôn mặt nam tính, mái tóc bồng bềnh:
– Khoa này, em có biết, các cô giáo Pa Thăm, trong đó có cả mẹ em vẫn thường nói với nhau câu gì không?
Ánh mắt Thảo như dại đi, vì cô đang đứng gần Khoa quá, thực sự cô muốn hư, muốn buông thả ngay bây giờ, ngay tại đây, với chính Khoa.
Khoa ngây ngô hỏi:
– Câu gì ạ?
Giọng Bích Thảo trầm hẳn xuống, nói rất nhỏ chỉ để mình Khoa nghe tiếng mặc dù giữa đêm tối thế này, ở đoạn đường tắt này, chẳng có ai:
– CÔ GIÁO PA THĂM, CÁI GÌ CŨNG CÓ, CHỈ THIẾU CÁI ĐÓ.
Nói xong, Thảo tắt đèn pin của mình, chỉ còn ánh đèn nhỏ của Khoa là chiếu sáng, cô im lặng để lắng nghe sự sục sôi đến cùng cực ở trong lòng.
Còn Khoa, cậu cũng im lặng mà luận lời nói ẩn ý của chị Bích Thảo, “chị nói: các cô giáo Pa Thăm, trong đó có cả mẹ em, Cái gì cũng có, chỉ thiếu cái đó, mà cái đó ở đây là gì, chẳng phải là cái “trò đồi bại” mà cậu vừa mới nhắc với chị đó hay sao? Trong đó có cả mẹ Thương, không lẽ chuyện đêm qua, chuyện cậu mộng tinh là thật và người làm việc đó chính là mẹ Thương?”
Khoa lắc lắc cái đầu vì suy nghĩ vừa rồi của mình. Rồi cậu giật thót mình một cái vì hơi thở của chị Bích Thảo phà vào tai cậu, âm thanh mang theo nhiều tâm tình mà chị Bích Thảo phải cố gắng lắm mới dám nói ra, có lẽ sự chịu đựng của con người cũng có giới hạn của nó:
– Khoa, cho chị biết thế nào là “trò đồi bại” đi, một lần thôi, được không?