Tà Áo Nơi Biên Cương - Chương 1: Đường lên bản (1)
đấy làm Khoa vùng bật dậy, đi về tủ quần áo nằm bên cạnh cửa sổ, vừa đi Khoa vừa lẩm bẩm một mình:
– Phải rồi, mình phải mang nó theo.
Nói rồi Khoa nhón chân lên ngăn trên cùng của tủ quần áo và lấy ra một chiếc hộp bằng giấy bìa cứng. Chiếc hộp mầu nâu, có nắp đậy, nhìn sơ qua cũng biết đã cũ vì sỉn mầu, nhưng sạch sẽ, chứng tỏ chủ nhân của nó không hề lãng quên.
Bưng chiếc hộp bằng 2 tay, Khoa ngồi vào mép giường, đặt chiếc hộp lên đùi mình rồi khẽ khàng mở nắp. Một tiếng nho nhỏ phát ra trong cổ họng khi nắp chiếc hộp bung mở, để lộ tấm hình chụp một cô gái, mặc áo dài trắng tinh khôi, phông nền là cảnh trời mây bạt ngàn xa tít, bên cạnh cô gái ấy là rất nhiều em nhỏ mặc trang phục của các đồng bào dân tộc khác nhau:
– Mẹ!
Phải rồi, người con gái trong bức hình ấy không phải người con gái bình thường, đó là mẹ của Khoa. Lật ngược lại tấm hình, là một đoạn thư nhỏ viết nắn nót rất đẹp của mẹ gửi cho Khoa. Trên đó có vài chữ đã bị phai mầu mực, chứng tỏ người đọc nó đã từng khóc, nước mắt rơi làm mực bị nhòe đi.
“Khoa thân yêu của mẹ!
Mẹ gửi con bức hình mẹ chụp cùng học sinh hôm khai giảng vừa rồi. Con đang là sinh viên, sắp là một người đàn ông trưởng thành, rồi con sẽ hiểu được quyết định của mẹ, hiểu cho nỗi lòng của mẹ.
Trong trái tim mẹ, Con là người quan trọng nhất, là đứa con trai bé bỏng mà mẹ đã không hoàn thành nhiệm vụ của một người mẹ là luôn ở bên cạnh chăm sóc cho con.
Con yêu, mẹ vẫn khỏe và luôn nhớ con.
Sìn Hồ, Lai Châu, ngày/tháng/năm….
Mẹ Thương!”
Khoa lại bồi hồi xúc động xen lẫn cảm giác khó tả mỗi lần đọc các bức thư sau tấm hình mẹ gửi. Đều đặn mỗi năm một lần, vào dịp khai giảng năm học mới Khoa đều nhận được một bức ảnh kèm những dòng chữ phía sau như vậy. Đã hơn 20 năm, đã hơn 20 bức ảnh như vậy được Khoa cất giữ trong chiếc hộp bìa cứng này.
Bỗng có tiếng gõ cửa cộc cộc, kèm theo đó là tiếng của một người đàn ông:
– Khoa ngủ chưa con? Bố vào được không?
Vội vàng đóng nắp hộp, Khoa nói vọng ra:
– Bố vào đi ạ.
Mở cửa bước vào là một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, mái tóc hoa râm vuốt sang một bên, trông ông già hơn so với tuổi thật 55. Với tay bật điện ở ngay bên cạnh cửa ra vào, ánh đèn tuýp làm căn phòng trở nên sáng rõ. Ông Sang nhìn xuống đống hành lý của con rồi thở dài:
– Mai đi sớm rồi sao giờ này còn chưa ngủ?
Trong khi chờ con trả lời, ông Sang có nhìn thấy bên cạnh con là chiếc hộp bìa cứng mầu nâu, nó chẳng phải xa lạ gì, chiếc hộp đó chính tay ông cắt ghép mà thành.
– Vâng, con cũng định đi ngủ đây.
Ngồi xuống bên cạnh con, ông Sang và Khoa cùng im lặng, cả hai không ai nói với ai một lời nào, nhưng có lẽ, trong đầu hai người đàn ông đang cùng nghĩ đến một người. Khoa thì nghĩ đến mẹ, còn ông Sang thì nghĩ đến người vợ cũ của mình. Nói là vợ cũ là đúng, bởi ông và mẹ Khoa đã li hôn từ cách đây 10 năm. Không phải vì một lý do bình thường của các cặp vợ chồng ly hôn khác. Ông không thể chịu đựng được cảnh gà trống nuôi con, vợ cứ biền biệt ở vùng biên cương 1 năm mới về nhà được một vài ngày vào dịp hè. Ông chọn, hay đúng ra là chính bà Thương đã chọn cách ly hôn để ông có cuộc sống bình thường như bao người đàn ông khác.
Bỗng ông Sang ngắt cái không gian im ắng bằng một câu hỏi thẳng thắn:
– Tại sao con lại chọn lên chỗ mẹ để thực tập?
Khoa là sinh viên năm cuối trường Mỹ thuật, chuyên ngành nhiếp ảnh. Anh phải thực hiện một bộ ảnh nghệ thuật để làm đề tài tốt nghiệp và anh chọn chủ đề núi rừng Tây Bắc, cũng chính là có mục đích được tận mục sở thị cuộc sống của mẹ, và cũng là để trả lời câu hỏi mà anh đau đáu suốt năm tháng tuổi thơ của mình: Tại sao mẹ lại chọn nơi đó, nơi đó có gì mà làm mẹ bỏ con, bỏ bố, bỏ quê hương?
– Vì con muốn gặp mẹ. Đã hơn 8 năm rồi con chưa gặp mẹ. Từ lúc bố lấy ….. dì Vân ……. Mẹ không về thăm con nữa.
Hai người đàn ông, cũng là hai bố con hiếm khi có thể nói chuyện bình thường, ông Sang nghe con nói thì giọng hơi gắt lên:
– Là tại mẹ con không về chứ không phải tại dì Vân. Con lớn từng này rồi mà không hiểu chuyện đó hay sao.
Ly hôn với vợ được 2 năm thì ông Sang đi bước nữa với vợ hiện tại của mình bây giờ, người mà Khoa không gọi là mẹ mà gọi là dì. Dì tên Vân nên gọi là dì Vân. Dì Vân năm nay cũng mới vừa tròn 40, tràng trạc tuổi mẹ Thương, cái tuổi trẻ đã qua nhưng già thì chưa tới. Dì Vân vẫn còn trẻ, nhiều lúc có dịp nào đó hai dì cháu cùng đi ra đường, người ta cứ tưởng là hai chị emchứ hiếm người nghĩ đó là mẹ kế con chồng.
– Ý con không phải thế, chỉ là con lấy mốc thời gian như vậy thôi.
Thấy bố bắt đầu nổi nóng, Khoa chống chế. Quả thực bây giờ Khoa không nghĩ như thế nhưng hồi dì Vân mới về, lúc đó Khoa mới chỉ mười ba mười bốn tuổi, đã nghĩ như vậy đâm ra ghét dì. Nghĩ dì chính là nguyên nhân khiến mẹ Thương không về thăm mình, dù chỉ là một năm có mấy ngày vào dịp hè.
Sau này lớn lên, phải nói cả tuổi dậy thì của Khoa lớn lên bên dì Vân, dì Vân cũng tốt tính, lại hết mực chăm sóc cho Khoa như con đẻ nên suy nghĩ đó đã thay đổi, ở một khía cạnh nào đó, Khoa coi dì Vân như một người bạn, như một người mẹ của mình.
Đúng lúc đó, không biết đã đứng ở cửa từ bao giờ, dì Vân xuất hiện, có thể dì đã nghe thấy đoạn hội thoại vừa rồi, khuôn mặt dì trùng xuống làm đôi mắt đã buồn trông càng buồn hơn. Từ lúc bước chân vào ngôi nhà này, là vợ của ông Sang, là mẹ kế của Khoa, dì Vân luôn một lòng một dạ lo lắng cho gia đình. Xét theo tổng thể, dì đã làm được, đã có được tình cảm của vậtcản lớn nhất là Khoa. Nhưng dì biết, trong sâu thẳm tâm hồn Khoa, dì không bao giờ có thể thay thế được người mẹ ruột bằng bẵng ở nơi biên cương xa xôi mù tắp kia.
– Hai bố con nói chuyện gì vậy?
Dì Vân đánh trống lảng chuyện mình đã lén ở ngoài nghe chuyện của hai bố con, dì thướt tha đi vào bên trong làm chiếc váy mỏng manh mà dì hay mặc lúc đi ngủ xập xòe bay lượn. Dì Vân đẹp, mông căng tròn lẳn hẳn lên váy, vú mẩy đều lắc lư theo nhịp bước, nước da trắng mịn màng lộ ra ở phần cổ và bắp chân. Điều đó chính Khoa cũng phải thừa nhận, dạo gần đây, Khoa thường hay thắc mắc trong lòng, tại sao dì Vân đẹp như vậy lại chịu lấy bố mình, đã qua một đời vợ lại có con riêng. Còn dì Vân thì lấy bố là lần đầu. Một lần, Khoa có đem thắc mắc đó hỏi dì trực tiếp, hai dì cháu độ vài năm gần đây, từ ngay Khoa vào đại học thường hay tâm sự như những người bạn, thì dì trả lời: “Dì không thể có con do dị tật bẩm sinh, ai mà chịu lấy dì chứ, có bố con rước đi là may lắm rồi”. Dì trả lời rảo hoánh, nhưng Khoa biết, dì buồn lắm. Có người phụ nữ nào lại không muốn mang nặng đẻ đau ít nhất 1 lần trong đờicho biết cơ chứ.
Ông Sang thấy vợ vào thì giật mình nghĩ không biết vợ có nghe được điều gì không:
– Không có gì, anh vào hỏi Khoa xem chuẩn bị xong hết chưa ấy mà.
Dì Vân biết tỏng nhưng không tỏ vẻ gì, dì nở một nụ cười hiền thể hiện mình biết quán xuyến chuyện nhà:
– Em đã hỏi con từ chập tối rồi. Mọi thứ em đã sắp xếp cho con đâu vào đấy. Chả gì đây cũng là lần đầu con đi xa nhà lâu như vậy. Phải chuẩn bị thật kỹ chứ.
Ông Sang hài lòng lắm vì sự quan tâm của vợ dành cho con riêng của mình. Hồi quyết định đi bước nữa, lấy Vân về làm vợ, điều ông lo lắng nhất chính là sự hòa hợp của Vân và Khoa. Thời gian đầu cũng có vẻ căng thẳng, nhưng dần dà đã thay đổi, nhất là mấy năm gần đây, thấy Khoa và vợ mình có vẻ hợp nhau, hay tâm sự với nhau, ông cũng lấy đó làm mừng.
– Vậy anh yên tâm rồi. Thôi anh về nghỉ đây. Em có về phòng luôn không?
– “Anh về phòng trước đi, em dặn con mấy thứ rồi em về sau”, dì Vân trìu mến nhìn chồng.
Ông Sang về phòng, để lại hai dì cháu ngồi hai đầu mép giường. Khi thấy chồng khuất bóng, dì Vân xìu hẳn mặt xuống như người con gái đang giận dỗi người yêu. Mãi chẳng nói câu gì, mà rõ là vừa nói với chồng là có chuyện cần dặn dò Khoa.
Thấy dì không nói, Khoa mới lên tiếng:
– Sao trông dì buồn vậy?
Dì Vân bắt đầu xụt xịt, đưa bàn tay búp măng lên chấm chấm ở mắt, hức hức một cái làm bộ ngực nảy lên nảy xuống, dì không mặc áo lót vì chuẩn bị đi ngủ:
– Tại ……. Dì ………. Dì sợ ……….. mất con.
Khoa mắt tròn mắt dẹt lén nhìn sang dì Vân, trường hợp này có cái gì đó sai sai, dì Vân là vợ của bố chứ chẳng phải người yêu người đương gì của mình, sao lại có thái độ như vậy nhỉ?
– “Sao lại sợ mất ….. con?”. Khoa hỏi lại.
Chấm xong dòng nước mắt, dì Vân bấu bấu vào gấu váy, xoắn lên xoắn xuống một mẩu chân váy làm nó bị kéo lên cao một chút, hở ra phần đùi trắng nõn trắng nà, dì ấp úng:
– Bao nhiêu năm nay, dì chăm con như con đẻ của mình, rồi tự dưng bây giờ, con đi gặp mẹ con. Dì cảm thấy trong lòng có cái gì đó hụt hẫng.