Sông Quê Mùa Nước Lũ - Chương 39
Cái đêm cuối năm se lạnh, cái đêm đóng đinh cột sơi dây mùng đầy mạnh mẽ ấy chị Cúc trào lên sức sống của tuổi đôi mươi bao năm chị như đóa hoa nở rộ bị bỏ quên ở chốn núi rừng, loài hoa đẹp nở ra khoe sắc nhưng bị rừng cây che khuất và vô tình được chàng trai cũng đang khốn khổ vì khung canh âm u cô tịch của núi rừng vặch lá đạp rừng tìm kiếm. Để rồi cái đêm huyền diệu mộc mạc đơn sơ không lời hẹn ước. kết thúc khi sắp ló dạng ánh bình minh. Chàng thanh niên ấy lê bước trở về xiêu vẹo bước qua cây cầu kẽo kẹt, và buổi trưa hôm sau chị Cúc đã nhận bức điện tín vội vã ra về nửa tháng quay lên ngó giường anh Tình thỉ còn manh chiếu và cái áo đông xuân treo phất phơ ở đầu giường bỏ lại. Để rồi chàng thanh niên ấy vội bước ra đi, âm thầm không lời ước hẹn…
– Tình… cậu Tình… cậu làm sao thế?
Chị Hằng và chị Cúc nãy giờ vẫn lặng lẽ ngồi yên trước mặt an ủi lẫn nhau, thẫn thờ nhìn khuôn mặt cậu em năm xưa bơ phờ sắc mặt. Nhìn lên chị Hằng vẫn cầm cái khăn chấm vài giọt nước mắt, đắy mắt đỏ hoe. Tôi chợt đứng lên bước vóng qua phía sau cái ghế nhẹ nhàng đặt hai bàn tay lên bờ vai hai chị, bờ vai chị Cúc hao gầy, nó không còn mềm mại, dẻo dai bền bỉ đã quật ngã anh Tình năm nào. Thì ra bao nhiêu sinh lực của tuôi thanh xuân chị đã hiến dâng vun trồng bồi đắp cùng chị Ngân, góp phần nuôi cái Nga khôn lớn, chắp nối quá khứ năm xưa, tôi thật ngỡ ngàng, thì ra…
Sau cái đêm đóng đinh móc mùng năm ấy, khi mẹ đã khỏe, chị quay trở lại nông trường, biết tin tôi đi, chị âm thầm khóc, lặng lẽ ra vào đào sới nương chè, và cái cầu cây bắc ngang qua suối oan nghiệt, nó đã lấy đi của chị giọt máu ân tình lưu lại trong người. Chị Ngân cũng khóc nấc lên, khi cả hai ngỡ ngàng biết được đều có ước mong kiếm một sinh linh từ em Tình đẹp trai khỏe mạnh. Cái khoảnh đồi này hai chị cùng khai phá tạo lập căn nhà, nửa đồi phía sau cái vườn chè bát ngát đã góp phần nuôi cái Nga ăn học. Chị Ngân mất đi vì cơn bạo bệnh, chị vẫn ở cùng với đứa con chung, mấy tháng gần đây nhớ quê chị về thăm và thật không ngờ có hôm nay gặp lại. Chị Hằng chợt bảo:
– Nào cậu… cậu định thế nào, cậu bỏ ra đi không lời hẹn ước, hôm nay tự nhiên cậu có đứa con, ai nuôi khôn lớn để hôm nay cậu được làm cha sướng thế.
– Em… em…
Mấp máy đôi môi không nói được lời, chị Cúc ngẩng lên.
– Thôi chị Hằng, tại tôi chứ Tình đâu có lỗi…
Trầm ngâm chị tiếp.
– Chị nhớ ngày xưa cả cái nông trường buồn tẻ, chỉ có đôi ba bóng dáng đàn ông, con trai khỏe mạnh còn phải lo trận mạc, không nói nhưng ai là phụ nữ đều có ước ao, thôi thì kiếm lấy đứa con làm niềm an ủi, mà Tình thì… ai mà chả thích.
Tôi chợt ngộ ra thế giới đàn ông đam mề sắc đẹp, nó không khác mấy thế giới phụ nữ đàn bà, vậy nên phàm là đàn ông đẹp trai đôi khi cũng hồng nhan bạc phận! Chị bảo:
– Mấy lần cái Nga về quê trở lên với cái lắc đầu buồn bã, thương con có năm chị cũng lặng lẽ trở về trước cổng, hỏi thăm rồi lặng lẽ ra đi, khóc thầm cho mối tình dang dở, con người cũng như con chim có tổ, cái Nga cũng muốn được một lần về vái lậy tổ tiên, Tình có đồng ý không thì cho chị biết?
Chị Hằng nãy giờ im lặng, lặng lẽ nhìn tôi bất chợt ôm chầm cái Nga cùng chị Cúc.
– Phải về, sẽ về… về đốt nhang con ạ…
Tôi rời nông trường trong nắng chiều vàng óng ả, cả nông trường bừng lên mầu xanh hy vọng, ánh mắt xa xăm gợi nhớ những gì của hôm qua và những gì hôm nay đang hiện hữu. Làn nước từ dàn tưới phun đang xuay vòng tỏa đều hơi sương, li ti từng giọt thấm đẫm tán chè. Nhìn nghiêng phản chiếu qua ánh mặt trời từ đỉnh núi cao rọi xuống, lung linh bảy sắc cầu vòng như dải ngân hà bắc cầu ô thước cho tâm hồn người xưa với người nay gặp lại. Ngước nhìn lần cuối sang phía bên kia quả đồi nơi chị Ngân đã nằm lại, tôi thầm thì trong dạ:
– “Chị Ngân… em chào chị nhé.”
Nhìn sang cây duối già cạnh cổng từng chùm quả chín vàng xuộm, gợi nhớ chùm dâu da rừng trước đây chị hay hái về. Với một cành quả chín, bẻ nhanh tôi lững thững đi sang đặt lên mộ chị, lòng tôi chợt nói:
– “Em đi rồi em trở lại.”
Chiếc xe du lịch thật rộng do thằng Sông con của Lụa và tài xế riêng thay nhau cầm lái. Thằng Thân con chị Tuyết cũng ngồi trên rì rào nói truyện, chúng thật vô tư, hôm qua nó bảo:
– Con làm mãi rồi lần này con bỏ hết đi theo cha một chuyến.
Nó nói tiếp:
– Chúng con chẳng nghĩ ngợi gì đâu, cái gì của lịch sử thế nào thì cứ để nguyên như vậy. Con chỉ có một đề nghị hôm nào cha về gặp mẹ thì con mới nói.
Hàng giữa cái Nga cùng chị Cúc gật gù theo nhịp xóc nhẹ của bánh xe, tôi lơ đãng nhìn qua cửa kính, loáng thoáng vụt qua bỏ lại sau lưng xanh ngắt nương đồi. Chân dốc cây cầu cũ hiện ra, cũ kỹ lút trùm trong vệt cỏ, dãy nhà năm xưa nơi trường chị Hằng ở không còn, Tôi vỗ nhanh vào thành ghế.
– Dừng xe.
Chiếc xe chậm lại và ngừng, bước xuống đứng nhìn, ngoảnh lại chị Hằng lấp ló sau vai, bất giác tôi bật lên câu hỏi:
– Chị Hằng chắc chị còn nhớ nơi này?
Mắt chị xa xăm, chị bỗng bước ngang cấu mạnh vào sườn tôi nhoi nhói, ánh mắt chị sắc như dao:
– Cậu muốn chết à… nhưng mà thôi cậu nhớ được thì chị tha cho vậy.
Chuyến xe chuyển động êm dịu lướt nhẹ trên đường ru hồn tôi về chuyến xe rời nông trường năm ấy, cũ kỹ cái xe thư báo công văn, chật chội xả khói mịt mù. Tôi cuốn nhanh chăn màn sách vở chỉ kịp chào lớp lố nhố vội vàng. Thằng Tân ngày thường lếu láo bô lô như thế mà hôm nay hai mắt đỏ hoe, nắm chặt tay tôi không muốn rời ra vịn mãi theo cánh cửa xe khi chạy…
Ầm ào, nảy xóc chiếc xe đổ tới con dốc này rụt rè tôi bảo:
– Chú ơi cho cháu xuống đây chào người nhà cháu cái.
Chú lái xe già thông cảm dục rã:
– Chạy nhanh đi.
Tôi lao vào khu nhà chị Hằng đang ở. ú ớ chị bảo:
– Sao nhanh quá vậy, hay là để chị xin nghỉ đưa em cùng về?
Chị chạy vụt đi, lát sau quáng quàng vơ vội áo quần chạy vụt ra xe, ngoài kia tiếng còi xe đang bóp lên rục rã. Chuyến xe ì ạch lết qua con đường gập ghềnh đá sỏi, bóng tối lờ mờ, ánh đèn xe vàng vọt, bác tài chép miệng:
– Về tới thành phố chắc cũng nửa đêm.
Trời đêm gió lạnh lùa vào cánh cửa. Tôi hỏi bác tài:
– Xe không có kính chắn gió à!
– Hôm nọ bị trẻ con nó ném vỡ rồi, bác chưa xin được tiền để thay được!
Kẽo kẹt cái ghế trước bên phải ngồi lòi cả lớp lò xo, bác bảo:
– Đôi lúc phải chất cả hàng lên đó nên nó vậy, hay cháu ra phía sau ngồi chung với chị cháu đi, nhưng phía sau hơi bị xóc đấy, được cái đỡ gió lạnh hơn khi nào về tới thành phố bác kêu.
Cái xe là loại xe chở thương binh chạy dầu đã cũ, rồ lên từng chặp, hì hục lội qua từng con dốc, khoảng đường mới san lấp vội. Hì hục tôi đẩy mấy cái thùng giấy, bác tài xế bảo:
– Vần nó nhẹ thôi cháu, kẻo vỡ mấy cái kính hiển vi bác đưa đi sửa.
Ló đầu trèo qua, tôi thả chân xuống khoảng sàn phía sau.
– Trời ơi ấm sực.
Chị Hằng cười bảo:
– Đã nói em rồi ham ngồi phía trước giờ đã thấy chưa, tái hết cả mặt đi rồi.
Chị vội dẹp mấy cái băng rôn, thùng giấy cái khoang rộng ra, tôi thả chân xuôi theo thế nửa nằm nửa ngồi của chị. Dựa lưng vào mấy cái thùng đựng đồ thí ngiệm tôi bảo:
– Nãy giờ chị ấm một mình để em gần chết lạnh phía trước chẳng thấy thương em tí nào cả, mai mốt đi xa rồi em không nhớ chị nữa đâu.
Chị rút hai bàn tay nãy giờ để trong túi áo đưa tay lên ấp vội vào hai má lạnh ngắt của tôi và bảo:
– Này cho tí hơi không lại bảo chị chị không cho tí gì trước khi đi xa.
Bàn tay chị thật ấm vòng vòng quanh gò má, tôi cảm nhận hơi thở chị thật gần, cái cảm giác thần tiên thân thương kể từ ngày nhỏ chị về quê chơi qua bao nhiêu năm nay bỗng trở nên gần gũi, thật gần. Nhưng cái cảm giác ấy nó không giống hẳn cái mà chị và tôi vịn vào vai nhau hồi nhỏ tung tăng lội khắp khoảng vườn. Chui vào bụi chuối, bò lê trên luống khoai lang cuốc, đào bằng được con dế trụi. Nó đã vượt qua những gì của thời gian và nó đang đọng lại hình ảnh khoảng lưng mềm mại hình ảnh lưu mãi cái hôm chị đón tôi cùng cha buổi đầu lên thành phố.
Tôi đã mấy lần định đưa tay lên, vì nó thật gần, nhưng nó sẽ thật xa nếu chị không hiểu được tôi đang nghĩ gì. Nãy giờ không nhìn thấy phía trước con đường, chiếc xe đã dừng lại. Bác tài xế vỗ nhẹ vào thùng giấy kêu to:
– Xuống xe hai cháu ơi, kiếm gì ăn đã không thì không lái nổi!
Cái ngã ba đường nối liền giữa con đường đá sỏi từ nông trường ra con đường nhựa, lấp loáng ánh đèn xe ngược xuôi. Vài chiếc xe đậu bên quán phở, bác tài xế bảo:
– Vào đây bác đãi tô phở mai mốt đi học thành tài nhớ về đãi bác ba tô Tình nhé.
Chiếc xe lăn bánh, khoảng tối trong thùng phía sau lấp loáng mông lung, trượt theo ánh đèn xe xuôi ngược tôi liếc nhìn cái đồng hồ trong ánh đèn xe quét lại, cánh tay đưa lên vụt mất cái mầu tối không nhìn rõ cái kim chỉ phút, chị Hằng chợt bảo:
– Em xoay ra phía này này, đợi xe sắp tới chị nhìn mới rõ.
Cái đồng hồ Pongiốt đã cũ của cha tháo ra trao lại cho tôi hôm cha đưa lên trường, cái lớp vinơ phản quang đã cũ làm hai chị em nhìn không rõ. Hôm nay xoay vần qua lại vô tình làm cổ tay tôi đặt ngang ngực chị, cái xe nảy xóc làm cái cùi chỏ đôi lúc thúc nhẹ vào ngực chị, nhìn sát chị bảo:
– Gần mười một giờ rồi.
Nhưng bàn tay thả lại nó nằm giữa khoảng đùi giữa tôi và chị, bâng khuâng chị bảo:
– Tình ơi… đi xa rồi, em nhớ cái gì nhất?
Im lặng tôi chẳng nói gì bàn tay lần tìm xiết bàn tay chị, chị Hằng gần lắm, cả hai im lặng trong cái mông lung sáng tối, bên tai tôi như đang có tiếng thở dài, chị bảo:
– Tình…
– Gì hả chị?
Không nói chỉ thấy bàn tay tôi, chị đang xiết lại. Thành phố về đêm tĩnh mịch, chào bác lái xe, bác cười rồi bảo:
– Mai cháu nhớ chín giờ đến làm thủ tục nhé.
Tôi cùng chị Hằng bước qua từng con phố, loạt xoạt phía bên kia tiếng chổi tre quét đường quen thuộc, hối hả đôi chân vội bước ngoảnh lại phía sau chị bảo:
– Mỏi chân quá rồi!
– Ráng lên.
– Tới nhà thì chị gãy hai cổ chân mất!
Nhìn lại con đường tôi chợt ồ lên:
– Hay mình về nhà chị Linh ngủ mai về bên nhà chị nhé?
Cánh cửa đóng kín, cái khóa to tướng bên ngoài, chắc chị Linh chưa dọn về trở lại. Tôi chợt nhớ ra lục tìm trong túi ba lô, đây rồi chùm chìa khóa. Tiếng cạch vang lên, căn nhà lạnh lẽo như muốn bảo: “Lâu không có người đến ở”. Ánh đèn bừng lên, hai cánh cửa tủ mở ra. Chăn màn chị Linh sắp vẫn còn ngay ngắn. Cái bếp dầu bùng ánh lửa, ấm nước reo lên chị Hằng mỉm cười bảo:
– Bây giờ tắm cái cho thoải mái người cái đã.
Con phố cũ không ồn ào tấp nập, vài khách bộ hành lũng thững ngó nhìn những gian hàng bày bán những gì của ngày xưa nay còn thấy được, những mái nhà rêu phong cổ kính, chìa ra phía trước cái ban công mốc thếch long tróc ngả nghiêng, như bụi thời gian còn đọng lại. Cụ già đầu đội mũ phớt, ngồi xổm bên hông gác cái gậy ba toong nheo mắt ngắm nhìn, mân mê cây đèn dầu bằng đồng chắc cũng ngang tuổi cụ, tôi cúi mình ngắm nhìn chợt hỏi:
– Ông ơi, ông định mua lại quá khứ đấy à?
Nheo mắt ông bảo:
– Cháu ơi, làm sao mua được quá khứ nó chỉ trở về khi người ta nhớ lại những gì dung dị nhất!
Thì ra…
Chị Hằng bước vào nhà tắm, đổ ấm nước ra, hé cửa chị đưa cái ấm qua khe cửa đang hé mở nói:
– Tình ơi đổ ấm nước vào lát nóng lên mà tắm.
Tôi vòng qua cái bếp đón cái ấm từ tay chị, ấm nước đặt lên chẳng biết làm gì tôi lững thững bước lên tầng một. Căn nhà lâu không có người về quét dọn ẩm thẫm đâu đây. Bật đèn tôi mở cánh cửa ban công phía trước, hơi lạnh lãm thẫm tràn vào. Lào xào trong gió tiếng cành cây cọ vào ban công lột xột. Bước qua căn phòng nơi chị Linh đôi buổi mang chăn mùng lên đây ngủ. Lâng lâng cảm giác… bâng khuâng, tôi như lại chìm vào kỷ niệm!