Những Người Mẹ - Chương 142
Thời không như ngừng lại, Vũ vẫn còn chưa hết bàng hoàng với những gì mình nghe được. Ông Quang sau bao bí ẩn bỗng dưng xuất hiện theo cái cách chàng không khi nào ngờ tới, mọi thứ đang ngày một xa vời theo những tính toán của chàng và hơn khi nào hết những chấm me mét mồ hôi đã minh chứng cho tình hình của chàng lúc này. Bên cạnh, Kiều cũng đã lờ mờ đoán ra khả năng ông Quang đã xuất hiện nên Vũ mới tỏ ra sợ sệt tới như vậy. Bản thân nàng cũng không được chuẩn bị tâm lý cho tình huống này vì thế ngay lúc này đây nàng cũng đang rơi vào trạng thái hoang mang một cách tột độ.
– alo…alo, em còn nghe máy không vậy? Cô y tá vọng lại qua điện thoại sau những giây phút Vũ rơi vào một thế giới khác.
– vâng…vâng, em đây. Không sao chị ạ, chị cứ theo dõi tiếp tục giúp em xem ông ấy đi ra vào lúc nào là được.
Không bận quần áo, quên mất cuộc hoan lạc cháy bỏng cùng Kiều, lơ đễnh luôn cả sự có mặt của Kiều đang hiện diện bên cạnh, chàng vồ lên để theo dõi máy nghe lén. Kiều trong trạng thái lo sợ, nàng chỉ còn biết im lặng tới bên Vũ và ngồi cạnh chàng. Khẽ nắm tay Kiều, chàng đeo chiếc tai nghe lên:
– xin chào. Giọng ông Quang chậm rãi vang lên.
– chào chú, chú là ai vậy ạ? Tuyết Trinh trả lời ông Quang.
– chơi bài ngửa đi thôi, cô và mấy anh cảnh sát có lạ gì tôi đâu.
– dạ thưa chú, cháu không hiểu chú đang nói gì ạ?
– hahahaha, chắc là mấy anh cảnh sát ngoài kia đang chờ cô hô lên để có thể lao vào bắt tôi nhỉ? Nhưng tôi có làm gì đâu? Tôi tới thăm người bệnh thôi mà.
– này chú, nếu chú còn tỏ ra bất lịch sự, tôi sẽ la lên đó.
– cô nhóc, cô nghĩ tôi sợ cô la sao? Cô nên biết những ai có được cái quyền doạ nạt tôi, một trẻ ranh miệng còn hôi sữa như cô mà dám sao? Ông Quang nhẹ giọng hơn so với lúc trước.
– thôi được rồi, ông đã dám tới đây thì ông muốn gì? Tuyết Trinh không hề tỏ ra sợ sệt.
– Đoàn Thị Mỹ Trang, tốt nghiệp loại ưu ngành hình sự. Tôi nói có sai không nhỉ?
– ông muốn gì? Nếu ông dám làm gì, ông sẽ không ra nổi khỏi đây đâu.
– dĩ nhiên, tôi sao dám làm gì một chiến sĩ cảnh sát, xinh đẹp với gương mặt trẻ thơ như thế này kia chứ.
– vậy ông tới đây làm gì?
– tao mới là người hỏi? Mày đang làm gì ở đây? Ông Quang gằn giọng quyết liệt.
– tôi…tôi bị thương. Tuyết Trinh đã tỏ ra có sự sợ hãi.
– chúng mày tiếp cận con tao nhằm mục đích gì?
– tôi không tiếp cận ai hết.
– muốn bắt tao lắm hả? Tao sẽ bị bắt khi tất cả chúng mày đã chết hết rồi. Đứa nào dám bén mảng tới gần con trai tao dù chỉ một bước chân, đứa đó sẽ biết hậu quả. Mày biết tao là ai rồi đó. Ông Quang đe doạ Tuyết Trinh với giọng đầy thách thức.
– ông đừng có đắc ý, sớm hay muộn thì ông cũng sẽ bị pháp luật trừng trị.
– tao phỉ nhổ vào cái thứ pháp luật của chúng mày. Tao hỏi mày, Tao đã làm gì sai mà bị trừng trị?
– hối lộ, tống tiền, trốn thuế, làm ăn phi pháp…còn thứ gì mà ông chưa từng làm không?
– hahahaha, hối lộ? Tôi hỏi cô là cô đã bao giờ hối lộ chưa?
– cái này…Tuyết Trinh ấp úng.
– trốn thuế? Tôi hỏi cô đã bao giờ nhận tiền lót tay chưa?
Tuyết Trinh im lặng.
– đã bao giờ cô ra đường mà không đội mũ bảo hiểm chưa?
Vẫn là sự im lặng tới từ Tuyết Trinh.
– hahahaha, chính bản thân các người- nhũng kẻ đại diện cho thứ mà các ngươi gọi là pháp luật, là công lý cũng đâu có thực thi. Vậy các ngươi có tư cách gì đi bắt người khác? Một đám sâu mục nát mà còn đòi cho lá cây xanh. Đúng là hoang đường. Cứ theo các người thì ta sai? Vậy bằng chứng đâu? Ta sai trong khi ta đi làm từ thiện cả tỷ đồng, khiến bao con người không miếng cơm manh áo có cuộc sống ấm no…ngay cả cái bệnh viện đang cứu cô cũng là ta xây. Thế thì ta sai ở chỗ nào? Ta sai vì ta giúp cho xã hội, các ngươi đúng vì đã săn đuổi một kẻ giúp ích cho đời suốt bao năm qua. Phải vậy không?
Tuyết Trinh sững sờ trước sức ép cùng miệng lưỡi đanh thép của ông Quang. Cô ứng tuyển vào chuyên án này với mong ước lập đại công, ghi điểm để tiến thân. Nhưng giờ đây, khi trước mặt là đối tượng cần bắt giữ thì cô lại im như thóc, bất động chân tay mà không sức phản biện.
– nói với lũ trẻ ranh các ngươi thì có hiểu cái gì là xã hội đâu, có hiểu cái gì là làm người đâu. Nhưng ta nói trước, bất kể một tên nào còn dám bén mảng tới gần con trai ta thêm một lần nữa thì đừng có trách. Dứt lời ông Quang đứng dậy và đi ra khỏi phòng bệnh.
Nhanh như cắt, Vũ chỉ kịp mặc chiếc quần đùi, chàng phi xuống dắt xe và lao nhanh ra khỏi cổng. Suốt quãng đường đi tới bệnh viện, trong đầu chàng dâng lên từng dòng cảm xúc khó tả. Vậy là chàng đã hiểu, suốt bao năm qua ông ba phải lùi sâu về sau chính trường là vì bị cảnh sát nhòm ngó. Ông khi ẩn khi hiện cũng là vì thế. Chàng vẫn biết ông ba rất thương chàng, cũng như thương chị Lan, em ly nhưng chàng lại không ngờ ông lại dám liều mạng tới vậy để bảo vệ chàng. Cảm giác như một thứ gì đó mất đi nhưng giờ đã tìm thấy, chàng sống lại niềm hân hoan của một đứa trẻ ngày nào, ngày của sự bé dại trong vòng tay cha yêu.
Phi thật nhanh tới múc chàng chẳng còn bận tâm trên đường có còn ai hay không nữa. Tới cổng viện, cũng vừa hay ông Quang đang đi bộ ra tới cổng viện.
– ba…chàng thốt lên trong hai hàng nước mắt.
lặng nhìn chàng một hồi, ông Quang tiến lại xoa đầu chàng:
– lên xe rồi phóng thôi nào chàng trai của ba.
– vâng ạ. Vũ phi vun vút trong sung sướng tột độ, giây phút này chàng ước mình bé lại, ước mình sẽ lại là một đứa trẻ để lại được dụi đầu trong vòng tay âu yếm của người cha đã biết bao năm cách mặt.
Cứ đi, cứ đi,…đi mãi và rồi hai cha con dừng lại ở ven sông, cái cồn cát xưa kia mấy cha con vẫn thường lui tới. Ngồi hướng về con sông, trong gió lộng vun vút thổi, giữa ngàn sao lung linh cùng le lói những người ngư dân vẫn miệt mài ánh đèn bắt cá.
– lâu quá rồi chàng trai của ba nhỉ.
– vâng ạ, cũng đã được 4 năm rồi. Sao ba đi lâu quá vậy?
– ba có công chuyện mà.
– con biết, con hiểu vì sao ba phải làm như vậy?
– con hiểu những gì?
– con đã nghe lén được ba nói chuyện với Tuyết Trinh. Con giờ đã không còn là thằng Vũ nhút nhát ngày xưa nữa, con đã trưởng thành rồi.
âu yếm nhìn chàng, ông Quang từ tốn:
– ba biết tất cả những gì con làm thời gian qua, nhưng con vẫn còn bé, thế giới bên ngoài chưa thích hợp để con bơi ra biển lớn.
– con đã làm được, con không còn là một đứa trẻ nữa.
– con làm được mà không có ba sao?
-con…con…
– con là con ba, không lẽ ba còn không hiểu sao? Con đã lớn, nhưng chưa đủ để tự mình bơi ra biển chiến đấu với những con quái thú. Con cần có thời gian.
– vâng, con hiểu. Khi nào thì ba định trở về?
– ba cũng chưa biết.
– vậy còn chị Lan? Chị giờ ở đâu vậy ba?
kể lại một hồi về quá trình đưa Lan sang Mỹ chữa mắt và giờ đây nàng đã hoàn toàn hồi phục và đang ở Hà Nội cùng em Ly. Ông Quang đã giao cho Lan một công việc và nàng quá bận bịu với nó, thêm vào đó nàng cũng đã hiểu ra vì sao ông Quang lại đối xử như vậy với mẹ con Vũ. Nàng rất nhớ Vũ nhưng vì tương lai nên nàng đành nhẫn nhịn chờ mong cho tới ngày tất cả đoàn tụ.
vũ nức nở khóc khi nghĩ tới chị Lan yêu dấu, biết bao xa cách nhưng giờ chàng cũng đã nhẹ lòng khi biết tin chị đã bình yên vô sự và em Ly cũng đang có một cuộc sống tốt khi có chị Lan ở kề bên.
Cứ vậy, hai cha con hàn huyên những kỷ niệm xưa cũ bỗng chốc ùa về chỉ mới ngày hôm qua. Và rồi, giây phút Vũ cảm thấy lo sợ nhất cũng đến:
– ba à, ba có định về nhà nữa không? Cả nhà mình lại như ngày xưa ba nhé!
– không được nữa con à, thời gian đã thay đổi, có những thứ khi đã mất đi ta mãi mãi không tìm lại được nữa.
– tại sao vậy ba? Tại sao lại không thể trở về như cũ? Mẹ đã thay đổi rồi, thay đổi thật rồi ba ạ.
– ba biết, ba cũng không còn trách mẹ con nữa. Rồi sau này con sẽ hiểu thôi, con đừng thắc mắc về chuyện này nữa.
– ba không còn trách mẹ thật sao?
– thật con ạ.
– vậy giờ ba tính sao? Ba sẽ tiếp tục làm gì?
– tiếp tục công việc của ba và sẽ lo cho con một tương lai tươi sáng.
– con không cần, con muốn gia đình mình lại như trước kia.
– ba đã nói rồi, hãy nghe ba. Ba có lý do của mình.
vũ đành im lặng trước thái độ kiên quyết của ông ba. Cho tới khi mặt trời mọc lên, chàng tỉnh dậy nhưng chẳng còn thấy ông ba đâu:
– ba…ba ơi! Ba ơi…và như mất đi một điều gì đó, chàng lại oà khóc.
Phía xa xa, ông Quang nhắm mắt để mặc hai dòng nước mắt lã chã rơi mà quặn thắt nhìn đứa con thơ dại trong cảnh bơ vơ mất mát đi điểm tựa.
Gục ngã, chàng quỳ đôi chân trần trên nền đất cát mà đấm mạnh như đi sâu vào lòng đất. Nhưng giờ chàng đã khác, chàng đã là một chàng trai bản lĩnh và mang trong mình huyết thống của ông vua sư tử, chàng đứng dậy ngước nhìn lên ánh mặt trời buổi ban mai và gạt đi hai dòng nước mắt. Quay trở lại dắt xe trở về, chàng muốn để ông ba thấy rằng giờ đây chàng đã khác, đã không còn là một đứa trẻ nữa.
Phía xa, ông Quang cũng như lấy đó làm vui mừng vì đứa con mang trọn nỗi lòng của ông giờ đã khôn lớn, đã xứng đáng kế thừa những gì thuộc về ông. Ông cũng lạnh lùng bước đi và rồi dần khuất bóng.
Trở về nhà sau một đêm mất tích, trước cửa cổng là Kiều như kẻ mất hồn, bơ phờ, rũ rượi, hai mắt đỏ hoe sưng lên vì khóc quá nhiều. Nhìn thấy vậy chàng chua xót tự hận chính mình khi đã lãng quên Kiều suốt cả đêm qua.
Nhìn thấy bóng Vũ xuất hiện qua khung cửa lớn, nàng chẳng còn sức đứng dậy nữa. Toàn thân nàng mệt nhoài, vô lực và giờ nàng chỉ còn biết khóc, khóc cho số phận éo le, khóc cho nỗi sợ hãi xâm chiếm tâm trí suốt cả một đêm, khóc cho sự lo lắng hay khóc vì giờ nàng chỉ còn có biết khóc.