Những Mảnh Đời - Phần 13
Tôi đã quyết định tất cả ngay sau cái đêm say ấy, tôi ở lại nhà, với làng chài thân thuộc, với những chuyến tàu cá đầy khoang cập bến sau mỗi chuyến đi xa, với con tôi và với bố chồng tôi. Bố chồng tôi không có ý kiến gì với quyết định của tôi cả bởi ông biết có nói thì cũng chẳng thể thay đổi được tôi, tôi muốn ở nhà gần con để được chăm sóc nó, nhưng hơn hết tôi muốn được gần bố chồng tôi, được nếm vị mặn khắt trên bờ ngực của ông mỗi đêm, được sống buông thả là chính mình trong lòng ngôi làng chài thân thương trìu mến. Cứ thế tôi như lên đồng trong cơn say sóng không dừng lại được.
Hằng đêm, khi con đã ngủ say, tôi lại lẻn qua giường của bố chồng để ngủ cùng, ngọn lửa tình dâm dục trong người đàn bà ngoài đôi mươi ấy hừng hực cháy làm cho tôi không kiểm soát được ý chí, tôi quan hệ tình dục với bố chồng mình mà cảm giác nỗi sung sướng cứ trào dâng, chúng tôi đã quên hết cả luân thường đạo lý để mà sống trong niềm hoan lạc của những cuộc yêu đương tội lỗi.
Không còn nỗi sợ hãi. Tôi liều lĩnh yêu bố chồng tôi, tôi cần ông ấy như cơm ăn, nước uống, như khí trời để thở. Tôi gần gũi và hòa tan vào ông mỗi đêm. Như thể giữa chúng tôi có với nhau một món nợ từ kiếp trước. Nhưng cuộc tình của tôi và ông cũng là một cuộc tình khốn khổ khi ông phải gồng mình lên chống chọi thứ tình cảm quái đản của con dâu.
Và ông cũng thương tôi và thèm khát tôi bằng cái thèm khát cộng dồn của người đàn ông lâu ngày thiếu hơi đàn bà. Tình yêu, hay tình dục đôi khi tôi không phân biệt nổi bởi nó như một con thú độc biết biến mình ẩn phía sâu bên trong có nọc độc của loài rắn. Biết yêu là chết nhưng chúng tôi cứ bị cuốn lấy nhau. Đêm nào cũng thế, hai thân thể trần truồng quần nhau đến mệt nhoài trong cái nhớp nháp của dục tình, và đêm nào ông cũng khuất phục dưới sức vóc đàn bà tuổi đôi mươi của tôi. Trong cơn bã bời của thân xác, tôi gục xuống trong nỗi bẽ bàng, còn ông thì chỉ biết lặng im ôm chặt tôi vào lòng mà khóc.
Chúng tôi lạc lối và luẩn quẩn trong nỗi đau sự giày vò của hoan lạc ái tình, để sáng ra tôi không còn dám nhìn thẳng vào đôi mắt trong veo của đứa con mình nữa…
2 tháng, một thời gian ngắn nhưng đủ để không thể chịu đựng thêm… Bố chồng tôi đã quyết định quay trở lại nghề đi biển, từ đó ông ít trở về nhà. Tôi biết ông muốn tránh tôi, ông muốn giữ cho gia đình những thứ cần giữ. Ông cũng muốn tôi sống một cuộc đời bình thường như bao người đàn bà khác. Còn chút lương tâm và trách nhiệm của một người đàn ông trụ cột trong gia đình, ông không thể ném nốt nó xuống biển Ông chấp nhận là người ra đi, vì tôi và vì đứa cháu nội duy nhất ấy.
Nhưng, ông có biết đâu rằng ngày ông ra đi, tôi đã mang trong mình giọt máu của ông.
Cuộc đời tôi sau đấy là chuỗi ngày đau khổ dằn vặt, khi biết tin tôi có bầu, ông quay lại nhà một đêm duy nhất rồi sáng hôm sau ông đi sớm, ông đã mang theo đứa con trai của tôi, cháu nội của ông lên thuyền, từ đó bặt tin luôn không bao giờ trở lại nữa… Tôi đang mang bầu, và mang thêm một nỗi đau cắt ruột vì nhớ con, có lẽ ông đã đoán lờ mờ được cái thai trong bụng tôi chính là giọt máu của ông nên ông đã quyết định như vậy, ông không muốn những đứa trẻ khi vừa sinh ra đã vướng vào một vòng tròn oan nghiệt, khi mà đứa con trai tôi chào đón một đứa em nó, nó không biết đâu đấy lại chính là cô ruột hay chú ruột của mình…
Đó là nỗi đau từ trong lòng, có lẽ là quả báo cho những lỗi lầm tày đình mà tôi đã gây ra, bây giờ tôi sống như trong địa ngục, ban ngày phải nghe những lời xì xào bàn tán ngoài chợ trong làng, đêm về tôi lại không dám ngủ, không dám nhìn thẳng lên bàn thờ nơi có ảnh chồng tôi và mẹ chồng đang chòng chọc nhìn tôi với ánh mắt đầy trách móc… Cứ như thế có lẽ tôi sẽ chết mất… Tôi về nhà mẹ đẻ ở, nhà tôi nghèo ở tận cuối làng, bố tôi mất sớm còn mỗi một mẹ già, bà cũng chẳng hỏi tại sao tôi lại về, tôi chỉ nói về nhà sinh nở để khỏi làm phiền đến bố chồng tôi, còn thằng bé để lại ông chăm sóc.
Cái Vy, đứa con gái bé bỏng và đáng thương của tôi được sinh ra thiếu vắng tình thương của cha và trong nỗi đau tận cùng của mẹ, chỉ ở lại với con được mấy tháng tôi để lại đứa con gái tội nghiệp ở nhà cho bà nuôi rồi tôi lại về nhà dưới làng chài ven biển, tôi về đó để sống tiếp quãng đời còn lại trong nỗi sám hối ân hận dằn vặt, để hương khói cho chồng tôi, cho mẹ chồng, và để hằng ngày tôi ra bờ biển mong ngóng, biết đâu, bố chồng tôi và cả đứa con trai của tôi… trở về…
…
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.
…
Quay lại câu chuyện của nhiều năm sau đó, bây giờ tôi đang ở trong ngôi nhà nhỏ của người đàn bà khốn khổ trong câu chuyện mà tôi vừa kể, khi ấy tôi không hề biết rằng cô Hạnh, mẹ của Vy, người đàn bà héo hon khắc khổ trước mặt tôi lại có một cuộc đời éo le và chông gai đến thế…
Chiều tối hôm ấy, cô đãi tôi món canh cá nấu chua, nhưng trước đó là món cá rán rất thơm ngon, cô hỏi tôi có biết uống rượu không? Tôi trả lời cháu cũng có uống được rượu nhưng chẳng mấy khi uống đâu cô ạ.
Cô bảo: Ngày mai là ngày giỗ chồng cô và mẹ chồng, nhưng mai cô lại theo thuyền ra khơi nên cô làm mâm cơm cúng từ hôm nay. Mâm cơm cúng chẳng có gì ngoài cá, các món ăn được chế biến từ cá. Cô đặt lên bàn thờ, tôi nhìn lên thấy ảnh của mẹ chồng cô và một người đàn ông có lẽ là chồng cô, tôi đoán vậy vì trông Vy rất giống với người ấy, chắc chắn đó là bà nội và bố của Vy rồi.
Lúc dọn cơm ra, cô lấy thêm chai rượu, cô bảo đã lâu lắm rồi cô không uống rượu, cô rót ra chén và tôi uống cùng cô. Vừa uống rượu cô vừa khóc, tôi định an ủi cô mấy câu nhưng chẳng biết nói gì lúc ấy, chắc là cô thương nhớ những người thân đã mất. Trong bữa cơm tôi khá bất ngờ khi thấy một người đàn bà uống rượu, mà cô uống khá là nhiều, vừa uống vừa khóc, tưởng chừng như trong lòng cô chất chứa rất nhiều tâm sự mà không thể nói ra.
– Biển à, thông cảm cho cô nhé, hằng năm cứ đến ngày này cô mới uống rượu, cô nhớ mọi người trong gia đình, cô sống cô đơn một mình buồn tủi lắm…
– Sao cô không đón Vy về ở cùng?
– Không, nó ở trên ấy với bà sẽ tốt hơn, cô nay ở nhà mai lại lênh đênh trên biển, để nó ở nhà một mình sao được.
– Vậy sao cô không về quê?
– Không được cháu ạ, cô còn phải ở đây, hương khói cho chồng cô, mẹ chồng cô khỏi lạnh lẽo… rồi cô còn phải chờ…
Nói đến đấy cô ôm đầu khóc nức nở…
Hai cô cháu ngồi nói chuyện mãi, rồi cô vào trong nhà lấy ra một cái hộp gỗ nhỏ, cô bảo:
– Cả đời cô chẳng có cái gì gọi là tài sản quý giá cả, kiếm được bao nhiêu cũng chỉ đủ ăn rồi gom góp gửi về cho bà với cả cái Vy, mai cô đi cháu cứ ở đây lo giải quyết công việc, chỉ cần chú ý giữ giùm cô cái hộp này là được rồi…
Tôi đi ngủ mà không thể chợp mắt dù có uống chút rượu, ánh mắt người bố của Vy trên bàn thờ cứ ám ảnh tôi, theo tôi vào cả trong giấc mơ chập chờn làm tôi toát hết cả mồ hôi.
Sáng hôm sau tôi dậy cô đã đi sớm rồi, những chuyến thuyền đánh cá nối đuôi nhau ra khơi bỏ lại làng chài vắng vẻ hẳn, công việc tìm kiếm hài cốt của bố tôi tiến triển không được tốt, chẳng biết đợt này có ra kết quả gì không hay lại giống như mấy lần trước không tìm ra tung tích gì. Buổi chiều thì trời bắt đầu nổi gió, ngày ấy không có phương tiện thông tin đại chúng như bây giờ nên cập nhật thời tiết không được tốt, tôi chỉ thấy mọi người chạy ngược chạy xuôi hô hào nhau chằng chống nhà cửa. Càng về chiều tối gió thổi càng mạnh, tôi thấy mấy cụ dắt díu nhau lên ủy ban xã, hỏi ra mới biết người già trẻ con đi tránh bão, đang có một cơn bão biển ập đến bất ngờ…
Tối, trời bắt đầu mưa và gió giật mạnh, tôi ở trong nhà mà nghe gió rít ào ào bên cửa sổ, từng cơn gió hung dữ đập xuống mái nhà ầm ầm, tưởng chừng như sẵn sàng cuốn tung mái nhà siêu vẹo đi bất cứ lúc nào. Lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến một cơn bão biển hoành hành dữ dội mà mình thì lại ở ngay trong một làng chài ven biển.
Tiếng người chạy huỳnh huỳnh ngoài đường, tiếng gọi nhau, rồi ánh đèn pin loang loáng, đâu đó tiếng loa kêu gọi hình như ở tận ngoài ủy ban lẫn với tiếng gió rít, tiếng mưa gầm vọng vào… Những thanh gỗ chống bắt đầu kêu cọt kẹt vì không chịu nổi gió to, tôi lúc ấy chẳng biết làm gì cứ ngồi thu lu một góc ôm cái hộp quý mà cô nhờ giữ, bỗng có ai đó đập cửa ầm ầm bên ngoài.
– Có ai trong nhà không? Tiếng người í ới gọi.
– Dạ có ạ.
– Ra khỏi nhà ngay, đến khu vực trú ẩn tránh bão, giờ này còn ngồi đây để chết à.
Tôi lao ra khỏi nhà chạy theo hướng người ta chỉ cùng với mấy người nữa, ngoài trời mưa và gió thi nhau quật vào mặt, nhìn lại ngôi nhà nhỏ của cô Hạnh vẫn đang oằn mình chống lại sự giận dữ của thiên nhiên, chẳng biết nó có chịu nổi không?
Sáng hôm sau bão tan thì làng chài cũng tan hoang, tôi trở lại cuối làng nơi có ngôi nhà của cô Hạnh, chỉ còn mấy cái cột gỗ đứng trơ trơ, mái nhà đã bị bay mất, mọi đồ đạc trong nhà cũng bị hư hỏng hoặc bị gió cuốn bay đi hết rồi, nhưng điều đó không khiến tôi lo sợ bằng những thông tin về tính mạng của những ngư dân trên thuyền không kịp vào bờ trú ẩn tránh bão…
Hai ngày sau người ta thông báo danh sách những người đã chết hoặc mất tích không tìm được xác sau cơn bão, trong đó có cô Hạnh, cả đoàn thuyền của cô 15 người đã bị cơn bão nhấn chìm xuống lòng biển sâu không ai có thể trở về…
Đau đớn quá, làng chài chìm trong tang tóc, ngày cô ra đi cũng chính là ngày mà trước đây chồng cô và mẹ chồng cô gặp nạn, một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến đáng sợ. Tôi chỉ nhớ mang máng lúc chạy bão, cái hộp gỗ bị tung ra và tôi chỉ kịp giữ lại cuốn sổ nhỏ trong đó, ngoài ra trong ấy không còn thứ gì khác. Quãng thời gian hai ngày nằm chờ tin tức những ngư dân mất tích trên biển, tôi đã bàng hoàng khi đọc những gì được viết trong cuốn sổ nhỏ đó.
Những dằn vặt, đau khổ về mối tình khốn khổ loạn luân với bố chồng, nỗi nhớ thương về hai đứa con và cả những dự đoán về một sự quả báo đã được cô viết tất cả vào trong đó. Bây giờ, cô đã đi theo chồng cô và mẹ chồng cô xuống đáy biển sâu thăm thẳm, như một sự sắp đặt tàn nhẫn của số phận, tôi có nên nói những sự thật này cho Vy không hay nên giữ lại, với Vy cuộc sống không cha đã quá khổ rồi, bây giờ lại thêm mất mẹ, nếu Vy viết sự thật về cha mẹ mình, chẳng biết cuộc sống còn như thế nào nữa…