Ma Hả Chơi Luôn - Phần 33
Nói rồi nàng bưng chén lên. Chung cũng cầm chén, và cơm vội vàng; chàng đã đói lắm rồi. Nhìn thấy chai rượu trên bàn, Chung hỏi:
“Em cũng hay uống rượu lắm à?”
“Dạ không, chỉ khi nào vui lắm em mới uống chút ít thôi.”
Xuân Nhi tới chiếc bàn bên cạnh lấy hai cái ly, rót rượu ra, hơi rượu tỏa đầy phòng thơm phức. Chung chưa bao giờ ngửi thấy mùi rượu thơm tho như thế này bao giờ.
Xuân Nhi cũng chỉ rót rượu ra ly rồi để trến bàn chứ không đưa cho Chung, chàng để ý thấy hơi rượu bay lên thực mau và ly rượu cũngcạn dần. Đầu óc Chung tựnhiên thấy lâng lâng như say nhưtỉnh, máu trong người chàng chẩy mạnh như đã uống cả hũ rượu vậy. Hai má Xuân Nhi cũng đã ửng hồng như người say rượu. Chàng buột miệng hỏi:
“Rượu này em mua ở đâu mà lạ lùng như thế này?”
“Đây là loại rượu đặc biệt, cất bằng nước suối vàng.
Anh không thể nào tìm mua được đâu.”
Chàng vừa hỏi xong thì hai ly rượu cung đã bay hơi hết, Xuân Nhi với tay lấy hũ rượu rót ra hai ly khác, nàng cũng để đó và rượu lại bốc hơi; bây giờ Chung mới chắc chắn là chàng và Xuân Nhi đang uống rượu; loại rượu lạ lùng không cần đổ vô miệng, chỉ bốc hơi mà người thưởng thức đã như trút cả vô miệng rồi. Rượu càng bốc hơi mau, hai người càng say sưa ngây ngất. Xuân Nhi định rót rượu ra nữa, Chung cản lại ngay, chàngbắt đầu thấy máu chảy thậtmạnh rồi, đầu óc cũng đã quay cuồng. Xuân Nhi ngồi dựa vô mình chàng, Chung vòng một tay ôm nàng vào lòng; chàng nhớ lại hôm nhào xuống sông lần đầu tiên ôm Xuân Nhi kéo vô bờ.
“Thời gian trôi nhanh quá, mới đảy mà đã hơn một năm rồi. Lúc đó anh trở vô nhà thương, em đã trốn khỏi bệnh viện nên rất lo sợ. Anh chỉ sợ tâm thần em chưa bình phục, lại tìm con đường ehết nữa, nhất là khi hỏi thăm sứe khoẻ em, em chẳng đểý gì cả mà lại đâm ra oán trách anh sao không để cho em chết.”
Khuôn mặt Xuân Nhi đang ửng hồng bỗng nhiên tái mét, nàng im lặng một lúc lâu như hồi tưởng lại những gì đã xẩy ra.
“Anh có biết không, hôm ấy em rất sợ hãi phải sống trong nhứng căn nhà cô đơn lạnh lẽo như căn nhà này, bởi vậy từ hôm đó em trốn khỏi nhà thương trở về quê
ngay.”
Chung buột miệng.
“Em về quê à?”
“Dạ, em về quê tìm một người cậu.” Ngưng một lát, nàng lại nói tiếp: “Con người trong lúc khốn quẩn thường tìm nguồn an ủi, cứu vớt trong những thân nhân mình; ở Sàigòn, em chỉ có một người cậu, nhưng cậu em ở mãi bên Thủ Thiêm trong một xóm lao động thực nghèo nàn.”
Nước mắt Xuân Nhi đã chảy dài trên hai gò má. Chung kéo nhẹ đầu nàng dựa lên vai chàng.
“Anh xin lỗi đã khơi lại chuyện cũ làm cho em phải bi lụy.”
“Em thú thực với anh, chính em cũng muốn nói với anh từ lâu tất cả những ấm ứe tích tụ tlong lòng; nay có dịp này em còn mong gì hơn.”
“Phải thú thực với em, anh cũng có nhiều câu hỏi không tiện nói ra. Bây giờ anh nhưđang đi trong cơn mê, nếu em thổ lộ để trút hết ưu phiền mà lại giải tỏa được
những thắc mắc ưu tư trong lòng anh thì còn gì hay hơn nữa.”
Xuân Nhi có vẻ hớn hở, nàng rúc đầu vô mình Chung, từ từ kể lại….
Câu chuyện của cuộc đời Xuân Nhi do nàng kể không ngờ bi thảm như vậy. Lúc đầu nàng còn giứ được bình tĩnh, nhưng càng về sau, câu chuyện đi tới hồi ai oán,
nàng nghẹn ngào, nức nở trong từng câu nói, từng lời văn…
Chung nghe một hồi cũngbắt đầu thấm, chàng không ngờ người con gái đẹp như hoa trong lòng chàng đây lại không phải là người; nàng là một oan hồn, bi người ta giết chết một cách tàn bạo!
Cha nàng là ehủ nhân một xưởngmáy nhỏ ở Chợ Lớn. Ông đã uống thuốc độc chết trước khi Xuân Nhi nhẩy xuống sông tựvận mấy tháng. Cái chết của ông cũng thật oan ức, người ta đã dàn cảnh đưa ông vào con đường tử, chĩ vì một tấm ehi phiếu khôngtiền bảo chứng; rồi nhứng ân tình giả tạo, những nợ vay cắt cổ và những canh bạc bịp vô tiền khoáng hậu để ông phải tự tìm tới cái chết.
Sau khi ông chết rồi, người con trai của ông cũng bị liên can vì có dính líu tới tấm ngân phiếu kia cùng những số nợ của cha. Dù anh đã bán hết gia tài cũng không đủ để trả nợ. Vì vậy luật sư của chủ nợ đã yêu cầu tòa áp dụng biện pháp ngăn ngừa bị cáo bỏ trốn và bắt nhốt anh của Xuân Nhi lại.
Chỉ trong vài tháng, Xuân Nhi chịu cảnh cha chết, anh vô tù, nhà cửa tan nát, không nơi nương tựa. Với tuổi đời vừa tròn hai mươi, làm sao nàng có thể xoay trở được với cơn bão đời tàm khốc như vậy, Thế cùng, nàng đã chọn cách giải thoát duy nhất lúc bấy giờ là lao đầu xuống sông tự vận. Nhưng ai ngờ, số nàng chưa cùng. Chiều hôm đó Chung đang ngồi vẽ dưới chân cầu Xa lộ và chàng đã cứu nàng thoát chết.
Quả thực cho tới đây, Xuân Nhi mới dở sống dở chết. Lao đầu xuống sông tìm cái chết mà cũng không được yên. Lúc ấy, nàng thất thểu bơ vơ, bạn bè lánh mặt; thậm chí tới những người mang ơn gia đình nàng xưa kia cũng ngảnh mặt quay lưng. Lòngnàng băng giá, nhìn đâu cũng thấy quỉ ma hiện hình toan ăn tươi nuết sống. Tối hôm chờ ngày hôm sau người ta cho xuất viện, Xuân Nhi đã trốn ra trước chỉ vì sợ bệnh viện đòi tiền bác sĩ và thuốc men. Nàng chỉ còn một nơi duy nhất tới tá túc, đó là nhà ông cậu già mù loà ở mãi bên Thủ Thiêm trong một xóm lao động nghèo cùng cực ven sông.
Ông cậu ôm nàng vào lòng, nghe kể lại thảm cảnh gia đình; ông phải nhỏ lệ, lau nước mắt cho nàng, an ủi:
“Xuân Nhi à, đừng khóc nữa, hãy cứ tạm ở đây với cậu, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.” Hơn ai hết, Xuân Nhi biết rằng chỉ để ản ủi nàng mà ông nói vậy, thực ra hàng ngày ông còn không đủ ăn, bữa no bữa đói. Nhà cửa chật hẹp không khác gì cái chòi chăn vịt thế này, làm sao chứa chấp nàng ăn ở cho nổi. Nhưng giờ đây nàng làm thế nào để Bống, không lý lại có thể ăn đường ngủ ehợ được hay sao? Bởi vậy Xuân Nhi quyết định tá túc ở nhà ông cậu mù lòa nghèo nàn này.
Hàng ngày nàng lang thangtìm tới hết người bạn này tới người bạn khác, vay mượn từng đồng, tạm trang trải cho cuộc sống để đi xin việc làm. Cũng may vài ngày sau nàng tìm được tnột chỗ may đồ trong xưởng may, tạm đủ ăn qua ngày.
Bấy giờ mới rảnh rang đầu óc lo cho người anh đang ở tù Nàng vô bóp cảnh sát thăm anh và được biết phải cần một số tiền đóng thế chân cũng như trả cho luật sư mới có hy vọng ra khỏi tù, chờ ngày ra tòa. Anh nàng cũng cho biết một luật sư có thể làm chuyện đó và bảo nàng đến tìm gặp ông ta.
Xuân Nhi vội vàng Um tới văn phòng luật sư đó. Nàng gặp luật sư, và thực may mắn, ông tiếp nàng rất tử tế. Sau một hồi trò chuyện, ông đồngý giúp đỡ nàng để lo vụ án này, cũng như giúp nàng đóng tiền thế chân bảo lãnh anh nàng ra khỏi nhà tù. Tuy nhiên, ông không thế nào cho nàng vay mượn tiền được; về vụ này Xuân Nhi phải tự lo liệu lấy Nàng không biết phải làm sao, thất thểu ra về thì may mắn thay, anh thư ký của vị luật sư thấy tội nghiệp nàng, đã chỉ chỗ cho Xuân Nhi tới vay tiền, nhưng nói trước với nàng là nơi ấy không phải là chỗ dễ giựt đâu.
Đó là câ một tổ chức cho mượn tiền ăn lời cắt cổ và thế lực của họ trong giới giang hồ cũng rất lớn. Ai mượn tiền không trả đúng ngày giờ có thể mất mạng như chơi.
Anh thư ký cũng viết cho nàng một cái giấy, phải trả luật sư Bố tiền là hai trăm ngàn đồng, cộng với ba trăm ngàn ngàn đồngtiền thếchân nứa; tổng cộng là nửa triệu, và bảo nàng cầm cái giấy này tới địa chỉ đó hỏi mượn tiền; may ra có cớ để họ có thể cho mượn.
Xuân Nhi mừng rỡ cầm tờ giấy như lá bùa hộ mệnh; nàng tới địa chl do anh thư ký của luật sư căn dặn. Đó là một tòa nhà thật đồ sộ. Tự nhiên nàng cảm thấy rụt dè và lo sợ Với thân phận nàngbây giờ đi vay nửa triệu bạc, làm sao ai dám cho vay; lương tháng trong xưởng may của nàng có hơn ba ngàn đồng. Ăn tiêu hàng ngày còn thiếu trước hụt sau, rồi đây lấy gì mà trả cho họ!
Nàng rụt rè bám chuông, mấy con chó iớn như con bò nhào ra làm Xuân Nhi run lên. Có người gác cửa ra mời nàng vô. Đi trên con đường trải sỏi trắng tinh băng qua sân vô nhà, Xuân Nhi cảm thấy mình bé nhỏ và nghèo hèn quá; nàng có cảm tưởng như mình đang đi ăn xin thì đúng hơn là tới hỏi mượn tiền. Còn đâu tư cách của một vị tiểu thư con một thương gia ngày nào nữa. Nàng rụt rè theo người gác cổng vô phòng kháeh, nơi đây Xuân Nhi phải ngồi chờ để người thư ký của ông chủ cho vay tiền cầm tờ giấy của nàng cho ông ta coi. Cả tiếng sau anh ta mới trở ra, bảo nàng: