Lâu Đài Trên Cát - Chương 200
Hương vào phòng họp với anh Duy, hôm nay anh Duy có vẻ buồn vì doanh thu giảm, dù từ đầu tháng đến nay anh và cô cũng chạy được vài hợp đồng, nhưng nhỏ, đủ trả lương nhân viên, với lại tiền lãi ngân hàng là chính, và cúng nộp cho những thứ trời ơi đất hỡi.
Ngồi đợi anh gọi điện cho khách hàng, Hương nghĩ lan man về kế hoạch cô với gã soạn ra cho Thái Sơn, kế hoạch này anh 4 giao rồi, cô ra mặt chỉ huy, gã sau lưng cô yểm trợ, cô biết anh 4 muốn cô tập làm chỉ huy, nên cô cố gắng lắm, cô quý anh như ba mẹ cô, vì cách đối xử thân tình, coi cô như con cháu của anh 4.
Khi nghe gã hỏi cô làm sao cô có thông tin về Thái Sơn, cô cũng nói thật là Tuấn đưa, rồi kể cho gã nghe về mấy lần cô gặp Tuấn, rồi Tuấn cho mượn tiền, nó gầy ốm ra sao, cô cũng kể hết, trong những lúc vừa vặn vẹo vì cái bàn tay gã giữa háng, làm cô ướt át, và cô cũng dùng tay làm gã ướt lại.
Đến chừng cô hỏi sao thằng Tuấn lúc này gầy ốm quá, rồi mắt trũng sâu vì mất ngủ, thì cô thấy gã cười, cô biết gã biết gì đó, nhưng cô hỏi thì gã nói, có những chuyện cô không thể hiểu để nói ra, làm cô bực bội.
Rồi gã bảo cô hẹn gặp Tuấn, nội dung thì như thế…như vậy…như vậy…
Anh Duy cất lời sau khi ngồi trước mặt cô
– Tháng 7 này, nữa tháng rồi mà doanh thu thấp quá, anh đau đầu quá
Là một doanh nghiệp tuy tuổi cũng chỉ gần 40, nhưng anh Duy cũng đã trải qua gần 15 năm lăn lóc trong nghề
Công ty của anh tồn tại qua nhiều thời kỳ, qua nhiều sự cải tiến cải lùi của 1 doanh nghiệp tư nhân theo những chính sách giật cục của nhà nước, và cũng khốn đốn vì thuế, lãi suất vay ngân hàng ngốn gần hết tiền lời.
Sáng nay anh Duy còn bực bội vì ngân hàng lại thông báo điều chĩnh lãi suất vay vốn hợp đồng. Anh tự hỏi nếu một doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm sao có thể chịu nổi mức lãi suất vay vốn 20%-25% năm được, đó là chưa kể phải cạnh tranh với những doanh nghiêp nước ngoài tràn vào Viet Nam làm ăn, theo hiệp định WTO và những hiệp định thương mại mà VN ký kết song phương với nước này nước kia. Ỡ các nước họ, đa số doanh nghiệp chỉ vay vốn ở mức từ 4%-10% là tối đa. Nên gần như làm ra thì nuôi ngân hàng hết.
Rồi giá xăng, giá điện, nhóm chi phí đầu vào thiết yếu cơ bản, tăng không có lộ trình kế hoach gì cả, hôm nay doanh nghiệp anh vừa lập xong kế hoạch sản xuất cho giá điện, xăng tăng lần vừa rồi, thì nó lại tăng nữa, ai mà chạy theo cho kịp, kế hoạch nào thay đổi kịp.
Rồi các giấy phép con, mà có khi nó là con, trái ngược với luật mẹ nhưng cũng được áp dụng, các thủ tục thuế má lằng nhằng rối rắm cũng làm anh và chị kế toán trưởng mất khá nhiều thời giờ để giải quyết, tranh cãi, thưa kiện với mấy ông quản lý nhà nước, mà rồi phần thua thiệt lớn cũng về phía công ty anh, còn nếu thắng thì cũng cái kiểu được vạ thì má đã sưng, vui sướng gì.
Rồi hàng sản xuất xong bán ra thị trường, thì hết phong bao phong bì cho mấy ông quản lý thị trường thì đến công an kinh tế kiểm tra, mà bán có dễ dàng gì đâu, kinh tế cả nước suy thoái, hàng bán cũng ế ẩm.
Rồi nào có yên, trăm thứ chi phí không tên bà rằng của các cơ quan đoàn thể, nay thì ông ủy ban qua xin tiền cho hộ nghèo, mai thì ông Phòng cháy chữa cháy xuống kiểm tra, ngày mốt thì đóng góp an ninh trật tự địa phương, ngày kia là hỗ trợ đồng bào lũ lụt…Không đóng không ủng hộ thì bị phường xã làm khó từ chiếc xe của khách hàng giao dịch đậu không đúng vạch, cho đến thanh tra kiểm tra của các ban ngành lao động, tài chính cũng tốn kém, ít thì chầu nhậu, có sai phạm gì thì lại vài cái phong bì, mà có ai mà không có sai phạm đâu …Mà doanh nghiệp chứ có phải cái máy in tiền đâu, mỗi thứ lại chi phí một chút, nhưng gom lại thì lớn lắm, vì nó nhiều khoản nhiều mục, kéo dài ngày này qua tháng nọ.
Trăm thứ bà rằng đó, ấy là chưa kể hết, làm teo tóp những doanh nghiệp mà theo định nghĩa nhà nước, thì như công ty anh cũng được gọi là vừa, xếp ở phân khúc đó, nhưng anh và các thành viên của hiệp hội không gọi nó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà họ tự nhận là “doanh nghiệp nghèo và khổ”
Và cái đám doanh nghiệp tư nhân nghèo và khổ của các anh, càng ngày càng ít đi về số lượng và suy yếu đi về chất lượng, phải giải thế, phá sãn, thậm chí có nhiều ông chủ còn đi tù nhiều hơn, cũng chính vì những cái mà anh kể ra ở trên. Các doanh nghiệp tư nhân quy mô như của Duy, chính là nền tảng của cả nền kinh tế đất nước, mà nền tảng đó đang khốn khổ teo tóp, bị moi móc vì những thủ thuật vặt vảnh của cán bộ quản lý nhà nước, rồi bị rạn nứt vì những quy định pháp luật chồng chéo, khó hiểu, và sụp đổ vì sự vắt kiệt của các chính sách tài chính-ngân hàng- thuế má, cái nền tảng đó đã, đang, và sẽ tan rã thành cát, và toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế trên nó. cũng là một lâu đài xây trên cát mà thôi.
Tiếng Hương cất lên , cắt ngang dòng suy nghĩ của anh Duy
– Em đang có ít việc muốn làm với thằng Thái Sơn, có thể mua lại hàng của nó bán với giá mềm về cho mình, anh ủng hộ không?
– Em tính thế nào ? chơi nó công khai ah, anh Duy trầm ngâm
– Phải, em có thế và người để làm, chỉ là….thiếu tiền, Hương nói như gã dặn cô, cô và gã không muốn lấy tiền của hệ thống mà lão tam quản lý, lấy thì được, nhưng nó sẽ lộ ra quân pháo mà gã đang giấu, gã chưa muốn.
Duy biết ý Hương muốn gì, anh biết hết những trò đó, chỉ là bấy lâu nay anh không thích, nhưng năm nay làm ăn kiểu này , chân chính hoài thì chết, anh thở dài trầm ngâm đi lại, rồi anh quay lại nhìn Hương
– Em tự tính ra lời lãi của phương án, anh tạm ứng cho em 30% tiền lời tương lai, cho em làm chi phí
Rồi anh hỏi tiếp, em với Tuấn làm hả, hay là ai
– Với cái anh hôm bữa tháo hàng dùm mình, và có thể có..Tuấn nữa, cô và gã dự tính chiều nay cô gặp Tuấn, là mời nó tham gia
Anh Duy gật đầu, em làm đi, cứ chi phí như anh duyệt, cho em 30% lợi nhuận để chi cho công việc. Rồi xách laptop, anh đi qua ngân hàng.
Hương ra bàn làm việc của cô, ký một số giấy tờ , rồi cô bốc máy hẹn gặp Tuấn.
Hương hiểu vì sao anh Duy suy tư rồi thở dài, với những cái như anh Duy gặp phải khi thành lập công ty đến giờ phải chịu đựng, thì làm ăn chân chính là không sống nổi, có ngày cũng chết, chỉ là sớm hay muộn thôi. Có những doanh nghiệp không muốn gắn bó với xả hội đen, nhưng vì nền pháp luật công khai kia không bảo vệ họ dù họ đã cố gắng làm ăn chân chính, nên họ phải tự tìm giải pháp cho mình.