Hợp Đồng Bảo Vệ - Chương 93: Xoạc Xoạc Xoạc!!! (2)
Mẹ Thìn không tin vào mắt mình, bà ôm ngực mà mãi mới nói ra miệng được: “Ối, Thụy Kha, con tôi”.
Bố Thìn cũng vậy, ông bàng hoàng: “là cái Kha?”
Vợ chồng anh Dần, vợ chồng chị Hợi và 3 đứa cháu cũng kinh ngạc không nói lên lời.
Thụy Kha rưng rưng nước mắt, cô lần đầu tiên về đây nhưng có cảm giác đây chính là nơi chôn rau cắt rốn của mình, có cảm giác những con người ngồi trong kia là những người thân ruột thịt của mình. Nhìn ánh mắt họ kìa, ánh mắt ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, họ nhìn cô như nhìn đứa con đi xa trở về:
– Bố! Mẹ! Anh Chị! Con về rồi.
Chưa để mọi người kịp định hình chuyện gì đang diễn ra, Thìn cũng bước đến sát bên Thụy Kha, lọt vào tầm mắt của mọi người:
– Bố mẹ anh chị ơi, con về rồi.
(Cu Zũng tôi tự thấy mình văn chương kém cỏi, ngòi bút không đủ mạnh để lột tả hết giờ phút này tại một ngôi nhà nhỏ ven biển của tỉnh Quảng Bình. Giấy phút ấy là sự vỡ òa trong sung sướng sau bao nhiêu khổ cực, đau thương, lo toan vất vả. Giây phút được đón người con trai, người em út trong gia đình trở về một cách bất ngờ, người con ấy trở về từ cõi chết)
Cả nhà sau phút ngỡ ngàng thì ùa ra ngoài sân như đàn ong vỡ tổ.
– “Con ơi là con”, tiếng của bố và mẹ Thìn như đồng thanh.
– “Cậu Thìn ơi. Hu hu hu hu”, là tiếng chị Hợi hô lên rồi lao ra ngoài ôm ghì lấy thằng em trai. Chị Hợi ôm em trai một cái rồi dành cái ôm chặt nhất, lâu nhất và đượm nhất cho Thụy Kha.
Anh Dần thì không sấn sổ nhưng anh đi nhanh lắm, anh ra vỗ vai thằng em giai một cái rồi quay mặt đi chỗ khác, giấu không cho người khác biết là mình đang khóc.
– “A cậu Thìn, A chú Thìn về”, hai đứa con chị Hợi và 1 đứa con anh Dần nhìn thấy cậu, thấy chú thì reo lên rồi chạy xổ vào leo lên người chú.
Chị vợ anh Dần và chồng chị Hợi cũng mừng không kém.
Thấy mẹ chậm rãi đi ra, vừa đi bà vừa khóc, Thụy Kha nhanh hơn Thìn lại gần ôm lấy mẹ:
– Mẹ ơi. Anh Thìn khỏe rồi ạ.
Bà vẫn ôm Thụy Kha nhưng nhìn sâu vào đôi mắt con trai, bà vuốt vuốt cái đầu của nó:
– Út của mẹ. Út của mẹ.
Bố Thìn thì đi ra đến sân nhìn con cho rõ thì lại chạy vào trong nhà, ông đứng trước bàn thờ và thắp 3 nén hương. Cắm vào lư hương rồi ông quay ra gọi đàn con cháu:
– Cả nhà, vào đây thắp hương tạ ơn các cụ nào.
Thụy Kha giờ mới để ý ban thờ, người dân nơi đây quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời nhưng vào ngày Tết cũng cố gắng sắm sửa cho tươm tất. Trên ban thờ bầy mâm ngũ quả, một mâm cơm mặn, hai câu đối đỏ hai bên treo cạnh hai cây mía.
Thấy con cháu tề tựu trước ban thờ, ông khấn ra miệng:
– Tín chủ con là Nguyễn Văn Tuất cùng vợ và các con cháu thành tâm kính lậy gia tiên ông bà cùng chư vị thánh thần. Chúng con đội ơn ông bà tổ tiên cùng chư vị thánh thần đã phù hộ độ trì cho cháu Nguyễn Văn Thìn tai qua nạn khỏi, biến hung thành cát. Hôm nay là chiều 30 Tết, gia đình chúng con sửa soạn lễ mọn kính dâng ông bà tổ tiên cùng chư vị thánh thần, phù hộ cho gia đình chúng con trong ấm ngoài êm, các con cháu mạnh khỏe, học tập và công tác tốt, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Con thành tâm kính lậy.
Bố Thìn cúi lậy, con cháu thành tâm kính lậy theo. Và Thụy Kha cũng thế.
Bữa cơm Tất niên giờ mới thực sự bắt đầu. Thụy Kha ngồi cạnh mẹ còn Thìn thì ngồi giữa anh Dần và ông anh rể chồng chị Hợi.
Bố nâng li rượu lên chúc cả nhà:
– Các con, không còn điều gì vui hơn hôm nay Út đã khỏe lại, gia đình chúng ta lại được đón Kha về chơi. Có thể nói niềm vui nhân lên gấp bội. Bữa cơm Tất niên này là truyền thống từ bao đời nay, để khép lại năm cũ, đón năm mới sang. Nào con cháu, chúng ta nâng li.
Cả nhà cùng nâng li, vừa cụng xong thì Thụy Kha ở phía đối diện lên tiếng:
– Bố mẹ, anh Thìn không được uống rượu đâu.
Và cả nhà nhìn thấy ánh mắt của Thụy Kha đang nhìn về Thìn giống ánh mắt của quản giáo nhìn tù nhân. Cả nhà cười phá lên vui vẻ, anh Dần đổ thêm dầu vào lửa:
– Chết chú em rồi nhớ, chửa chi đã bị quản thúc rồi.
Tết giờ mới thực sự về trong ngôi nhà.
—
Ăn cơm xong, chị Hợi và vợ anh Dần dành phần việc rửa bát, Thụy Kha cũng đòi làm cùng nhưng mọi người không cho. Mẹ Thìn thì kéo áo Thụy Kha lại bảo:
– Con, hôm nay để các chị làm đi. Vào đây mẹ bảo.
Thế là Thụy Kha đành đi theo mẹ vào trong buồng của bà. Vào đến nơi, hai mẹ con ngồi trên chiếc giường, mẹ Thụy Kha hỏi:
– Con kể lại cho mẹ nghe xem nào, Út nó tỉnh từ bao giờ?
Và thế là Thụy Kha kể lại cho mẹ nghe giây phút mà cô được chứng kiến điều thần kì xảy ra, rồi cô cũng kể là anh Thìn cố tình giấu mọi người chuyện mình đã tỉnh để mọi người khỏi phải lên Hà Nội ngay. Nghe Thụy Kha kể, mẹ Thìn rưng rưng, bà vuốt tóc “con dâu”:
– Thụy Kha, con vất vả quá. Thằng Thìn mà đối xử không tốt với con thì cứ nói với mẹ.
Thụy Kha cầm lấy tay “mẹ chồng”, cô gục đầu vào vai mẹ mà ỏn ẻn:
– Mẹ, con không sao mà. Anh Thìn tỉnh lại là con mừng lắm rồi.
Rồi hai mẹ con còn tíu tít vài chuyện nữa mới dừng, cuối cùng bà bảo Thụy Kha:
– Con này, con về đây bố mẹ và các anh chị quý lắm. Con tùy gia nhập tục nhé. Ở quê ta có một tục lệ thường làm vào đêm 30 là tắm tất niên.
Thụy Kha trố mắt nhìn mẹ Thìn:
– Tắm tất niên ạ? Là như thế nào hả mẹ.
Mẹ từ từ giảng giải:
– Tắm tất niên mang ý nghĩa gội rửa những gì bụi bặm xui xẻo của năm trước và để bước vào một năm mới với mong muốn sức khoẻ bản thân luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, mới mẻ. Mẹ đã chuẩn bị lá thơm rồi, để mẹ bảo thằng Thìn lấy nước nóng ở trên nồi bánh trưng vào cho con. Con chuẩn bị quần áo đi.
– Vâng ạ.
Thụy Kha mang quần áo vào trong phòng tắm, một phòng cũng kiên cố và kín đáo ở phía góc trái căn nhà cấp 4. Thụy Kha nhìn thấy một chậu nhôm rất to, bên trong có rất nhiều loại lá khô khác nhau mà cô chỉ nhìn thấy lần đầu. Đang định tụt quần áo thì bên ngoài có tiếng gọi:
– Thụy Kha, mở cửa cho anh.
Thụy Kha mở cửa phòng tắm thì nhìn thấy Thìn khệ nệ bưng vào một xô nước nóng, nhìn thấy Thụy Kha, Thìn háy mắt:
– Chưa cởi đồ à?
Thụy Kha mắc cỡ quá cơ:
– Đáng ghét.
Nước nóng được đổ vào chậu nhôm, một mùi thơm nồng nàn dễ chịu do lá khô hòa với nước nóng, Thụy Kha thơm nhẹ vào má Thìn:
– Ra ngoài cho em tắm. Cấm nhìn.
Thìn trêu lại:
– Anh cũng phải tắm tất niên mà, mẹ bảo thế.
– “Thật á?”, Thụy Kha đâu có ngại được tắm cùng anh.
– Ừ, không tin thì hỏi mẹ xem.
Thụy Kha ngẫm nghĩ một hồi:
– Nhưng không được, em ngại lắm, ở đây còn nhiều người. Tí anh tắm sau đi. Rồi lên trên kia em cho tắm cùng.
Nói xong Thụy Kha đẩy đẩy Thìn ra khỏi phòng tắm.
Thế rồi 1 tiếng đồng hồ sau là thời gian mà vùng đất ven biển này nhường cho Thụy Kha tắm. Đó là tục tắm tất niên.
—
Giao thừa!
Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, anh chị Thìn đã về nhà mình. Nhà giờ chỉ còn bố mẹ Thìn và đôi bạn trẻ. Cách giao thừa độ dăm phút, Thụy Kha được giao một nhiệm vụ đi ra cổng hái một cành phi lao còn xanh tươi rồi xách một xô nước đã chuẩn bị sẵn vào trong nhà. Cô được giải thích rằng cô sẽ là người xông nhà đầu năm. Cầm cành lộc và xô nước vào, Thụy Kha chúc bố mẹ:
– “Con chúc bố mẹ sức khỏe dồi dào, sang năm được mùa muối ạ”
Rồi Thụy Kha quay sang Thìn, thái độ khác hẳn, cô lí nhí: “Em chúc anh mạnh khỏe để luôn luôn ở bên cạnh em”.
Cả nhà vỗ tay, và Thụy Kha cũng nhận lại từ bố mẹ lời chúc Tết. Riêng Thìn thì nháy mắt chửa chúc gì. Cô có chút bối rối vì cái nháy mắt ấy.
Khoảng hơn 1 giờ sáng thì mọi người đi ngủ, theo sắp xếp của mẹ Thìn thì Thụy Kha ngủ trong buồng phía bên trái cùng với bà còn Thìn và bố ngủ trong buồng phía bên phải. Thụy Kha trằn trọc không ngủ được, cũng là bởi cả năm nay, cô chưa khi nào đón giấc ngủ mà vắng hơi Thìn, lúc trong viện thì cô cũng thường nói chuyện với anh đến khi mệt quá thì gục luôn tại giường bệnh mà ngủ. Rồi đêm hôm qua, là đêm mà có lẽ cô nhớ nhất trong cuộc đời, cô và anh chính thức trở thành người yêu rồi cả hai như hòa nhập làm một. Bện hơi rồi lạ nhà làm cô khó ngủ cũng phải thôi.
Bỗng Thụy Kha thấy điện thoại mình có tin nhắn, đèn của điện thoại sáng lên trong đêm, mở điện thoại thì thấy là “Chồng Yêu vừa nhắn tin cho bạn”, Thụy Kha tủm tỉm cười một mình rồi gạt sang phải để đọc tin nhắn:
“Em xin mẹ đi vệ sinh đi, anh chờ ở sân. ABCXYZ”.
Thụy Kha xuýt phì cười vì cái ám hiệu “ABCXYZ” của Thìn, cô biết tỏng đó là cái gì, lại nghĩ đến bướm mình, vẫn còn đang ê ẩm vì trận Derby tối hôm qua. Nhưng bắt được sóng của người thương, cô thò tay xuống háng mình vỗ nhè nhẹ mà an ủi đứa em gái: “Thôi cố lên em”.