Hợp Đồng Bảo Vệ - Chương 75: Hạnh phúc vỡ òa (1)
Bỗng có tiếng chuông bấm cửa, Thụy Kha ra mở thì thấy bác sĩ Thông cùng với một người phụ nữ mặc áo của điều dưỡng. Trên tay điều dưỡng còn cầm một giỏ đồ mà Thụy Kha nhìn vào thì biết là quần áo của Thìn lúc bị bắn. Sau khi bác sĩ Thông thăm khám cho Thìn một lúc thì quay trở ra phòng khách, nơi Thụy Kha đã chờ sẵn.
– Cháu sẽ ở luôn trong này cùng bệnh nhân à?
Thụy Kha rót ra mấy cốc nước lọc mời bác sĩ và cô điều dưỡng:
– Vâng thưa bác sĩ, cháu muốn ở trong này để tiện bề chăm sóc cho anh ấy ạ.
Bác sĩ Thông quay sang giới thiệu cô điều dưỡng trong đồng phục mầu hồng nhạt:
– Giới thiệu với cháu, đây là Liên, là phó khoa điều dưỡng của bệnh viện, chị Liên sẽ là người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân Thìn với sự hỗ trợ của nhiều điều dưỡng khác nữa. Còn tôi sẽ là bác sĩ trực tiếp điều trị cho Thìn.
Điều dưỡng Liên tuổi khoảng chừng hơn 40, khuôn mặt khả ái, tóc dài nhưng được búi gọn bằng một chiếc nơ đồng màu với trang phục, chiếc nơ này cũng là một phần của đồng phục điều dưỡng, chị Liên hơi cúi người về phía Thụy Kha.
– Chào chị Liên, em là Thụy Kha, là người nhà của bệnh nhân Thìn.
Chị Liên nhã nhặn, ăn nói nhỏ nhẹ dễ nghe:
– Chào Thụy Kha, chị sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nếu là một bệnh nhân nằm ở các phòng bình thường thì chắc điều dưỡng Liên, một phó khoa không phải trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đâu, nhưng đây là bệnh nhân phòng tổng thống, việc phó khoa, thậm chí là trưởng khoa trực tiếp làm việc không có gì là lạ. Đặc biệt bệnh nhân sống thực vật cần sự chăm sóc hết sức tỉ mỉ và chu đáo, công việc là cực kỳ vất vả. Ngoài chuyện lo phải vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt động chuyên môn thì còn phải theo dõi rất chặt chẽ bệnh nhân, bất kỳ một phản ứng nào dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều là chìa khóa vàng giúp cho bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xong màn giới thiệu, bác sĩ Thông đưa ra những lời khuyên thuộc về chuyên môn:
– Thụy Kha, cháu đã tìm hiểu thông tin về việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân sống thực vật chưa?
Thụy Kha quay sang bác sĩ Thông:
– Cháu có tìm hiểu qua sách báo và trên mạng rồi ạ. Nhưng cháu cần bác sĩ và điều dưỡng hướng dẫn một cách tỉ mỉ và chi tiết.
Bác sĩ Thông nghe vậy thì gật đầu:
– Trước tiên để bác giải thích một số kiến thức thuộc về chuyên môn ngành y cho cháu nghe. Tình trạng như Thìn trong y học gọi là: Sống trong trạng thái hôn mê, mà ta quen gọi là sống thực vật. Có nghĩa là, bệnh nhân vẫn là một cơ thể sống bình thường như bao người khác, chỉ không có phản ứng, phản xạ như một người lúc đang tỉnh như chúng ta đang ngồi đây mà thôi.
– “Vâng ạ”, Thụy Kha đáp lời.
– Nguyên nhân dẫn đến hôn mê của Thìn chính là một vùng não bị tổn thương, một số bó dây thần kinh bị ảnh hưởng do vết thương gây ra, cần thời gian hồi phục và một số kích thích cần thiết để hoạt động bình thường trở lại. Còn tất cả các dây thần kinh khác đều hoạt động tốt.
Thụy Kha đang chăm chú lắng nghe những dặn dò của bác sĩ, cô còn cẩn thận ghi chép vào một cuốn sổ tay.
– Một số y văn trên thế giới đã chứng minh thậm chí người sống thực vật còn có thể nghe và nhận ra người đang nói chuyện với mình là ai. Cũng rất nhiều bằng chứng chứng minh chính những yếu tố về tinh thần là yếu tố kích thích mạnh nhất giúp cho người bệnh tỉnh lại, còn hơn cả những tác động bằng biện pháp y học. Chính vì vậy, việc cháu ở lại đây cùng với bệnh viện điều trị cho Thìn bác đánh giá là hết sức quan trọng. Cháu hãy thường xuyên nói chuyện với cậu ấy, bất kỳ điều gì cháu muốn nói, nhưng hãy chú trọng vào những sự việc, khoảng thời gian hay là một cái gì đó đại loại như kỉ niệm mà Thìn có ấn tượng nhất.
– Vâng, thưa bác sĩ.
– Còn về việc chăm sóc cho bệnh nhân, việc này hoàn toàn do điều dưỡng thực hiện, cháu có thể giúp nếu cháu muốn. Việc chăm sóc, chế độ chăm sóc, phương pháp chăm sóc, cường độ chăm sóc đều nằm trong y lệnh của bác sĩ điều trị. Nhưng quan trọng nhất đối với bệnh nhân sống thực vật chính là hoạt động, cơ thể không có hoạt động sẽ sinh ra trạng thái hoại tử. Vì vậy bệnh nhân cần được hỗ trợ hoạt động, luôn luôn lưu ý, cứ 1 tiếng đồng hồ phải đổi tư thế nằm cho bệnh nhân. Ngoài ra việc xoa bóp toàn bộ cơ thể là cực kỳ quan trọng, việc này làm càng nhiều càng tốt. Giường bệnh cũng được thiết kế đặc biệt để việc đổi tư thế được dễ dàng. Lát nữa điều dưỡng sẽ hướng dẫn thêm cho cháu.
Và hơn một tiếng đồng hồ sau đó là các chỉ dẫn của bác sĩ Thông, rồi điều dưỡng Liên ra tận giường bệnh hướng dẫn cho Thụy Kha cách sử dụng chiếc giường, các thao tác cần thiết của việc chăm sóc bệnh nhân.
Sau khi xong việc, bác sĩ Thông và Thụy Kha lại trở lại phòng khách, bác sĩ hơi ngập ngừng khi nói chuyện:
– Thụy Kha này, có chuyện này bác cũng muốn nói cho cháu biết, tùy cháu xử lý.
Thụy Kha thấy thái độ có phần ấp úng của bác sĩ thì thấy lo lo:
– Vâng, có gì bác cứ nói đi ạ.
– Cháu biết rồi đấy, với tình trạng của Thìn thì chúng ta không thể nói trước được điều gì. Có thể nhanh nhưng cũng có thể là rất lâu. Và chuyện chúng ta mất cậu ấy bất kỳ lúc nào là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, cháu thử cân nhắc xem có nên bảo quản ………….. tinh trùng của cậu ấy để đề phòng trường hợp xấu xảy ra không?
Trong thời gian qua đúng là Thụy Kha chưa hề nghĩ đến vấn đề này, thứ nhất là đầu óc cô không đủ chỗ để nghĩ đến, thứ nữa là cô có một niềm tin sắt đá là anh sẽ tỉnh lại. Cô ấp úng, khuôn mặt hơi hơi ửng hồng:
– Chuyện này …………. Chuyện này ….. đúng là cháu chưa từng nghĩ đến. Để cháu nghĩ thêm đã ạ. Cháu luôn có niềm tin là anh ấy sẽ tỉnh lại.
Nhưng là bác sĩ vì vậy cần để người nhà bệnh nhân biết trước mọi khả năng để tính toán cho phù hợp:
– Cả tôi cũng có niềm tin là bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Nhưng việc làm này tôi nghĩ rằng là cần thiết, chỉ là phòng ngừa trường hợp bất trắc xảy ra thôi. Chúng ta có thể bảo quản tinh trùng tối đa trong 10 năm, nếu bệnh nhân tỉnh lại thì hủy đi cũng không vấn đề gì.
– Vâng ạ.
Thụy Kha đang nghiêm túc suy nghĩ về những điều bác sĩ Thông vừa nói.
Kết thúc câu chuyện, bác sĩ Thông ra về trước, còn điều dưỡng Liên ở lại với Thụy Kha:
– Thụy Kha này, chị gửi lại em quần áo của bệnh nhân lúc đưa vào bệnh viện.
Thụy Kha đón lấy giỏ đồ mà cô rưng rưng, một chiếc quần sooc, một chiếc áo phông không cổ, một chiếc quần sịp, tất cả đều là đồ mà cô mua cho anh hôm ở cửa hàng. Lấy hết ba thứ đồ ra, dưới cùng còn là một vật tròn tròn, mỏng mỏng như đồng xu. Điều dưỡng Liên nhìn thấy thì nói:
– Chị nghe mọi người nói lại là tìm thấy vật này ở đáy quần lót của bệnh nhân, cũng không biết là cái gì.
Thụy Kha nâng lên xem và nghi ngờ chính là miếng rung, cô bấm thử vào cái nút SOS trên chiếc vòng tay của mình. Cô tủm tỉm nghĩ “chết tiệt thật”, cô không cười vì cái miếng rung này, cô cười là cười Thìn đã dán vật này vào đáy quần sịp, tức là mỗi lần cô bấm sẽ làm rung gốc dương vật của Thìn.
Thấy Thụy Kha tủm tỉm, điều dưỡng Liên có một chúc thắc mắc khó hiểu nhưng không biết hỏi thế nào cho phải. Thụy Kha thấy trên tay điều dưỡng Liên còn cầm một cái kẹp file, đoán là y lệnh dành cho bệnh nhân, Thụy Kha hỏi:
– Chị Liên này, cái này có phải là y lệnh dành cho điều dưỡng không?
– Phải rồi, căn cứ vào y lệnh này của bac sĩ, bộ phận điều dưỡng sẽ chăm sóc cho bệnh nhân.
– Chị có thể cho em xem được không?
Liên điều dưỡng đưa cho Thụy Kha xem, Thụy Kha đọc thấy trên đó ghi rất tỉ mỉ, chi tiết cách thức chăm sóc bệnh nhân của các điều dưỡng. Rất nhiều thứ nhưng có một nội dung công việc làm Thụy Kha chú ý:
Nội dung
công việc
Cách thức
xử lý
Thời gian thực hiện
Làm cho bệnh nhân xuất tinh
Sử dụng âm đạo giả
Khi dương vật bệnh nhân ở trạng thái cương cứng liên tục trong 1 giờ đồng hồ
Thụy Kha đăm chiêu rồi chỉ tay vào mục y lệnh này hỏi điều dưỡng:
– Chị Liên, phải làm cả thứ này sao?