Hợp Đồng Bảo Vệ - Chương 61: Thìn quay trở về (4)
– Thụy Kha có biết là nhà tôi rất nghèo, bố mẹ tôi già rồi vẫn phải còng lưng đi cào muối, anh chị tôi cũng một nắng hai sương mới đủ cơm ăn áo mặc. Nhưng từ nhỏ tôi được bố mẹ dậy rằng có nghèo đến mấy cũng đừng để mình trở thành một thằng hèn. Thụy Kha vừa biến tôi thành một thằng hèn đấy Thụy Kha có biết không?
Nghe Thìn mắng mình thì Thụy Kha cũng không còn nũng nịu nữa, cô thấy giờ đây mà mè nheo xụt xịt không còn thích hợp nữa, cô đứng dậy nhìn thẳng vào mắt Thìn, nói giọng cũng đanh đá ra trò:
– Đấy là tự bản thân Thìn nghĩ như vậy thôi. Thìn có xin tôi đâu, là tôi tự mua đấy chứ. Quần áo chỉ là vật ngoài thân, không là cái gì hết. Tôi có quyền được mua cho vệ sĩ của mình, người đã không tiếc cả tính mạng của mình mà hút máu độc cứu tôi, người đã dám một mình xông vào nhà máy với cả nghìn công nhân cứu tôi, người mà tôi đã ………………. TÔI LÀM NHƯ VẬY CÓ GÌ SAI?
Nói xong thì Thụy Kha như hết sức chịu đựng, cô òa khóc nức nở:
– Hu hu hu hu. Có thế mà cũng mắng người ta. Không thích thì vứt hết đi. Vứt hết đi. Hu hu hu hu.
Thụy Kha thật là một cao thủ trong các cao thủ, cô sử dụng liên hoàn cước cương nhu phối hợp đánh gục một người có bản lĩnh cao cường là Thìn.
Thìn cũng tự mình ngẫm lại, cậu cũng chưa phạm phải lẽ sống của chính mình, không đi xin. Thụy Kha cũng chỉ là có lòng tốt mới mua đồ cho mình, cô ấy bản thân cũng là thấy cần phải báo đáp sau những gì mà mình đã làm cho ấy, chuyện đơn giản chỉ có vậy. Mà nghĩ cho đúng thì “quần áo chỉ là vật ngoài thân”, có cũng được mà không có lại càng hay. Cũng tại bản thân mình suy nghĩ chưa thấu đáo nhìn nhận ra bản chất vấn đề. Thấy mình nóng giận có phần sai, Thìn bắt đầu hối lỗi.
Cậu tiến lại phía Thụy Kha vẫn đang xụt xịt ngồi ở mép giường như một con mèo hen, sức mạnh từ đâu ra làm cậu bạo dạn đặt hai tay lên vai chủ tịch, hai người cũng đủ gần nhau để có thể làm được cái việc đó, đến mình trần ôm nhau ngủ cả đêm cũng đã làm rồi thì đặt tay lên vai có gì là không được.
Đôi tay Thìn đặt lên đôi vai đang rung rung của Thụy Kha, cậu hối lỗi:
– Tôi hiểu rồi. Thụy Kha ………… xin lỗi. Đừng khóc nữa!
Thụy Kha cảm nhận rõ hơi ấm từ tay Thìn truyền qua vai mình, cô biết mình đã ra chiêu chuẩn xác, cô đứng dậy song song với Thìn rồi đấm bùm bụp vào ngực trần của hắn, giọng vẫn còn đanh đá cá cày lắm, lại còn vẩn vương tiếng khóc chưa dứt nữa mới chết con nhà người ta chứ:
– Hix hix hix, bụp bụp bụp, chỉ giỏi bắt nạt em. Hix hix hix.
Nói xong biết lỡ lời, Thụy Kha ngượng ngùng, cái đấm cũng nhẹ đi trông thấy. Để không bị đấm thêm nữa, Thìn nắm lấy cổ tay Thụy Kha rồi khẽ nói:
– Thụy Kha có muốn nghe tôi kể về quê hương mình không?
Thụy Kha gật đầu. Thìn tiếp lời:
– Lên sân thượng đi, tôi sẽ kể cho Thụy Kha nghe về nơi tôi sinh ra. Từ Tết đến giờ tôi chưa về. Tôi rất nhớ nhà.
– “Thìn lên trước đi, tôi tắm xong rồi lên”, Thụy Kha giằng tay Thìn ra rồi chạy vụt ra khỏi phòng, chỉ chậm vài giây thôi là cô đã không kiềm chế được bản thân mà ôm chầm lấy tấm thân trần của Thìn rồi.
—
Thụy Kha nhấp một ngụm rượu vang, nhón một miếng mít khô bỏ vào miệng, trời đêm đầy sao giống buổi tối ngày hôm qua, gió thổi vi vu thay cho tiếng đàn, Thụy Kha mạnh bạo ngả đầu tựa vào vai Thìn, giọng nói hòa trong tiếng gió thổi:
– Thìn kể về quê hương và gia đình đi.
Thìn cũng nhấp một ngụm rượu vang cho nó ngọt giọng, đã sống xa nhà cả chục năm nay, nhưng trong lòng cậu, quê hương vẫn là một thứ gì đó quý giá lắm, vẫn vẹn nguyên nóng hổi trong lòng:
– Thụy Kha có biết không? Quê tôi đẹp lắm. Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng ven biển của tỉnh Quảng Bình, trong ký ức của tôi, làng tôi là những dải cát trắng phau, là những hàng phi lao ven biển, là nước biển xanh trong vắt chạy từ đầu làng đến cuối làng.
Nhưng làng tôi nghèo lắm, chỉ có hai nghề chính là làm muối và đi biển. Tôi là em út trong một gia đình có 3 chị em. Chị cả lớn hơn tôi 6 tuổi tên là Hợi, anh thứ hơn tôi 2 tuổi tên là Dần. Bây giờ thì Thụy Kha biết tại sao tên tôi là Thìn rồi đấy. Bố mẹ tôi lấy tên theo tuổi âm lịch của các con mà đặt tên.
Anh chị tôi đã lập gia đình với người ở cùng làng. Anh tôi có sức khỏe thì theo người ta đi biển đánh cá, có khi đi cả tháng mới về 1 lần. Chị tôi bán cá ở chợ
Vất vả nhất chính là bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi đều 60 tuổi cả rồi, đến tuổi người ta có thể an hưởng tuổi già nhưng bố mẹ tôi vẫn ngày ngày làm muối, cả đời bố mẹ tôi là Diêm Dân. Nghề làm muối Thụy Kha có biết không? (đọc truyện tại Truyện VKL .com) Tôi chưa từng thấy trên đời này có cái nghề nào lại vất vả, lại khổ đến như thế. Đến phu mỏ, phu vàng cũng không cực đến vậy. Lúc trời nắng chói chang nhất, nóng như thiêu như đốt thì cũng là lúc mà diêm dân phải làm việc. Lúc mưa thì coi như công toi cả ngày, ấy vậy nhưng giá muối thì bấp bênh, có khi cả tháng không bán được hạt nào, muối lại tan thành nước chảy ra biển cả mênh mông.
Thụy Kha vẫn tựa đầu vào vai Thìn, cô chẳng nói gì nhưng nghe như nuốt từng lời. Giữa khoảng trời mênh mông này, giọng kể trầm ấm của Thìn nghe đượm buồn, nhưng trong những lời kể về nỗi vất vả truân chuyên của gia đình anh, của người dân quê anh không có pha phách chút nào của sự than vãn bi ai. Có lẽ con người ta lớn lên trong gian khó thì đã quá quen với nó rồi, coi nó cũng chỉ là bình thường mà thôi. Mở đầu lời kể là “Quê tôi đẹp lắm”, chứ không phải là “Quê tôi nghèo lắm” chẳng phải là minh chứng đó hay sao?
Thìn nhấp thêm một ngụm rượu nữa rồi tiếp tục ba hoa chích chòe:
– Khi tôi học xong cấp III, không có điều kiện học tiếp lên cao nữa, bố mẹ và các anh chị cũng ngồi bàn bạc về tương lai của tôi, họ quyết định cho tôi theo bạn ra Hà Nội tìm kế sinh nhai, chứ ở nhà có vắt sức đến đâu may ra cũng chỉ đủ cơm ăn áo mặc. Thế là tôi lên Hà Nội, lúc đầu tôi làm bảo vệ ở các công ty, công trường, nhà máy. Sau này tôi đi học 4 năm ở trường đào tạo vệ sĩ chuyên nghiệp. Tốt nghiệp xong được mấy tháng thì gặp Thụy Kha đấy.
Thụy Kha lần này mới nói chen vào:
– Từ Tết đến giờ Thìn chưa về quê à?
– Ừ, từ Tết. Chắc cũng phải đến Tết mới về được. Cũng may bố mẹ tôi ở nhà còn có anh chị ở gần đấy chạy ra chạy vào, nên tôi cũng yên tâm.
Rồi cứ thế, rượu vào nhời ra, Thìn còn kể nhiều, nhiều lắm về tình yêu quê hương, về cảnh đẹp, về con người miền Trung nói chung và người Quảng Bình, người làng cậu nói riêng. Qua lời kể của Thìn, Thụy Kha hình dung một ra một dải đất ven biển đẹp như trong chuyện cổ tích với nước biển mênh mông, bãi cát trắng trải dài, rặng phi lao chắn gió rì rào, là những cánh đồng muối bát ngát trắng phau, là những hạt muối long lanh như những hạt ngọc của biển cả mênh mông.
Thụy Kha ước gì ngay lúc này đây, cô không phải ngồi trên gác thượng của căn biệt thự giữa chốn thủ đô phồn hoa, mà cô đang ngồi bên Thìn dưới gốc cây phi lao, chân trần vục vào cát trắng, mắt nhìn ra biển cả mênh mông, để cô được hít căng tròn lồng ngực cái gió mằn mặn, để nước da cô nhờn nhờn của muối, để tóc cô xơ xác nắng miền Trung.
– Thìn này, hôm nào cho tôi về quê Thìn chơi nhé?
Thìn vỗ vỗ tay mình vào cánh tay Thụy Kha:
– Ừ, hôm nào mời Thụy Kha về quê tôi chơi, lúc đó Thụy Kha sẽ tha hồ được ăn hải sản, tha hồ được tắm biển, lặn ngắm san hô, được dạo chơi trên cánh đồng muối, được chạy bộ trên nền cát trắng. Nhưng sẽ nóng đến nỗi cháy da cháy thịt, tóc sẽ xác xơ đến nỗi không bay lên nổi đâu. Không biết Thụy Kha có chịu được không?
Thụy Kha thôi không dựa đầu vào vai Thìn, cô đứng dậy vươn vai như để thách thức với đất trời, gió thổi lồng lộng làm tóc Thụy Kha tung bay trong gió, háng cô cũng bị gió lùa vào bướm man mát, làm tà váy bồng bềnh bay đãi mắt Thìn nhìn thấy si lít hồng của chủ tịch, Thụy Kha dang tay như Rose đang đứng trước mũi tầu Titanic:
– Thụy Kha không sợ, không bao giờ sợ đâu. Ha ha ha ha ha!
Khoảng thời gian này là lúc ánh trăng sáng nhất trong đêm, chị Hằng và chú Cuội trên cung trăng vừa nghe được lời nói của Thụy Kha ở dưới trần thế, chú Cuội mới rời đôi môi khỏi vú chị Hằng ra mà nói:
– Con này điêu, chị nhỉ?
Chị Hằng toe toét miệng cười, khép háng lại nói:
– Ừm, ừm, nó đang tán trai nên điêu là phải rồi. Thôi kệ mẹ nó, mút tiếp đi Cuội yêu của chị.
Trước khi trở lại với cái vú của chị Hằng, chú Cuội tinh nghịch lém lỉnh:
– Để em cho mấy thằng hiếp xem nó có sợ không?
Và một đám mây đen kéo đến che mặt trăng và cũng là để cho thiên hạ không nhìn thấy màn làm tình kinh thiên động địa của chú Cuội và chị Hằng. Ở trển, chỉ có hai người một nam một nữ, không làm chuyện đó thì biết làm gì cho hết ngày đây?
Ở dưới hạ giới, thấy mây đen kéo tới, gió thổi vù vù, trời có hiện tượng sắp mưa to, Thìn đứng dậy nói với Thụy Kha vẫn đang dang tay còn chưa thu lại:
– Hình như sắp mưa, mình xuống đi ngủ đi.
Thế là Thụy Kha đành phải đi xuống, hai người, ai về phòng nấy. Giờ đây, Thìn đã đến gần với Thụy Kha hơn một chút rồi đấy, nhưng không biết đến bao giờ hai người mới chung phòng đây.
—