Hoa Dại - Chương 7
Đám tang kết thúc, ngôi làng bé nhỏ trở vè với vòng quay cuộc sống bình thường. Biển vẫn đầy tôm cá, người thì vẫn phải sống phải tồn tại và đàn ông lại ra biển đàn bà lại chạy chợ đan lưới, làm muối. Nhưng căn nhà bé nhỏ của Trinh thì không bình thường được nữa, tiếng cười đùa nói chuyện đã theo chích chòe nằm sâu dưới lòng đất. Mọi người dường như đang sống như những bóng ma ngay trong chính nhà mình. Trinh và Ngọc lặng lẽ đi học về nhà nấu cơm giặt rũ rồi ru rú bên bàn học. Mẹ Trinh sau những ngày tháng đau buồn vật vã cũng cất bước ra chợ để duy trì sức sống cho cái gia đình bé nhỏ này. Chỉ có bố Trinh đã thành con người khác, bố không đánh cá, không câu đêm, không kéo lưới không buồn lau cả cái khung kính tràn ngập những tấm bằng khen nữa. Bố chỉ có rượu và thuốc bữa ăn đến chỉ qua loa chén cơm rồi câm lặng nhìn vào chiếc bát đôi đũa nằm im lìm ở 1 góc mâm dành riêng cho Chích Chòe và đổ những chén rượu trắng vào cái cổ gân guốc.
Không ai khuyên bảo được bố cả, bố cả ngày say sưa bên chai rượu lúc đầy rồi lúc vơi. Mà khuyên bảo vào lúc nào bây giờ khi Trinh nửa buổi đi học nửa buổi phải chạy chợ với mẹ để còn duy trì được cái việc học. Mẹ Trinh sau bau lần mắng mỏ chì chiết với Bố không ăn thua cũng đã để mặc cho bố vật vờ như cái bóng trong làng. Rồi thì sự im lặng của mẹ cũng đến mức giới hạn khi những món nợ bắt đầu tìm đến nhà, nợ tiền hàng, nợ tiền đóng tàu từ những ngày trước… khiến mẹ Trinh như phát rồ.
Vào một buổi sau bữa cơm trưa, Ngọc rửa bát ngòai sân, Trinh tranh thủ ôn lại bài chiều còn đi học, bố ngồi nốc nốt những giọt rượu cuối cùng trong chai. Mẹ Trinh lên giọng đay nghiến:
– Ông uống cho lắm vào! Giờ trăm thứ tiền người ta đòi kia kìa! Ông không làm thì lấy gì mà trả cho người ta bây giờ! Hay là ông muốn bán nhà mà đi biệt xứ.
Bố im lặng tiếp tục rót thêm một ly để nhâm nhi khiến mẹ càng tức tối hơn gào lên
– Ông thế này thì còn làm chồng tôi làm gì! Sao ông không biến đi để tôi không phải nuôi không ông! Sao tôi cứ phải cố làm để trả tiền rượu cho ông! Để nuôi 2 cái đứa lúc nào cũng chỉ nghĩ đến học với hành thế này!
Không nói gì bố xách chai rượu ra khỏi cửa hướng về cái cổng sắt hoen gỉ. Mẹ Trinh dường như đã không thể chịu nổi dậm chân dậm tay nhìn theo bố, rồi dường như không biết phát tác với ai mẹ Trinh lao vào bàn học đẩy Trinh ngã dúi vào tường
– Còn cái con có học mà không có khôn này nữa! Từ nay mày ở nhà đi bán rau mà kiếm tiền bỏ mồm tao không nuôi không chúng mày nữa đâu! Cả thằng bố mày nữa, kéo nhau đi mà tự kiếm sống.
Chưa hả giận mẹ Trinh lôi cái khung kính đầy bằng khen treo trên tường ném thẳng ra ngòai sân:
– Này thì học, này thì bằng khen, tiền thì đéo có mà cứ thich lên mặt với đời
Trinh hoảng sợ nhìn mẹ, có tíếng kính vỡ vụn ngoài sân làm Trinh đứt từng khúc ruột. Sau tiếng vỡ loảng xoảng ấy Bố Trinh hiện ngay ra cửa ra vào nhìn vào mẹ trầm giọng quát:
– Nhặt ngay vào!
Mẹ Trinh dường như làm được bố Trinh mở lời hả hê lắm:
– Nhặt làm gì! Cái đấy không bán được ra tiền đâu! Chả đáng một xu! Ông thử cầm đi xem có đổi được 1 chén rượu ông vẫn uống không! Cái loại nghèo còn sĩ
Bố không nói đập mạnh chai rượu xuống nền làm Trinh hoảng hốt co mạnh người vào góc tường hơn. Còn mẹ Trinh thì mai mỉa:
– Sao thế? Không làm được gì giờ về dọa vợ đánh con ah! Giỏi giang ra xem chồng người ta kiếm tiền nuôi vợ con kìa! Đừng có mà ra oai với tôi! Cái loại đàn ông không ra đàn ông
Bóng bố tiến nhanh vào bên mẹ đưa bàn tay chai sạn lên tát thật mạnh “Bốp”, mẹ Trinh bị cái tát thật lực của bố nên mất thăng bằng ngã vào cái bàn học. Sau phút ngỡ ngàng vì bị đánh mẹ Trinh tru tréo gào thét:
– Ôi zời ơi! Giờ chúng nó đàn áp tôi, nó giết tôi, tôi nuôi chúng nó mà chúng nó định giết tôi làng nước ơi. Sao mày không giết tao luôn đi để tao theo con tao, giết ngay đi…
Sự ân hận hiện rõ trên mặt bố, bờ môi nứt nẻ mấp máy muốn nói gì đó với mẹ nhưng không lên lời, rồi không chịu nổi những lời đay nghiến ngày một tăng cấp bố Trinh ra khỏi nhà để lại tiếng gào thét của mẹ.
Từ ngày hôm ấy! Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến bố nữa, cơm không thèm ngồi chung mâm, ngủ thì sang nằm với 2 chị e Trinh. Căn nhà vốn đã vắng tiếng người giờ lại bao trùm bởi bầu không khí thù địch khiến Trinh cảm thấy ngột ngạt và khó thở.
Nếu cứ thế thì bố mẹ Trinh chắc chẳng bao giờ nói chuyện với nhau nữa cả nhưng rồi mẹ Trinh không chạy chợ nữa. Mẹ xin được một chân phụ bếp ở một nhà hàng hải sản trước vẫn lấy đồ từ tàu của bố Trinh. Công việc mới của mẹ đỡ vất vả mà không phải dậy sớm, ngòai tiền lương hàng tháng khá tốt mẹ còn mang về được rất nhiều đồ ăn thừa mà với Trinh và Ngọc nó chẳng khác gì nem công chả phượng. Không phải dậy sớm chạy chợ, không phải vật lộn với từng rổ hải sản tanh ngòm, được ăn uống đày đủ mẹ Trinh thay da đổi thịt nhanh chóng, vẻ đẹp của hoa hậu làng chài ngày nào trở lại bên mẹ. Mẹ Trinh có da có thịt hơn, trắng hơn, trở nên mặn mà khiến những người quen cũng phải ngạc nhiên. Và cùng với vẻ đẹp đang trở lại ấy mẹ Trinh được làm bếp trưởng phụ trách việc mua thức ăn cho nhà hàng khiến các tàu bè trong làng luôn xun xoe nịnh nọt để mẹ lấy hàng với giá hời từ tàu họ. Tất nhiên là cái gì cũng có giá của nó, để được mẹ đồng y’ lấy hàng họ cũng lót tay cho mẹ.
Tiền kiếm được khiến ngôi nhà khang trang hơn, chiếc tivi đen trắng đã được đổi thành tivi màu, những bức tưởng xỉn màu vôi ve lại trông đẹp hơn, bộ bàn ghế ọp ẹp thay bằng bộ salon êm ái. Trinh và ngọc được mẹ mua nhiều đồ cho hơn, chỉ có bố là mẹ mặc kệ chỉ thi thoảng đưa tiền để trinh ra đầu ngõ thanh toán tiền rượu hoặc tiền bố vay mượn ai đấy. Mẹ cũng không quên sắm quần áo là lượt cho mình, vẻ đẹp đang dần hồi sinh lại thêm quần áo lượt là càng khiến mẹ Trinh nổi bật ở cái làng chài bé nhỏ này. Nhừng lời xuyt xoa ngưỡng mộ bay về nhà khiến Trinh cũng thấy tự hào khi có mẹ giỏi giang như thế, nhưng rồi Trinh còn được nghe cả những lời đàm tiếu của họ về quan hệ của mẹ với ông chủ nhà hàng góa vợ. Ban đầu Trinh không tin nhưng rồi ngay cả các chú thím cũng qua nhà cảnh báo với Trinh và bố khiến Trinh cũng ngờ ngợ. Trinh bắt đầu chú y’ đến mẹ hơn, thấy mẹ đi làm nhiều khi đi guốc cao gót xịt nước hoa thơm nức, đeo trang sức thì Trinh không nghĩ là mẹ làm bếp trưởng được. Chưa kể có đêm mẹ Trinh về muộn sực nức mùi rượu tây làm Trinh phải nép mình thật sâu vào góc giường với em gái.
Không chỉ có Trinh nhận ra những điểm đáng ngờ ấy mà bố Trinh người đàn ông đã trải qua khôgn biết bao thứ cũng ngấm ngầm nhận ra. Bố không thèm lầm lì quan sát qua những chén rượu nữa, bố đá thúng đụng nia gắt gỏng chửi bới mẹ nhiều hơn. Mẹ Trinh cũng chỉ cười nhạt rồi lại diện đồ bước ra khỏi nhà để mặc bố con Trinh ngơ ngác nhìn theo. Không chịu nổi bố Trinh đuổi theo kéo xềnh xệch mẹ vào nhà mặc cho mẹ cào cấu chửi rủa. Thả tay lẳng mẹ vào bộ salon bố gào lên:
– Còn muốn ra ngoài làm đĩ để người ta chửi vào mặt bố con tôi ah! Bà tưởng bố con tôi cần những cái thứ phù phiếm mang về bằng cái thân thể bà ah?
Mẹ chỉnh lại chiếc váy vừa bị xộc xệch ngồi dậy cười nhạt:
– Thế ông nhìn lại cái thân ông chưa! Ông làm gì cho ra cái nhà này chưa! Hay mình con đĩ này nuôi cả cái nhà này! Ông giỏi thì đi kiếm tiền xem nào, ngồi nhà ôm chai rượu thì để con này kiếm về cho.
Bố tát mẹ và chẳng có tí nào hối hận trên gương mặt xương xẩu ấy, nỗi thống khổ hiện rõ ra trong đôi mắt bố:
– Được từ nay bà ở nhà! Tôi cấm bà ra khỏi nhà để tôi kiếm tiền cho bà ăn diện! Đừng có bôi tro trát trấu vào cái họ này
Mẹ xoa tay vào mặt để dịu đi cái tát của bố, nước mắt bắt đầu rơm rớm:
– Nói thì hay lắm! Ông đi kiếm đi! Từ bây giờ tôi sẽ ở nhà để vểnh mắt xem ông nuôi cái nhà này như nào!
Bố Trinh không nói nữa lẳng lặng thu xếp đồ đạc chuẩn bị những đồ đạc vốn đã nằm rất lâu trong góc nhà phủ đầy màng nhện chuẩn bị cho một chuyến ra khơi. Trinh lao vào níu vội tay bố:
– Đừng đi bố ơi! Mùa này đang mùa bão mà! Bố để qua mùa bão hãy đi
Bố không nói gì vẫn cứ nín thinh gói gém đồ đạc làm trinh hoảng sợ nhìn qua mẹ:
– Mẹ! Mẹ ngăn bố lại đi! Đừng để bố đi
Mẹ không buồn nhìn sang lạnh nhạt:
– Cứ để bố mày đi! Uống rượu mãi không sao thì ăn nhằm gì mấy cơn bão! Mà mùa bão hải sản mới được giá! Mới có tiền mà nuôi cái nhà này
Và bố lên tàu chỉ với 2 đứa con gái bé nhỏ đứng bến trong sóng biển đập từng đợt vào thành tàu đưa tiễn. Bố xoa lên tóc hai đứa cất giọng trầm ấm:
– Đừg buồn nữa! Bố sẽ trở về! Gia đình mình sẽ lại như xưa bố hứa đấy! Bố sẽ không buông xuôi nữa! Các con cùng giúp sức với bố bằng việc cố gắng học nhé!
Con tàu rời đi mang theo sự lo lắng của Trinh, Trinh sợ sẽ không gặp lại bố nữa, trinh sợ những nấm mồ tượng trưng, sợ những cơn bão tố có thể đến bất cứ lúc nào. Những ngày bố đi Trinh túc trực bên chiéc đài phát thanh và ti vi để đón tin về những cơn bão. Nhưng Trinh đã nhầm, trời yên biển lặng, bão đã không xuất hiện cho đế khi con tàu của bố dần cập bến dù nó về sớm hơn thường lệ……