Hoa Dại - Chương 16
Gục mặt xuống chiếc bàn gỗ xỉn màu đầy những vết mực nham nhở, Phong chẳng buồn ra khỏi lớp dù đang là giờ giải lao. Bạn bè mấy đứa bàn trên hào hứng bàn tán về việc đi thực tập năm tới và kế hoạch chuẩn bị ra trường thế nào, nghe mà não hết cả lòng. Phong sợ ngày tốt nghiệp lắm, lúc đấy sẽ phải thực hiện cái lời hứa cưới Trinh năm nào Phong đã thốt. Phong không thể cưới vợ được, đời nào bố mẹ Phong chấp nhận Trinh không học hành, không bố rồi bị mẹ đuổi khỏi nhà như vậy. Cưới rồi sẽ ra sao chắc phải đưa cả vợ cả con về quê rồi xin việc dưới đấy luôn mà Phong muốn bám trụ lại cái đất Hà Nội này muốn mỗi lần về quê được vênh cái mặt lên như bao thằng khác vì làm việc ở Thủ Đô. Luẩn quẩn đến vỡ cả đầu với mớ suy nghĩ rối như bong bong ấy khiến Phong chẳng buồn để y’ chuông báo hiệu vào lớp đã reo, mãi cho đến khi lớp trưởng thông báo thầy giáo hôm nay có việc bận cả lớp được nghỉ sớm thì Phong mới ngẩng đầu lên ngơ ngác nhìn đám bạn lục tục ra về.
Lững thững dắt chiếc cub ra khỏi nhà gửi xe Phong chẳng muốn về nhà, cái nhà trọ giờ thành nơi Phong ghét bỏ hơn bất kỳ môn học nào. Về lại nghe mấy câu than thở kêu ca của Trinh về công việc, rồi chì chiết cái tật chơi lô đề quần áo bừa bãi, không giúp Trinh một tay. Nhiều lúc Phong cũng muốn nói chuyện với Trinh mà cảm thấy khó thế, ngày trước còn dễ chứ bây giờ Phong thật sự chẳng biết nói gì với Trinh, mấy câu trều đùa tếu táo giữa đám sinh viên với nhau nói ra cũng ngơ ngác chả hiểu gì, rồi học hành thi cử lúc nào cũng chỉ phán 1 câu “Anh cố lên!” là hết. Đám bạn bè cứ khen Phong có người yêu xinh nhưng chúng nó nào biết là những lúc Trinh xinh đẹp chỉnh tề là những lúc Trinh đi làm hoặc đi chơi còn đa phần là quanh đi quẩn lại vài bộ quần áo ở nhà cũ kĩ ngay cả đồ lót Phong chỉ nhìn thoáng qua cũng biết hôm nay mặc bộ nào mà cái đa phần đấy lại là đa phần của riêng Phong bởi 2 người sống cùng nhà với nhau. Tự dưng nhìn người yêu mấy đứa bạn khi nào gặp cũng tóc tai gọn gàng, quần bó áo chít nhìn bắt mắt nói năng thì hiểu biết hợp gu Phong thấy thèm thuồng khủng khiếp. Đang mên man với dòng suy nghĩ chợt co tíếng gọi từ hàng trà đá gần cổng trường “Ê! Phong ra làm cốc nước rồi hãy về”, đưa ánh mắt về phía giọng nói Phong nhận ra ngay thằng bạn cùng lớp đang ngồi trên viên gạch vẫy vẫy mình.
Đằng nào cũng chả muốn về nhà nên Phong không ngần ngừ dắt thẳng xe vào cái quán cóc ấy ngồi kế bên thằng bạn. Cốc trà đá vừa mới đưa lên miệng thì thằng Tuấn đã hất hàm hỏi:
– Thế nào? Dự định thực tập ở đâu chưa? Tốt nghiệp xong mày ở trên này hay về quê? Mà chắc cưới luôn em Trinh chứ hả? Em đấy ngon mắt thế không cưới nhanh thằng khác nó hớt mất đấy!
Cốc trà đá mát lạnh mà Phong khó lắm mới nuốt trôi được một hợm:
– Tao à? Chưa biết thực tập ở đâu, tao muốn ở đây nhưng xin việc khó quá, ông bà già dưới nhà chưa chắc đã lo đủ tiền để chạy việc, chưa kể nhà cửa không có. Còn cưới xin thì chắc chịu, chưa phải lúc giờ. Ai lấy được thì lấy chứ tao bó tay
Thằng bạn trố mắt nhìn Phong lạ lẫm:
– Thế mày định buông hàng ah! Phũ thế em đấy tận tụy với mày mấy năm thế cơ mà?
Phải đúng là Phong muốn buông thật, nhưng buông ra thì Trinh đi đâu về đâu khi một thân một mình trên này, giá mà Trinh yêu ai đấy rồi bỏ Phong đi thì mừng biết mấy vừa không mang tiếng phũ phàng như thằng bạn nói mà cũng yên tâm về cuộc sống sau này của Trinh không lo vướng bận gì cả:
– Tao chẳng biết nhưng thôi kệ đi, tạm thời cứ thế này đã. Vậy mày thì thế nào thực tập với công việc định ra làm sao mà hỏi tao ghê vậy?
Nốc ừng ực một hơi cốc nhân trần trên tay Tuấn liếm mép khề khà:
– Tao thì xin thực tập ở chỗ bố con vợ rồi, tiền nong chạy chọt vào đấy chắc là ông bà già tao lo được. Ra trường là tao cưới luôn, ông bà ấy có mỗi đứa con gái tuy hơi xấu tí nhưng nhà cao cửa rộng, tao chả phải lo nhà cửa nữa cứ thế mà làm việc thôi.
Nhìn thằng bạn với ánh mắt ghen tị Phong thấy nó chẳng hơn mình cái gì mà kiếm được cô người yêu như kiếm được kho báu, cứ như nó lại hay chả cần vợ xinh vợ đẹp miễn sau đạt được cái mục đích bám trụ ở cái đất này mà đường hoàng kiếm tiền vênh mặt với thiên hạ là chuẩn lắm rồi. Chưa kể người yêu nó cũng học hành đến nơi đến chốn lo gì không kiếm được việc ra hồn để hai vợ chồng thoải mái tiêu. Càng nghĩ Phong lại càng so đo với bản thân, người yêu mình đến cái bằng cấp 3 cũng không có khéo lấy về thì mình mình nuôi cả vợ lẫn con sức đâu mà chịu nổi cơ chứ. Tiếng thằng bạn lại cắt đứt dòng suy nghĩ của Phong lần nữa:
– Thôi tao té đây! Về còn thả ít điểm lô kiếm tiền đi thầy đợt này! Dạo này đang đỏ phải cố gắng cày kiếm ít không đến vận đen lại đi cả đống. Mà thấy bảo thằng Long lớp bên cày lô 1 tuần mà mua được con Spacy đấy! Đúng là vào vận có khác.
Thằng bạn phóng xuống đường hòa với dòng người hối hả khi mà giờ tan tầm sắp đến, Phong liếc nhìn đồng hồ đã thấy gần 5h bèn vội vã uống nốt cốc trà đá của mình rồi phóng vội đi trực chỉ tiệm cầm đồ. “Dạo này đen quá đánh quả nào đứt quả đấy! Hôm nay phải thả mạnh hơn mới được” miệng Phong lẩm bẩm trong khi tay lái đang hướng chiếc xe về tiệm cầm đồ quen thuộc. Vừa dừng ở cửa Phong đã thấy lão chủ tiệm đang ngồi chơi game trên con máy tính của Phong đang đặt ở đấy thi thoảng lại phá lên cười hô hố làm hai cái má đầy thịt rung lên bần bật. Nhìn thấy Phong lão đã cất giọng nửa săn đón nửa mỉa mai:
– Phong đấy hả! Hôm nay đặt xe hay thả lô nào! Cứ thả tẹt ga đi anh vẫn ghi sổ cho cuối tháng có trả anh cũng được.
–
Đã quen với cái giọng săn đón của lão gần đây nên Phong không ngạc nhiên lắm mà cũng chẳng buồn thắc mắc như mọi hôm là tại sao dạo này mình lại được cho nợ nhiều thế, có hôm thả gần trăm điểm mà lão chẳng buồn hỏi han tiền nong đâu chỉ ghi sổ bắt kí nhận là xong. Kéo chiếc ghế nhựa ngồi xuống và với tập kết quả nhàu nát cáu bẩn trên bàn Phong lật vội vài trang để cố tự đưa ra một quy luật nào đấy thả lô. Hôm nay nhât định phải thả thật đậm để vừa kéo con máy tính về vừa có tiền đi thầy kiếm điểm tốt một chút đặng ra trường có cái bằng khá. Ngồi mãi rồi Phong cũng chọn được 1 con ưng y’ rồi lẩm nhẩm tính tóan “Hiện tại đang nợ lão 4triệu cộng với con máy tính đặt 4 triệu nữa muốn kéo đủ về và có dư ra ít tiền thì phải đánh 150 điểm” , một con số không phải nhỏ với thằng chỉ quen chơi vài chục điểm một lần như Phong nhưng rồi nghĩ đến thằng bạn trúng liên tục và cả cái thằng lớp bên cày được con xe máy trong chỉ có 1 tuần làm Phong tự tin hơn. Đưa lưỡi liếm bờ môi khô khốc Phong cât giọng e dè với ông chủ tiệm vẫn mải mê bấm những ngón tay múp míp lên con chuột máy tính:
– Anh cho em ghi con này 150 điểm nhé!
Con số Phong nói làm lão ngừng tay lại ngay quay cái bản mặt bặm trợn và đưa đôi mắt ti hí nham hiểm nhìn Phong:
– Sao hôm nay đánh to thế! Không được đâu! Chú mày nợ nhiều rồi! Tối đa 50 điểm thôi!
Phong nhìn lão chủ khẩn khoản:
– Thôi mà anh! Hôm nay e kết con này quá! Anh chiếu cố em một hôm đi! Anh biết cả lớp em, biết địa chỉ nhà em, phòng trọ em, em chạy làm sao được!
Hai cái chữ “phòng trọ” làm đôi mắt lão có vẻ sáng lên hơn, ra chiều đắn đo rồi lão cũng phán một câu:
– Thôi được nhưng phải làm cam kết là sẽ thanh tóan hết vào cúôi tuần này cho anh! Không thì chú mày hiểu anh rồi đấy! Không có gì là cho không chơi không hết được đâu!
Nghe lão nhận lời mà Phong chỉ muốn nhảy cẫng lên vì sung sướng và tất nhiên chẳng buồn để y’ đến việc không trúng khi kí vội vào tờ giấy cam kết lão yêu cầu viết tay ra, Phong chỉ sợ lão đổi y’ thì muốn kí cũng khó.
Về đến nhà mặc Trinh lúi húi dọn dẹp nấu nướng Phong nằm dài trên giường ngó đồng hồ chờ đến giờ quay số, tai hóng ra ngòai đường đợi những câu rao “kết quả đi” của đám nhóc con trong xóm. Cả người Phong cứ nóng ra như lửa đốt, cái cảm giác chờ đợi nó vừa hồi hộp vừa phấn khích làm Phong cảm thấy thời gian trôi đi chậm quá. Mãi rồi cái giờ phút ấy cũng đến, vừa nghe lóang thóang tiếng rao Phong đã bắn người như một mũi tên ra khỏi nhà để lại tiếng Trinh gọi giật từ phía sau:
– Anh đi đâu đấy! E dọn cơm ngay giờ mà!
Cầm tờ kết quả trong tay Phong run rẩy đưa bàn tay nhớp nháp mồ hôi gắn chặt đôi mắt kính vào từng con số lờ mờ ẩn hiện dưới ánh đèn đường. Càng so Phong càng tuyệt vọng và đến giải 7 thì Phong túa mồ hôi như tắm mặc dù trời tối gió đang rất mát. Không tin vào mắt mình Phong so đi so lại gần 10 lần nữa, mua thêm vài tờ kết quả để hy vọng rằng cái tờ mình cầm người ta ghi nhầm nhưng không phải vậy chẳng có từ kết quả hay lần so nào làm Phong thỏa mãn. Từng tờ giấy đọ kết qủa cứ lần lượt nhàu nát buông mình xuống con đường mà về phòng trọ mà Phong thất thểu bước. Mắt Phong cứ hoa dần, người run lên vì lo lắng “Đào đâu ra tiền để trả nợ bây giờ, sao cái số mình nó đen thế không biết”. Vào nhà như 1 cái xác không hồn mặt mày xanh mướt mồi hôi chảy dọc hai bên thái dương khiến Trinh đang ngồi bên mâm cơm chờ người yêu hốt hoảng:
– Anh làm sao mà mặt mũi thế kia! Anh bị trúng gió phải không? Nằm nghỉ đi để e lấy dầu xoa cho
Thái độ quan tâm lo lắng của Trinh làm Phong thấy bực mình bèn gạt mạnh tay ra càu nhàu:
– Anh không sao! Em cứ ăn đi !
Nhưng Trinh nào chịu nghe theo lời Phong vẫn cứ sốt sắng hỏi han xem làm sao rồi đòi cạo gió bôi dầu làm Phong phải gào lên:
– Đã bảo không làm sao mà! Cô ra ăn đi, để tôi yên cái!
Cơn giận dữ bộc phát có tác dụng tức thì, Trinh cun cút quay về mâm cơm với vẻ mặt buồn bã còn Phong nhìn theo như một cái gai trong mắt. Cả đêm hôm ấy phong cứ chập chờn với cơn ác mộng về tiền bạc và nợ nần. Đầu óc Phong tính tóan vay mượn đủ kiểu để kịp cái hẹn cuối tuần thanh tóan hết cho lão theo cái cam kết rồ dại lúc chiều, nhưng chẳng nghĩ ra được ai có thể giúp mình ai vay được Phong đã vay hết rồi. Lăn lộn cả đêm mà không nghĩ ra được phương pháp nào khả thi cuối cùng Phong cũng mệt quá mà ngủ thiếp đi.
Thời gian hai ngày không đủ để Phong xoay được đâu ra số tiền hơn 7 triệu để trả lão chủ, bán chiếc xe này đi thì bố Phong biết sẽ giết chưa kể có bán cũng chả đủ tiền trả cho lão đấy. Lo lắng rồi Phong lại nghĩ đến thằng Tuấn mấy lần tạch lô nặng đều được người yêu bỏ tiền hoặc vay bạn bè giúp để cứu còn người yêu mình chỉ biết chì chiết, khuyên nhủ theo kiểu sách vở nửa vời chả giúp được gì trong những lúc nước sôi nửa bóng. Chẳng còn cách nào khả thi Phong đành lái xe hướng về tiệm cầm đồ của lão khi cái ngày trong bản cam kết đã đến……