Gene Cave - Chương 11
Thằng anh tôi gằn giọng:
– Nể mặt ông bà, tôi tha cho nó lần này. Lần sau nói nó đánh người, nhớ hỏi rõ tên tuổi trước kẻo có ngày không giữ được cái mạng chó đâu.
Cặp vợ chồng như được đặc xá, nói mấy câu cảm ơn rồi đưa thằng khốn đi. Cũng hên cho nó, đây chính là bệnh viện nên nó khỏi cần đi đâu lâu lắc. Thằng anh nhìn tôi, dập điếu thuốc bỏ đi, nói vọng lại:
– Khỏi rồi thì về nhà đi. Cấm bép xép với cô chú, nhé!
Vài hôm sau, vết thương trên đầu tôi lành hẳn. Dù mọi chuyện được giữ kín phần nào với tụi bạn học, nhưng cái vụ đánh lộn lùm xùm của tôi đối với thằng khốn kia cũng chẳng thể nào giữ được. Dù sao nhà nó cũng ngay trong hẻm nhà con nhỏ.
Tôi đi học. Con nhỏ nhìn cái băng trên đầu tôi mà mặt nó chẳng tỏ chút xíu cảm xúc nào. Tôi thì ngược lại. Tôi nhìn con nhỏ – trong đầu cứ hiện ra cái cảnh thằng khốn đang hì hục chơi con nhỏ, đang bắt con nhỏ làm đủ thứ. Tôi thật sự muốn đập cho thằng khốn thêm vài trận, nhưng chắc không ổn chút nào. Có điều, biểu hiện của con nhỏ làm tôi thấy ghét quá. Hay nó giận tôi kêu người đánh thằng bồ nó thiếu điều chết lịm. Tôi không rõ nữa, nhưng con nhỏ nhìn tôi theo một cái kiểu chán ghét và khinh khỉnh, thậm chí chẳng bao giờ đứng cạnh đứa nào đang nói chuyện về tôi.
Thằng lưu manh sau cái vụ đó mất tích hẳn. Không thấy đưa đón gì con nhỏ hết trơn. Có khi vẫn đang dưỡng thương ở nhà không chừng. Nghĩ tới điều đó, tôi cũng thấy lòng dịu lại. Có điều, có một thứ vẫn ám ảnh tôi: những chuyện nó đã làm với con nhỏ! Tôi không thoát ra khỏi cái ám ảnh đó được, trừ khi… Trừ khi tôi bắt thằng quỷ kia nói cho bằng hết!
Tôi tất nhiên không phải giang hồ, nhưng anh tôi chính là giang hồ. Tuy nhiên, tôi thừa biết nó chẳng đời nào giúp tôi ba cái vụ tầm bậy này. Nhưng trên đời có phải mình lão là giang hồ đâu cơ chứ? Đám đàn em của lão có vài người tôi cũng biết, đặc biệt có một ông tôi để ý: rất ít nói, tướng tá lầm lì và cũng là dân Bắc. Có điều, ông này nói chuyện rất đàng hoàng và lễ phép, nên thi thoảng hay được lão kêu mang biếu dùm ba mẹ tôi vài thứ. Ông này cũng có vẻ quý tôi, và quan trọng hơn là trong cái vụ xử thằng quỷ kia, ông cũng có mặt ở ngay đó.
Nhưng kêu ổng đi cùng, sức mấy tôi làm nổi? Nhưng cái khó ló cái khôn, tôi thi thoảng cũng thông minh đột xuất:
– Má nè, má nhờ ai đưa con đi học đi. Mấy bữa nay, thấy tụi lạ mặt cứ lảng vảng ở cổng trường hoài!
Bà mẹ tôi giật mình đánh thót. Phụ nữ nào cũng hơi có chút bệnh hoang tưởng, mà đặc biệt là khi lại liên quan tới sự an toàn của con trai bả. Bả móc máy, thì thào một hồi lâu, rồi đưa điện thoại cho tôi nói chuyện. Bên kia máy, giọng thằng anh vọng lại:
– Lại gây chuyện gì nữa đây?
– Đâu có anh ơi! Tại mấy bữa em thấy có tụi lạ hoắc đứng trước cổng trường. Em sợ tụi kia tới trả thù đó.
Chỉ nghe lão cười nhạt một tiếng:
– Nhà nó chưa có ai có gan như vậy cả. Đừng để má em lo. Mai anh cho người qua đưa đi vài bữa cho bả yên tâm thôi, còn thì tụi này dám làm gì, anh phục tụi nó luôn.
Tôi mừng húm:
– Anh ơi, nhờ anh Thái đưa em đi. Ông này quý em, chắc không phiền ổng đâu!
– Được rồi. Để anh xem thế nào.
Buổi trưa, tôi nghe có tiếng lao xao ngoài cửa. Bà già đang dắt một ông áo sơ mi trắng bảnh bao vô nhà. Ông Thái! Cầu được ước thấy à nha. Bà già mừng lắm, tay kéo ổng kêu uống nước ăn bánh túi bụi. Trời đất, người ta giang hồ mà má tôi coi như con nít không bằng, mắc cười thiệt. Ông Thái này cũng dễ chịu, chỉ cười, nói chuyện vài câu nhưng dạ vâng đâu ra đó. Dân Bắc có khác.
Ổng chạy một con xe tầm tầm, cái tướng đưa tôi đi học nhìn như anh trai đưa em đi chứ nào có giống bảo kê gì hết trơn. Nhưng cái gương mặt của ổng rất ghê gớm, đẹp trai nhưng có cái nét lạnh lùng rất đáng sợ. Ổng ít nói nữa, nhưng chu đáo. Câu đầu tiên ổng nói với tôi rất nhẹ nhàng:
– Long đưa cặp, anh để lên trên đỡ phải cầm mỏi tay.
Tôi cũng mừng thầm. Ông này chắc dễ dụ đây. Nhưng đặc biệt, ổng chỉ nói ba cái chuyện tầm bậy tầm bạ, không đả động gì tới chuyện giang hồ gì hết. Tôi có nói chuyện luyên thuyên trên trời dưới bể gì, ổng cũng làm thinh, chỉ cười và đáp cho có.
Tới bữa thứ 3, chịu hết nổi, tôi chơi bài ngửa với ổng, tất nhiên kèm theo chút lý do tôi tự nghĩ ra:
– Anh Thái, em muốn gặp thằng hôm bữa!
Ổng cười (lại cười):
– Có chuyện gì thế? Đánh nhau chưa đủ à?
Tôi cố làm mặt nghiêm túc:
– Dạ không phải! Em muốn nói chuyện với nó!
Ánh mắt ổng nhìn tôi có vẻ hơi ngồ ngộ:
– Nói chuyện gì với nó? Kết nghĩa anh em hả?
Ông này ít nói nhưng nói giỡn cũng có nghề à nha. Tôi cố nhe răng ra cười với ổng một cái, giọng trịnh trọng:
– Nói chuyện như 2 người đàn ông thôi anh!
Ổng chắc muốn phì cười, nhưng lại kìm được. Thằng nhóc mặt còn búng ra sữa nói ba cái câu nghe hồn gì đâu. Ông ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
– Còn vướng mắc gì thì nói chuyện cũng được, nhưng nếu em muốn đánh nó thì em phải tự làm thôi. Lớn rồi, không nên dựa dẫm vào người khác!
Chất giang hồ Bắc cũng đúng đặc biệt nha. Ổng nói làm tôi quê quê, tuy nhiên vẫn nói cứng:
– Em chỉ nói chuyện thôi. Em không muốn đánh nhau.
Ổng cười nhẹ:
– Vậy thì được. Giờ anh chở em sang nhà nó, 2 đứa tự đi nói chuyện với nhau, được chưa!
Tôi cầu còn không được ấy chứ. Tôi chỉ cần ổng làm ngoáp ộp dọa ma thằng kia, chớ ổng ngồi kế còn làm ăn gì được. Ổng không nói gì thêm, chở tôi tấp vô nhà nó. Mặt ông bà già thằng nhóc ác thấy cái dáng ổng bỗng tái nhợt. Dù sao ổng cũng là đàn em ruột của anh tôi mà.
Chỉ thấy ổng nhẹ nhàng:
– Cô chú kêu em ra đây, cho 2 đứa nhóc nói chuyện với nhau đi!
Bà mẹ thằng nhóc ác tưởng có thêm chuyện, lắp bắp trả lời:
– Anh Hưng nói cho qua rồi mà anh!
Ông Thái vẫn dịu giọng:
– Không có chuyện gì đâu, trẻ con xích mích, để tụi nó nói chuyện với nhau không có sao hết!
Bà già bị cái giọng của ổng làm cho yên tâm, tính vô trong nhà kêu thằng nhóc ác đang trốn kỹ ra thì ông già nó run cái giọng ngăn lại:
– Khoan đã, anh Thái! Anh trước giờ toàn làm chuyện gì đâu, tôi không có giao con cho anh được.
Tôi té ngửa. Hóa ra ông nội này cũng có tiếng ác dữ à nha, vậy mà cái mặt tử tế thấy ớn. Đột nhiên, ổng làm tôi một cú khiến tôi choáng váng:
– Nói nhẹ không nghe, bố đốt cả nhà mày bây giờ, mày có tin không?
Tôi bị ổng làm bất ngờ tới vài lượt. Không ngờ giọng ổng to dữ vậy, cũng không ngờ ổng làm mặt ác nhìn cũng ghê quá vậy. Ngạc nhiên nữa là ổng đổi tông thấy ớn, từ cô chú chuyển qua mày tao cái roẹt. Dễ nể ghê.
Thằng khốn từ trong nhà bước ra, mặt mày ủ dột. Cha nội Thái chuyển tông lần nữa:
– Ra đây em. 2 đứa qua chỗ nào nói chuyện đi. Anh ra kia cafe chút, lát Long xong chuyện ra anh chở về em nhé!
Tôi muốn xỉu tập 2. Ổng không đi thi trường sân khấu điện ảnh mà theo giang hồ chi vậy trời. Đổi mặt nhanh còn hơn chong chóng nữa.
Các cụ ngày xưa có cái câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” – công nhận cấm có sai chút xíu nào. Ông Thái không đen, thằng anh tôi cũng không có đen, nhưng họ là xã hội đen thứ thiệt. Tôi đi cùng mấy ổng ít bữa, thấy tâm hồn mình cũng trở nên nhuốm màu cafe sữa.
Tôi mau mắn khoác vai thằng khốn (giờ gọi tên nó là Cường luôn cho tiện), thân mật như kiểu bạn bè:
– Qua nói chuyện chút đi bạn.
Giọng cái thằng từng gọi tôi là “em” bỗng nhũn nhoẹt:
– Dạ!
– Thôi, bạn bè thôi, dạ làm gì hả Cường! – Tôi vỗ về nó.
Thằng Cường nhìn cũng tội ghê. Nói gì thì nói, một thằng nhóc mới chỉ 18 tuổi thì cũng đâu đã có cái bản lãnh mẹ gì. Nó cũng là một thằng lông bông, dựa hơi ông bà già tại cái hẻm để đi oánh lộn vài trận, chứ thực ra cái lá gan của nó chắc cũng chỉ nhỉnh hơn con chuột nhắt một tí xíu. Ăn đòn một trận mà nó như lột xác hẳn, đi nhẹ nói khẽ cười duyên, còn oánh rắm có xịt không tôi không rõ.
Khoác vai nó đi tới đầu hẻm, tôi ghé vô tai nó, gằn giọng:
– Bữa nay tao cho mày hiểu luôn, con chó! Mày ngon mày chạy đi coi, xem tao có cho người đốt nhà của mày luôn không?
Tôi cũng lanh à nha. Cái vụ đổi tông và dọa đốt nhà, tôi nghe có tí xíu nhưng cũng học được hết trơn. Rõ ràng, lời đe dọa thốt ra từ miệng thằng nhóc mới tí tuổi đầu hẳn chẳng có tí ép phê nào, nếu không có cái bóng lù lù của lão anh nó đằng sau. Rất nhanh, thằng Cường bị hạ gục hoàn toàn:
-Em… em có dám chạy đâu anh.
Tôi làm mặt lạnh, lôi nó vô cái khoảng đất trống đang chuẩn bị xây cao ốc ngay kế bên đường, vắng tanh. Sắt thép ống bê tông ngổn ngang hết cả. Tôi lựa một cái ống cống nhỏ, ngồi lên trên. Thằng Cường ngồi ngay kế phía dưới, mặt nó hoảng hốt thấy rõ. Tôi cười thầm: “Hôm bữa mày ngon lắm mà”. Rồi làm mặt ngầu nhất có thể, tôi ném cho nó một cái nhìn đầy hằn học:
– Bữa trước mày kêu muốn giết tao, có đúng không?
Nó lắp bắp:
– Em… em đâu có dám!
Mắt tôi trợn lên, chắc lúc đó nhìn mắc cười lắm nhưng thằng Cường hẳn không nghĩ vậy. Tôi đặt tay lên vai nó, kể luôn cho nó một câu chuyện tôi vừa mới nghĩ ra:
– Mày biết ông Thái không?
– Dạ em biết!
– Mày biết ổng kêu mày ra đây làm gì không?
– Dạ không!
– Bộ mày nghĩ anh tao đánh mày vài cái là xong chuyện hả? Hả?
Sau mỗi câu hả, con mắt tôi trợn lên mỏi muốn chết. Nhưng mỏi cũng được, ít nhất dọa thằng quỷ này cho nó vãi tè ra quần, để nó làm theo đúng những gì tôi nói mới xong. Tôi vất 1 con dao ra – con dao xếp nhỏ xíu tôi luôn mang theo người cho oai:
– Ổng nói ổng muốn thấy tao đâm mày một nhát, lát mang con dao dính máu về ổng coi!
Tôi không rõ có giang hồ nào chỉ đạo trẻ em như vậy không, tuy nhiên tôi chắc chắn thằng Cường tin là thật. Mắt tôi ngó nó gườm gườm như thể đánh giá chỗ nào đâm vô nhiều máu. Mặt thằng Cường tái như thể bị cắt tiết, lắp bắp:
– Em.. em mới nằm viện xong, anh đừng có đâm em!
Tôi thở dài một cái. Tuyệt chiêu của ông anh tôi bắt đầu được xuất ra:
– Tao cũng không muốn làm khó mày đâu, nhưng ổng kêu tao, tao không làm không được. Hay là như vầy, mày cầm đại dao đâm tao một cái đi, coi như tao chịu dùm mày, có được không?
Tôi nói xong mà cũng thấy phục mình quá xa. Hưng chùa Hưng miếu gì cũng chỉ bảnh cỡ tôi là cùng. Mặt nó càng méo xệch đi, rồi bất ngờ, nó sụp xuống dưới cái chân tôi, chơi chiêu năn nỉ luôn:
– Anh ơi anh em biết lỗi rồi, anh nói với anh Thái một tiếng dùm em.
Tôi cười thầm 1 cái. Mục đích cuối cùng cũng đã đạt được rồi đây. Tôi khẽ đưa tay túm nó lôi dậy, kêu nó ngồi kế bên tôi, con dao trên tay lúc lắc qua lại thấy ớn:
– Thôi được rồi. Tao cũng không có muốn làm khó mày. Nhưng tao có ít chuyện muốn hỏi mày, mày có chịu không?
Thằng Cường cũng không phải dạng ngu. Nó có nhát thật nhưng đâu tới nỗi cù lần, nếu không nó đâu có làm lưu manh tép riu được. Nó gật mạnh.
– Mày chơi con nhỏ Linh chưa?
Thằng khốn cũng đoán kiểu gì tôi cũng nói về chuyện đó. Nó rào trước tôi luôn, bộ dạng ủ rũ nhưng vẫn rất ranh ma:
– Em nói nhưng anh có hứa bỏ qua hết cho em không?
Tôi quả quyết:
– Mày yên tâm, nói xong tao không có làm khó dễ gì mày nữa. Ông Thái cũng không tới nhà mày làm gì nữa!
Thằng Cường lúc đó mới tự tin trở lại. Nó gật đầu cái rụp. Tôi nghe trái tim mình vỡ tan thêm lần nữa. Dù biết chắc con nhỏ này chẳng có mấy tia hi vọng giữ nổi mình, nhưng sao tôi vẫn cứ giữ cho mình mãi một tia ấp ủ. Để rồi bây giờ, mọi thứ vỡ tung như bong bóng xà phòng…
Nhưng ngay chính trong lúc đó, trong lòng tôi có một cái gì nguội lạnh. Yêu à? Vớ vẩn. Ghen à? Cũng vớ vẩn nốt. Tan vỡ à? Làm gì còn gì để mà tan vỡ. Đột nhiên tôi cười gằn một tiếng. Tiếng cười gằn lạnh lùng gần như đầu tiên trong đời một đứa đàn ông. Giọng cười cất lên từ những đổ vỡ ở góc sâu thẳm tâm hồn.
Thằng Cường tất nhiên không thể nghe thấy tiếng vỡ tâm hồn tôi được. Nó chỉ nghĩ đó là một thứ cười đểu, một thứ tín hiệu của một cái đấm hay cái đạp nào đó chuẩn bị tương vô nó. Nó giật mình một cái, rồi run run giọng:
– Anh đã hứa không có đánh em!
Tôi dĩ nhiên lúc đó tỏ ra vô cùng quân tử:
– Tao đã nói tao không thèm đánh mày rồi. Tao nói sai lời, tao sẽ là con chó!
Câu thề thốt kiểu trẻ nít ấy không ngờ là một sự an ủi lớn với thằng khốn à nha. Thấy cái sắc mặt nó tự tin thấy rõ, nhưng cũng đồng thời ánh lên một tia nham hiểm. Than ôi, rốt cuộc tôi vẫn chỉ là một thằng trẻ con chưa ráo máu đầu, làm sao có thể so bì với nó.
– Mày chơi con nhỏ đó lúc nào?
Giọng thằng Cường không có chút nào run rẩy nữa. Dường như nó hiểu rằng đã bẫy được một thằng nhóc sĩ diện và tự ái cao như tôi.
– Em chơi con nhỏ đó hôm Noel anh ạ!
Cái gì! Tôi muốn ngồi bật dậy, túm lấy nó và hét vào mặt nó câu hỏi đó. Hôm Noel – con nhỏ mới nói chia tay tôi? Và ngay sau đó chừng vài tiếng, nó để thằng khốn này chơi? Tôi muốn nhắm nghiền mắt lại, nhưng thằng khốn lại tiếp:
– Nó chưa cho, nhưng mà em ép nó!
– Mày ép nó kiểu gì?
Giọng tôi đã run lên, nhưng câu trả lời của thằng Cường lại mang một vẻ đắc thắng:
– Em đưa nó vào quán karaoke, con nhỏ cũng chịu. Em hôn được nó rồi, đè nó ra thì nó nhất định không cho. Em mới nói với nó là em thấy tụi anh chơi nhau trong phòng tắm rồi, giờ để em chơi cũng đâu có sao. Con nhỏ hoảng hồn rồi chịu.
Tôi nhắm mắt lại. Nỗi đau như cắt vào trong ***g ngực tôi. Nhưng rất nhanh, cảm giác ấy qua đi thiệt lẹ.
– Nó có nói gì về tao không?
– Dạ có, nhưng cái này anh cho phép em mới dám nói.
Tôi thở dài một tiếng. Còn cái khỉ khô gì tôi chưa phải chịu đựng qua đây? Giọng thằng chó lại mang chút hơi hướng văn bẩn:
– Con nhỏ nói anh trẻ con, chỉ biết xài tiền cha mẹ, tới lúc bị cấm cản thì cũng im re. Nó còn kêu anh vô dụng, mua quà cho người yêu mua toàn thứ như con nít.
Thằng Cường làm một tràng. Tôi nghe thản nhiên kì lạ:
– Vậy mày tặng nó cái gì hôm Noel?
– Dạ em chở con nhỏ đi mua cái lắc tay.
Lắc tay à? Tôi chua chát. Hay lắm. Giá của một buổi đi chơi tính bằng cái lắc tay. Thứ đó tôi không mua cho nó được.
Tôi chán nản tới cùng cực, tính kêu thằng Cường đứng dậy rồi về. Nhưng bất chợt, nhìn cái ánh mắt khá mỉa mai của nó, lòng tôi nghẹn lại. Được, tao sẽ cho mày toại nguyện. Ta sẽ xem mày và con nhỏ khốn nạn kia sẽ hành hạ được tao tới mức nào!