Điệp Vụ Môi Hồng - Phần 14
– Anh ấy phải chịu điều kiện gì? .
– Chị thấy ông này tham lam lắm, tụi mình đã hai đứa rồi, như vậy là quá đủ cho ông nội này. Đường tình ông ấy phải chấm dứt từ đây.
Lan đồng ý liền:
– Đúng rồi, có như thế mới hạnh phúc được. Anh Ba
có chịu không? . . .. .
Ba Thọt cười hì hì:
– Cả hai cùng chịu là đa số rồi, anh còn ý kiến gì được nữa bây giờ!
– Anh chắc chưa?
– Nhất định rồi.
Nói xong, chàng hôn mỗi người một cái thực ngọt.
Bỗng Sáu thở ra một eái thật mạnh:
– Không ngờ năm nay em gần 30 tuổi mà còn lấy chồng.
Lan phản đối ngay:
– Ba mươi tuổi đâu đã già chị Sáu?
– Phải rồi, chưa già, nhưng mình sống nhiều quá rồi, đâu có muốn bôn ba gì nữa.
– Lấy chồng đâu có phải là bôn ba, theo em thì là an phận đó.
– An phận? Anh Ba có an phận không? Dự tính của ảnh ghê gớm lắm ehớ không tầm thường như chị em mình đâu. Chị biết tụi mình sẽ phải làm việc nhiều hơn, nhưng chị cũng thích vậy, thà làm mà có ăn còn hơn lam lũ như vầy, đói khổ lại bị người ta khinh rẻ.
– Chi nói phải đó, nhưng chi còn chưa biết dự tính của anh Ba đâu.
– Thì mở quán cơm bình dân chớ gì? Nếu trời cho, cô thể thành tửu lầu phải không? Lúc đó gia tài mình bạc triệu đó.
– Bạc triệu thì có bạc triệu, nhưng không phải tửu lầu đâu
– Vậy chớ cái gì? Bộ mày biết sao?
Lan vênh váo:
– Biết chớ.
Sáu cười hì hì chọc tức Lan:
– Biết thì nói đi, coi anh Ba có cưng mày nhiều không?
Lan quay qưa hỏi Ba Thọt:
– Anh cho em nói với chi Sáu nghe.
Ba Thọt dễ dãi:
– Tất cả đã êm đẹp rồi, tụi mình có gì phải dấu giếm nữa. Cả hai em đều là vợ anh.
Sáu ngạc nhiên hỏi:
– ủa, có chuyện gì nữa đây?
Lan tát nhẹ lên má Sáu:
– Chị Sáu của em à, đừng có nôn, để em nói chị nghe.
– Nói gì thì nói đi, mày làm cái gì mà úp úp, mở mở vậy?
– Cưng nàm im đó đi, nghe em nói nè.
Lan bắt đầu kể lại hết những gì nàng biết về câu chuyện eủa Ba Thọt cùng ý định của chàng. Trời vẫn mưa rào rào, hạt mưa có nhỏ lại nhưng vẫn còn dầy đặc, nước mưa lênh láng khắp nơi. Đường mương nhỏ bé chạy dọe theo đường cái không thế nào tiêu thụ được lượng nước khổng lồ đổ từ những con hẻm ra. Hẻm nghĩa địa nước chảy trên đường thành một giòng suối, mái nhà hai bên đường hứng nước mưa chảy xuống đó, mọi khi ehl eần một cơn mưa nhỏ, con đường cũng đã thành một giòng suối, huống chi trận mưa lớn này đã kéo dài cả đêm, không hề ngớt hạt. Những căn nhà, lá có, tôn có, chạy dọc theo bờ tường nghĩa địa đa số là của lính tráng hoặc thương phế binh, nhưng thành phần nghèo cùng eực của xã hội. Họ không còn cách nào khác là chiếm đại bất cứ khu đất trống nào, che đỡ một mái nhà làm nơi sinh sống và tự đặt tên cho khu phố mình ở, riết thành quen, như cái hẻm nghĩa địa này. Cái tên được kêu từ bao giờ chẳng ai biết. Nhưng chắc chắn là họ gọi như vậy vì tất cả nhà eửa đàu dựn lưng vô vách tường rào của nghĩa địa. Mọi người dều đua nhau đổ đấtlàm nền nhà eho cao hơn mặt đường, để nước mưa không vô nhà được. Bởi vậy, tự nhiên con đường trở thành cái cống lớn vào mùa mưa. Nhà nào nghèo, không có tiền đổ đất làm nền thì chịu cảnh lụt lội mỗi khi trời mưa. Căn nhà của Sáu và Lan chịu vào tình trạng ấy: hễ đường phố ngập nước là tràn vào nhà ngay. Mọi người phải chờ cho hết mưa, tát nước ra, còn như nếu mưa cứ kéo dài, nước cứ việc dâng cao, mọi người trong nhà thả cửa lội hoặc bó gối ngồi trên giường. Tối đến, tấn mùng cho thật kỹ, phòng rắn bò lên rồi quay ra ngử tỉnh bơ.
Trong căn phòng ọp ẹp, cả ba người ngử mê man sau một đêm thứe trắng chuyện trò. Không còn ai biết đến cơn mưa vần vũ vẫn đổ xuống ào ạt, nước tiếp tục tràn vào nhà và lên thực cao…
Bà Ba ứa nước mắt khi nhìn thấy thằng Tâm đứng dưới bực thang kéo dây ghe eột lại cho bà. Bà đã tưởngkhông còn nhìn thấy thàng con trai độc nhất trong gia
đình nữa. Bà buột miệng hỏi:
Con không sao chớ?
– Dạ, nhờ chú Song thôi.
Bà Ba muốn nói thêm mấy câu nữa nhưng nước mắt bà trào ra khiến bà nghẹn lời. Nga cũng vừa cột dây ghe của nàng lại, nhìn mẹ rồi quay lại nhìn Song. Song đọc được trong ánh mắt Nga trăm lời cảm tạ, chàng biết người con gái này đang dành cho chàng những cảm tình mà chưa ai được hưởng. Nhưng lúc này Song phải lờ đi, nếu không khéo cư xử có thể cái Unh cảm này thành một sự trả nợ mất hết thi vị. Chàng nói lảng sang chuyện khác để không khí bớt nặng nề:
– Tâm cõng ba em lên trước đi, để tụi này giữ ghe cho.
– Chú Song đem cả gia đình em tới đây làm chi vậy?
Song cười:
Thủng thẳng đã, vô nhà rồi hắng nói. Chú mày ở đây một mình cả buổi rồi, có buồn không?
– Dạ,… em thấy hơi bó giò, bó cẳng một chút.
Nga mắng em:
– Bây giờ thì tới lượt ba má với tao cũng bó giò, bó cẳng như mày rồi. ở đó mà than.
Tâm ngơ ngác:
– Chi Nga, chi nói cái gì?
– Mày hỏi má đi.
Song can khéo:
– Thôi mà, cõng ba vô nhà đi, anh kể cho nghe cũng không muộn.
Tâm không dám nói nữa, leo xuống chiếc thang dốc ngược, đóng sát theo hai cây cừ lòi ra phía ngoài con lạch. Căn nhà sàn này chỉ có hai gian, một gian trên bờ,
một gian cất lòi ra ngoài lạch. Chung quanh đây không có một ai, phải ehèo ghe hai, ba mươi phút mới tới khu có ngllời ở. Hồi chiều Song chở Tâm tới đây, nói không được đi đâu vì cảnh sát còn đang giữ hồ sơ nó trốn quân dịch. Tâm cũng đang mệt vì bị đánh một cú thật đau, ngủ li bì tới bây giờ mới dậy thì gặp ngay lúc mọi ngừời kéo tới.
Bà Ba cứ sụt sùi khóc hoài, bà không biết phải làm gì nữa. Còn ông ehồng bà đã trở bệnh mấy tháng nay, tuy ngồi đó trông khoẻ mạnh như thường, nhưng như người mất hồn, ông nghe ai bảo gì là làm nấy, thỉnh thoảng nói một vài cầu như con nít, bác sĩ bảo hết thuốc chữa rồi, sống được lúc nào hay lúc đó thôi. Ông đã mất trí hoàn toàn?
Trời bất chợt đổ mưa vội vã, hạt mưa to và nặng, mọi người ngồi chung quanh cây dèn dầu lù mù.
Song bảo Nga:
– Bây giờ Nga kể cho thằng Tâm nghe chuyện này đi, để nó khỏi thắc mắc.
Nga dạ một tiếng, kể cho Tâm nghe hết những gì đang đe dọa gia đình và lý do phải bỏ nhà đi. Nghe xong, Tâm khóc nức nở, nó không hiểu tại sao nó lại làm liên lụy tới gia đmh như vậy. Tâm hỏi Song:
– Chú Song ơi, chú đã giúp đỡ gia đình cháu quá nhiều rềi, bây giờ kể như người nhà đi, cháu hỏi thiệt chú có biết tại sao không?
Song gật đầu:
– Biết.
Nga giật mình nhìn Song:
Chú biết rồi à?
– Tôi biết những gì An Ninh lập biên bản cũng như tôi biết tại sao gia đình Nga lâm nạn. Còn thàng Tâm nó có hay không là một chuyện khác.
Nga năn nĩ:
– Cháu lạy chú, chú nói đi.
– Nếu mọi người muốn biết thì tôi nói vậy. Theo hồ sơ của chúng tôi, thằng Tâm có bồ với con Thu vợ thằng gác nghĩa đia. Cuộc tình này ra sao chĩ có thằng Tâm và con Thu biết thôi.
Tâm bỗng nghe nói đến Thu, nó gục mặt xuống không dám nhìn ai nữa. Bà Ba hỏi ngay:
Có phải vậy không Tâm?
Tâm không nói gì, khẽ gật đầu. Song nói tiếp:
– Sáng hôm nay, người ta phát giác thàng gác nghĩa đia bị đâm chết, xác nó nàm trên một ngôi cổ mộ. Ngôi mộ này đã bi đào xới và vừa lấp lại. Khám nghiệm tử thi, được biết trước khi chết, y bị trói cả chân tay và bịt miệng nữa. Cảnh sát tìm thấy một cái cuốc gần cổ mộ và trên cán cuốc có dấu tay thằng Tâm. Đối với cảnh sát thì hồ sơ tới đây là hết vì họ được ehỉ thị giao cho An Ninh và báo cáo rằng thàng gác nghĩa đia chết vì say rượu, vô ý té gây nên tai nạn thôi. Nhưng hồ sơ An Ninh lại khác: sau khi thàng Tâm đâm chết nạn nhân rồi, nó ôm theo những gì lấy được dưới ngôi cổ mộ tẩu thoát. Những món nó lấy được lại thuộc về bà vợ nhỏ của một ông Tướng đang làm lớn, cái cổ mộ này là của nội tổ bà ta. Và theo tôi, bà ta đang dùng đàn em truy nã thằng Tâm vì muốn lấy lại những gì đã mất. Cái rắc rối là chính tôi giấu cả gia đình này nên phe bà Tướng nọ mới điên lên. Còn bây giờ, trước hết, lấy nghĩa thầy trò, thứ nhì với Unh anh em, tôi hỏi Tâm câu chuyện của cậu như thế nào?