Đảo Hoang - Chương 7
Ở khoang hạng ba, nơi tồn tại những người thuộc tầng lớp thấp nhất của xã hội. Tại đây, nước đã di qua những bức tường kiên cố và xâm chiếm không gian một cách đáng sợ. Người người la hét, khóc than, hoảng loạn. Nhưng có một người vẫn đang lặng lẽ ngồi im một chỗ không chút mảy may quan tâm đến sự hỗn loạn xung quanh. Đó là một ông sư, đầu trọc bóng loáng, xiêm y phai màu, nét mặt trông có vẻ già dặn. Hình như ông đang ngồi thiền niệm kinh. Không biết tại sao một người như ông có thể xuất hiện trên một con tàu như thế này. Chợt có một người phụ nữ đứng tuổi đến gần ông. Bà nói :
– Thưa thầy, thầy không cảm thấy lo lắng hay sao ?
– Tại sao thí chủ nghĩ bần tăng lại lo lắng ?
– Nước tràn vào thuyền nhiều lắm rồi ! Con thuyền sắp chìm. Thuyền chìm tức là ta chết. Chẳng phải đó là điều đáng để ta phải lo lắng sao ?
– Sống chết là chuyện thường tình của nhân gian. Chỉ là người ta còn có quá nhiều chấp niệm và chuyện này. Đối với người tu hành như bần tăng thì cái chết nhẹ tựa sợi tơ.
– Sao thầy lại nói vậy ? Chết có nghĩa là hết. Ta sẽ phải xa người mà mình thân yêu, xa chốn mà ta thân thuộc. Đó không phải chuyện đáng sợ sao ?
– Con người khi sinh ra vốn là một cơ thể non nớt ốm yếu. Không ai sinh ra là không có một khiếm khuyết nào và hoàn hảo cả. Rồi họ lớn lên phát triển những điểm tốt và làm lu mờ những khiếm khuyết kia. Khi mà một người nào đó chết đi thì có nghĩa là họ đã rời bỏ cơ thể già cỗi, ốm yếu, khiếm khuyết của họ để tìm thấy đầu thai vào một cơ thể hoàn hảo, tươi mới hơn, để tiếp tục sứ mệnh linh hồn của họ. Vậy cớ sao ta phải khóc lóc than vãn. Chi bằng cầu nguyện cho ta, chúc cho ta sớm tìm được một nới tốt lành để đầu thai, để sống một kiếp sống tốt đẹp hơn, cao quý hơn.
– Thầy giảng thật hay. Nhưng sao thầy lại đi chuyến tàu này. Chẳng phải một nhà sư nên tìm chốn nào thanh tịnh để tĩnh tâm tu hành sao ?
– Bần tăng đi chuyến này là muốn sang bên nước bạn để học hỏi thêm kiến thức về đạo của kẻ tu hành. Vì có một người bạn biết tiếng Nhật nên cũng học hỏi được đôi chút, nhưng vẫn muốn tìm hiểu thêm nên quyết định đi một chuyến xa. Tiếc rằng bản thân không có khả năng học hỏi thêm được nữa. Chưa đắc đạo đã phải ra đi rồi. Tiếc thay ! Tiếc thay !
– Ngài có biết Phật ở đâu không ?
– Đương nhiên biết.
– Vậy ông ấy đâu ?
Nhà sư chỏ vào người phụ nữ kia. Người phụ nữ lộ nét mặt khó hiểu nhìn nhà sư. Nhà sư thấy vậy liền nói :
– Phật chính là ta, ta chính là phật. Chỉ cần tâm luôn có chánh niệm thì tâm ta có phật, phật chứa tâm ta.
Người phụ nữ phá lên cười. Bà nói :
– Nếu ta là phật thì tại sao còn sinh ly tử biệt ? Tại sao ta không tạo ra một cuộc sống không có sinh ly tử tử biệt, khổ đau, chết chóc chỉ còn niểm vui, hạnh phúc ?
– Phật tạo ra sinh lý tử biệt, khổ đau, chết chóc để phân biệt được nó với hạnh phúc, niềm vui. Nếu không có sinh ly tử biệt, khổ đau, chết chóc thì niềm vui đâu khác gì chết chóc, hạnh phúc đâu khác gì khổ đau. Và trên hết nó còn làm ta trận trọng từng giây, từng phút ta được sống trên thế gian này.
– Vậy Phật có đang ở đây không ? Tại sao tôi không thấy được ông ấy ?
– Có. Ông ấy luôn ở bên chúng ta. Chỉ là thí chủ chưa thức tỉnh để có thể nhìn thấy ông ấy thôi.
– Vậy làm thế nào để có thể thức tỉnh ?
– Thức tỉnh là khi tâm của con người luôn tĩnh lặng như một hồ nước không một gợn sóng dù có bất kì một tác động nào. Không ham mê, sân si, hờn ghét, ghanh đua chỉ bình lặng như một cái cây.
– Mất bao lâu để con người có thể thức tỉnh ?
– Tùy vào giác ngộ của mỗi con người.
– Tôi có thể thức tình ngay lúc này không.
– Tùy vào giác ngộ của thí chủ.
Đột nhiên hai dòng lệ dài lăn dài ra từ đôi mắt của người phụ nữ kia. Dường như bà vừa nhận ra một điều gì dó…
…
Ở trong một căn phòng nhỏ chật chội. Có hai người đang nằm trên một chiếc nhỏ tồi tàn. Một người phụ nữ đang cầm quyển sách nhỏ cố gắng đọc từng chữ chữ trong ánh đèn mờ mịt. Người kia thì là một đứa bé bé nằm nép sát và người đang đọc quyển sách. Chợt đứa bé lên tiếng :
– Mẹ ơi ! Tại sao chúng ta vẫn chưa đi ? Tất cả mọi người và gia đình của họ đều đã đi hết rồi.
– Đó là do họ vẫn chưa hiểu là không còn chỗ nào để đi nữa con à.
– Sao lại thế hở mẹ ?
– Bởi chúng ta sắp có một chuyến đi nữa dài hơn đó con yêu.
– Con thấy chúng ta đâu có đi.
– Sắp rồi con yêu. Khi nào con ngủ chúng ta sẽ cùng lên đường.
– Nơi chúng ta đến là nơi nào vậy ? Ở đó có vui không ? Ở đó có bố không ? Mẹ từng nói lúc nào thích hợp sẽ đưa con đi gặp bố.
– Chắc chắn là vui rồi con. Và bố đang ở đó chờ chúng ta.
– Con buồn ngủ quá ! – Đứa bé ngáp ngoải nói.
– Vậy ngủ đi con yêu. Chuyến đi sẽ dài lắm đấy.
– Vâng…
Trên boong tàu, khi chiếc xuồng cuối cùng đã được đưa xuống.
– Thuyền của chúng tôi đâu ? – Một người tức giận hỏi.
– Đồ lừa đảo ! Chúng mày sẽ phải chôn thây ở đây. – Một người khác phẫn nộ nói.
Tên sĩ quan anh mắt thẫn thờ, mắt đăm đăm nhìn về phái những con thuyền đã đi xa.
“Đoàng” một cái. Hắn tự kết liễu cuộc đời mình. Lúc này, những người hiện còn sót lại đã hiểu họ không còn hi vọng để có thể sống nữa…