Dâm Nữ Vũ Trường - Phần 105
Đúng 6 giờ tối đèn tắt, Hồng Ngựa thắp nến.
Vợ yêu rước bánh kem từ ngoài cửa phòng dạo 1 vòng tới trước mặt tôi.
Mọi người cùng nhau hát “Happy birthday to you, happy birthday to you…”
Hát xong Thắm hô “thổi nến đi chồng”.
Tôi lấy 1 hơi thổi tắt hết nến.
Điện bật sáng, mọi người ăn chơi nhảy nhót tới khuya.
Bố mẹ tặng tôi 1 món quà to đùng, xoa đầu tôi nói: “Ráng ăn uống nhiều vô cho khỏe, sớm ra viện nghe con”.
“Bố mẹ yên tâm, con đã hứa sẽ đi du học thì nhất định làm được”.
Mẹ lắc đầu “thôi con ạ, bị thương nặng thế này ở nhà cũng được, bố mẹ không ép con nữa đâu”.
Tôi kiên quyết “đúng là trước đây con không muốn đi, nhưng sau khi cưới vợ con đã có ý thức cho tương lai rồi, cái bằng thạc sĩ MBA con sẽ cố gắng giành lấy”.
Bố mẹ nhìn nhau cười, nụ cười đượm nét buồn thoáng qua.
Vài ngày sau, càng lúc tôi càng cảm thấy đôi chân có nhiều dấu hiệu lạ lùng.
Hai tay giờ đây đã làm việc tốt, thi thoảng hơi đau nhức 1 chút, đầu cũng hơi ê ẩm, chỉ duy có hai chân là không thể cử động như mong muốn.
Ngập tràn trong cảm giác lo sợ, tôi đem chuyện này ra hỏi Thắm trước tiên.
Em mỉm cười “cái chân chạy nhảy chơi bời gái gú cho lắm vào, bây giờ trời phạt nó khỏe sau cùng chứ có gì lạ”.
“Không phải, chắc chắn chân anh đã gãy nặng lắm, Thắm, em có nghe bác sĩ nói gì không?”
“Làm gì có, anh toàn lo vớ vẩn”.
Tôi điên tiết “tại sao lúc nào cũng như vậy? Mọi người cứ thích giấu giếm tôi là sao hả? Tôi không có quyền được biết sức khỏe của mình hay sao?”
“Chồng ơi, thôi đừng la nữa kẻo bố mẹ anh lo” – Thắm vuốt ngực tôi.
“Vậy em nói đi, chân anh làm sao?”
Thì ra, sau vụ tai nạn, chân tôi bị liệt rất nghiêm trọng, không thể đi đứng trở lại được.
Các bác sĩ đã tìm mọi cách cứu chữa nhưng đành bó tay.
Sau khi sức khỏe hồi phục, tôi sẽ phải sống suốt phần đời còn lại trên xe lăn.
Tôi không nói được lời nào từ khi biết sự thật.
Tự do! Tự do chạy nhảy, vui đùa là thứ bất kỳ ai cũng muốn, nhưng tôi đã không còn tự do.
Cuộc đời tôi mãi mãi là gánh nặng của người khác.
Chẳng trách bố mẹ bảo không cần đi du học.
Bây giờ thì tương lai chấm hết.
Chiều tối trời đột nhiên nổi gió to, bầu trời sầm sập như chuẩn bị đổ sập xuống đến nơi. Thời tiết dường như cũng cùng chung tâm trạng với tôi: Căng thẳng và bế tắc!
Tôi và bố mẹ ngồi lặng lẽ trong phòng bệnh, sau khi hay tin tôi đã biết chuyện, bố cứ nhắm mắt chẳng nói nửa lời, mẹ ủ rũ ngồi bên giường bệnh đồng dạng chẳng lên tiếng.
Không khí trong căn phòng nhỏ vô cùng ngột ngạt.
Tôi thấp thỏm nhìn ra ngoài cửa sổ, mây mù che kín những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, cả không gian xung quanh bệnh viện tối om như mực, chỉ le lói mấy ánh đèn vàng phía xa xa.
Gió thổi rì rào đầy thê lương, lá cây đập vào cửa kêu loạch xoạch.
Cả thế giới dường như đang chìm trong tối tăm và lạnh lẽo.
Mẹ ngoảnh đầu nhìn bố, lát sau cả hai người đều nhẹ nhàng an ủi động viên tôi:
“Thôi con ạ, tai nạn đâu có ai tránh được, rồi sau này khỏe lại, bố mẹ sẽ tìm 1 công việc phù hợp cho con”.
Bố chêm vào “hơn nữa, vợ con cũng đã có tính toán rồi mà, nó hứa với bố mẹ sẽ toàn tâm toàn ý chăm sóc cho con, tạo điều kiện cho con làm những việc mình thích”.
Bất giác bố lại dùng từ ‘vợ con’ tức là đã thừa nhận Thắm.
Mẹ tôi kín đáo liếc bố, bố vội thanh minh: “Thì có làm sao đâu nào? Chúng nó đó phải đôi phải lứa với nhau thì cứ chấp nhận đi”.
Tôi cảm động ngoảnh mặt nhìn bố, khẽ gật đầu.
Mẹ thở dài 1 tiếng xúc động, sau đó với tay bật tivi cho tôi xem.
Tivi mở đúng vào kênh có phát sóng chương trình ca nhạc của những người khuyết tật.
Mẹ toan chuyển đài, tôi ngăn “mẹ cứ để đấy, con muốn xem”.
Thế là tôi ngồi từ chiều đến tối xem họ biểu diễn.
Ai cũng hát hay, ai cũng diễn tốt, ánh mắt họ tràn đầy niềm tin và nghị lực.
Đêm khuya vắng lặng, trong căn phòng lạnh lẽo đầy mùi clo khử trùng, tôi nằm gác tay lên trán lặng thinh nghĩ ngợi.
Đồng hồ chạy tích tắc tích tắc, 2 tiếng đồng hồ trôi qua nhanh vèo, lúc này đã gần nửa đêm.
Thình lình có tiếng mở cửa, rồi 1 bóng người khẽ khàng bước đến bên giường bệnh.
“Sao anh không ngủ đi, em biết ngay giờ này anh còn thức mà” – Thắm lên tiếng trách cứ. Giọng nói em thấm đượm nỗi buồn.
“Ừ, anh chuẩn bị ngủ đây”.
“Anh đừng nghĩ ngợi nữa, mất 2 chân thì đã làm sao chứ, anh tàn nhưng đâu có phế”.
Tôi thấm thía ngắm nhìn người con gái xinh đẹp trước mặt, nay đã là vợ tôi, trong đêm tối khuôn mặt em sáng bừng như 1 đóa hoa bách hợp dịu dàng tinh tế.
“Vợ yêu, em nói đúng, anh tàn nhưng không phế đâu!”
“Vậy anh phải ngoan ngoãn nghe lời em như lúc ở nhà, ngủ đi nghe chưa”.
“Anh ngủ đây”.
Tôi nhắm tịt mắt.
‘Hihi’ – Thắm cười khúc khích, ngồi xuống bên giường bệnh ngắm nhìn tôi hồi lâu.
Tôi đoán em đang chờ cho đến khi tôi ngủ thực sự, vì em ngồi lâu, lâu lắm!
Mặc kim đồng hồ cứ thế xoay, người con gái vẫn một mực ở lại bên tôi.