Cơn Lốc - Phần 24
– Mẹ lên chơi?
– Không dám, chào anh! – bà đáp.
Bích Loan phì cười, nấm tay mẹ:
– Mẹ buồn cười thế, con rể chào sao lại nói “không dám”?
Bà cười, mắng con:
– Tiên sư chị chứ, chị dạy tôi đấy hả, trứng khôn hơn vịt à?
Họ bước vào nhà.
– Cái gì ớ trong bao tải đấy mẹ? – Bích Loan hỏi mẹ.
– Có ít khoai mới dở, các em nó bảo mang lên cho anh chị, với lại, mẹ làm ít bánh đa mang lên cho anh chị nấu canh. Bánh đa mẹ làm bằng bột gạo chứ không phải bột dong như trên Hà Hội này đâu.
– Hà Nội chứ sao lại Hà Hội? Con dạy mẹ mãi mà mẹ không nhớ gì cả – Bích Loan cười cười nhìn mẹ.
– Con cho mấy con gà uống nước đi! suất ngày không được hột nước nào cả. Có bốn con mái tơ sắp đẻ, để mà nuôi lấy trứng mà ăn, còn hai con sống tơ thì làm thịt mà ăn. ở nhà quê chẳng có gì làm quà cả, mẹ bắt mấy con lên cho các con. ớ trên này mỗi tháng anh chị được mua mấy quả trứng?
Chẳng ai trả lời bà cả. Mấy con gà cắn nhau làm ầm ĩ, chẳng ai nghe được bà hỏi gì. Sơn múc nước từ xô ra chậu, bê lại cho bà. Sơn nói:
– Mẹ rửa mặt đi cho mát! Tý nữa thì đi tắm. Nhà con làm cơm cho mẹ ăn. Chúng con vừa ăn ở ngoài Hà Nội rồi Hôm nay nhà mẹ con có giỗ nên chúng con ra ngoài đó từ sáng.
– Thôi để đến tối ăn cùng một thể với anh chị. Tôi cũng không đói, à, mà còn một cái bánh mì đây này – bà lôi từ trong bao tải ra nửa chiếc bánh mì đã khô cứng như đá.
Bích Loan khẽ bảo mẹ: .
– Mẹ đừng ăn nữa. Đợi tý con làm cơm ăn một thể. Nàng lấy cho mẹ một đôi dép của mình để mẹ đi tạm. Nhìn mẹ, Bích Loan nhủ thầm: Ngày mai mình sẽ đưa mẹ ra chợ, mua cho mẹ một đôi dép nhựa Hải Phòng, một chiếc nón mới và sẽ may cho mẹ một bộ quần áo mới. Mình mới lĩnh lương tháng này, chưa tiêu gì cả, nếu thiếu tiền tiêu mình sẽ vay của Ngọc Liên. Trông mẹ tội quá.
Gia đình Bích Loan nghèo. Mẹ Bích Loan là một phụ nữ nông dân, quê mùa chính cống. Bà không biết chữ. Ngày trước có đọc được những hàng chữ to, rồi lâu ngày quên mất. Suốt ngày xắn váy quai còng, vật lộn với trời đất ở ngoài đồng ruộng. Những năm được mùa thì còn có hạt thóc nuôi một lũ con. Những năm mất mùa, trời làm hạn hán hay lũ lụt, đồng trắng nước trong, bà lại xắn váy quai còng mò cua bắt ốc nuôi chúng.
Cha Bích Loan là một cán bộ thoát ly, năm chừng mười họa mới về qua nhà thăm vợ con. Mỗi lần về, Bích Loan lại có thêm một đứa em ra đời, để lại cùng nhau chia cảnh thiếu cơm, rách áo. Cho tới nay, ngoài người anh trai đang đi lính ra, Bích Loan còn những sáu đứa em lít nhít ở nhà nữa. Đứa em kế Bích Loan, kém nàng những sáu tuổi, vì lúc đó cha nàng bị mất tích, còn những đứa khác chỉ hơn nhau có một tuổi. Chúng vừa đi học vừa giúp mẹ cấy cầy. Bích Loan hơn các em là được đi học ở nước ngoài. Chẳng phải vì nhất thân nhì thế, con ông cháu cha hay quyền thế gì cả, chỉ vì năm đó Bích Loan học quá xuất sắc mà thôi. Ban tuyển sinh tỉnh không thể muối mặt mà làm ngơ được. Cứ nghĩ tới một bữa giỗ bình thường của nhà Diễm Ngọc hôm nay, chưa phải là cưới xin gì cả, mà đã bề bộn, ngổn ngang thức án như thế, Bích Loan càng thấy thương cha mẹ, nhất là mẹ và các em của mình. Các em của Bích Loan, sáng đi học, đều phải nhịn ăn sáng. Hôm nào được một củ khoai là chúng hý hững lấm rồi. Ngồi trong lớp, bụng chúng biểu tình, sôi réo như nồi cơm đang sôi chữ của thày, nó vào tai này, nó lại ra tai kia. Trưa đứng bóng chúng mới được về nhà, quăng sách vào một xó và vội vài lưng cơm, chỉ có ít rau muống luộc chấm tương, rồi ra đồng theo phận sự hàng ngày. Chúng khố nhưng kể ra lại còn sướng hơn Bích Loan.
Hồi Bích Loan học lên tới cấp hai, ở làng không có trường, Bích Loan phải sang làng khác học. Trường xa nhà những mười cây số. Sáng sớm nào mẹ cũng gọi Bích Loan dậy. Có hôm sáng trăng, cứ tưởng trời đã sáng, mẹ gọi dậy từ lúc còn đêm. Bích Loan lên tới đầu làng, thấy trời chưa sáng, bèn chui vào một đống rơm bên đường, ngủ một giấc, cho tới lúc nghe tiếng nói chuyện xôn xao của các bà đi chợ xa, mới giật mình tỉnh dậy. Có khi phải lao động buổi chiều ớ trường, mãi tối mịt mới về tới đầu làng, đi qua những chỗ miếu thờ, nhớ tới những chuyện ma quỉ mà xởn cả tóc gáy.
Suốt những năm theo học ở trường trung học đó, Bích Loan cũng giống mẹ bây giờ, chỉ đánh chân đất, chẳng thèm biết đến giày dép, bất kể trời nắng hay mưa, trời nóng hay rét, đều xòe những ngón chân trơ trụi quét lên mặt đường làng. Gió mùa đông bắc, mưa ngược chiều thì khoác áo tơi che gió, gió chiều nào, che chiều đó – mẹ Bích Loan dạy thế, cho đỡ rét. Đêm về, mấy mẹ con chui vào mấy cái ổ rơm hay ổ lá chuối khô. Mẹ Bích Loan trông vậy mà rất thích nghe chuyện cổ tích, nhất là vào những tối mùa đông rét buốt. Tối nào cũng vậy, khi đã xong bài vở, Bích Loan nằm đắp chăn đến cổ, bên cạnh để một ngọn đèn dầu, mẹ và các em nằm xung quanh nghe Bích Loan đọc chuyện cổ tích. Mẹ rang cho chúng
một rổ ngô, chúng vừa nhai ngô rang vừa xít xoa nghe Chuyện. Rồi chúng ngủ lúc nào không hay. Trong giấc ngủ chúng mơ thấy chúng được những cô tiên cho lên trời. Bích Loan và mẹ cũng đi ngủ. Bao giờ Bích Loan cũng xem lại chăn và bắt muỗi cho các em, cài màn cẩn thận cho mẹ, rồi mới đi ngủ.
Ngày Bích Loan giới thiệu cho cha mẹ biết về Sơn, về gia đình Sơn, cha mẹ nàng lo lắm. Cha Bích Loan không thích gia đình Sơn, ông cho họ có nếp sống thủ đô, không hợp với gia đình nông dân nghèo như gia đình ông, không môn đăng hậu đối. Mẹ thì nói: Trâu ta ăn cỏ đồng ta thôi, ở làng thiếu gì đám mà phải lấy người tận Hà Nội, ta về ta tấm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn, con ạ. Cha mẹ Bích Loan cũng có lên thăm gia đình Sơn một lần trước khi Sơn và Bích Loan cưới, cho biết nhà biết cửa. Mẹ Bích Loan, cứ chân đất mà bước vào nhà, bước lên những phiến đá hoa cẩm thạch mát lạnh cả chân. Bích Loan nhìn mẹ mà hoảng sợ. CÔ giúp việc vừa mới lau nhà họ xong. CÔ em gái kế Bích Loan thì đội trên đầu một quả ma to gần bằng cái thúng, mang từ quê lên để biếu họ, mà mẹ Bích Loan bảo “cây nhà lá vườn”, gọi là có chút quà nhà quê. Nó mặc một chiếc sơ mi trắng còn rõ nếp gấp, chắc nằm trong hòm quần áo lâu ngày nay mới được lôi ra, có những hàng cúc đỏ chói.
Họ mang một khay trà vào mời mẹ Bích Loan. Những chiếc chén chỉ to bằng những hạt mít. Mẹ uống vậy làm sao cho đã cơn khát suốt chặng đường từ Ninh Bình ra đây?
Nàng vẫn nhớ, mỗi lần ở đồng về, trời nắng chang chang, mồ hôi mẹ chảy ròng ròng, mẹ chạy ngay ra bể nước mưa, múc một gáo to, uống ừng ực. Cái bể nước mưa nhà Bích Loan nằm dưới những cây cau sai quả là chỗ chứa nước mưa cho cả xóm. Ai cũng đến xin nước mưa về uống, mát mát là.
Tử ngày lấy chồng, Bích Loan ít có dịp về thăm nhà hơn. Mỗi lần về, chỉ được có một hay hai ngày, rồi lại vội vã ra đi, chẳng quan tâm đến các em được như trước. Mỗi ìân về, nàng dúi vào tay mẹ một a tiền, cho các em, đứa thì miếng vải may quần, đứa thì đôi dép nhựa tiền phong để chúng đi lúc rửa chân trước khi ngủ. Có ìân nàng còn lôi về cả một thùng mì sợi nữa. Chúng thích ăn mì luộc lắm.