Cơn Lốc - Phần 23
Nàng sang nhà hàng xóm xin a lá chanh về cho mẹ chồng. Lúc nàng quay ra cổng, nàng nghe hai cô con gái bà hàng xóm nói với nhau:
– Ông Sơn thế mà số đào hoa, người xấu thế mà vớ được cô vợ đẹp như tiên, lại làm ở chỗ bở lắm nhé.
Cô này gốc nhà quê đấy, lấy ông Sơn vì tham giàu cũng nên.
– Đi tây về đấy? Nhưng cô ta và ông Sơn có ở với bà Ngọc Khanh đâu, họ ờ trong trường cơ mà, sao chị bảo cô ấy tham giàu được?
– Ô thì sau này ông bà Ngọc Khanh mất đi, con Diễm Ngọc nó cũng đi lấy chồng, ngôi nhà đó, của cải đó thì hai anh em ông Hải chia nhau, chả tham giàu là gì?
Bích Loan mang lá chanh về, thái chỉ rồi rắc lên những ớ a thịt gà luộc được xếp úp ớ a, phơi những miếng da vàng như sát nghệ lên phía trên. Các mâm cỗ được bưng lên nhà trên, mâm nào mâm ấy đầy ắp.
Ăn xong, Bích Loan rửa bát, dọn dẹp cù ng Diễm Ngọc, đâu vào đấy rồi vào nhà chào cha mẹ chồng, vợ chồng anh Hải, khách khứa còn ngồi kề cà bên chén trà tàu thơm tỏa khói. Bà mẹ chồng hỏi:
– Sao đã về vội thế? Hôm nay là ngày nghỉ kia mà.
Sơn đớ lời cho vợ:
– Nhà con hơi mệt. Thôi chúng con về mẹ ạ.
Sơn lai vợ. Dọc đường thấy vợ im lặng, Sơn khẽ hỏi:
– Em sao thế, mệt à?
– Vâng, em nhức đầu quá!
– Có lẽ tại em đun nấu nhiều quá, đông khách quá, ồn quá ai cũng nói, chẳng ai nghe ai cả, anh cũng đau đầu lắm. Thôi chiều nay về mình nghỉ ngơi em ạ.
Thực ra Bích Loan không đến nỗi mệt như thế. Nàng đang nghĩ đến một chuyện khác, khiến nàng lo sợ. Quả thật nếu Sơn muốn có con trong lúc này thì nàng sẽ nói sao với Sơn? Nà ng vẫn tiếp tục cùng Sơn sống chung dưới một mái nhà, ăn cùng mâm, đắp cùng chiếu, nhưng mỗi người sống trong một thế giới riêng của mình? Nàng vẫn tiếp tục cùng Sơn sống trong sự giả dối? Bên ngoài người ta tưởng nàng hạnh phúc bên Sơn và Sơn hạnh phúc bên nàng. Nàng sẽ tiếp tục lừa dối Sơn và chính Sơn cũng tiếp tục lừa dối nàng? Họ lừa dối chính bản thân họ nữa. Liệu đứa con ra đời trong hoàn cảnh như thế có thể thay đổi được tình trạng của nàng không?
Nàng nhớ lại những ngày vừa qua, nàng sống cùng Anton ở Đồ Sơn. Khi họ ngồi bên nhau trên một tảng đá bên bờ biển ngắm mặt trời xuống biển như một hòn lửa, nhìn biển đang lặng lẽ chuẩn bị đi vào giấc ngủ, cảnh đẹp như một huyền thoại hoang dại, bỗng Anton hỏi nàng:
– Sao em không thích có con?
– Em có nói là em không thích đâu.
– Nhưng em lấy chồng đã mấy năm rồi mà vẫn chưa có con. Anh thấy phụ nữ Việt Nam đông con lắm mà, như em kể, mẹ em có tất cả tám người con cơ mà. Anh nghĩ, em nên có con đi. Đứa con sẽ làm cho em khuây khỏa, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho em, nó làm cho chồng em và em sẽ gần nhau hơn. Em thích con em là trai hay gái? Em thích nó có những đặc tính gì?
Họ bàn đến những đứa con. Nàng cứ nghĩ đó là những đứa con của mình với Anton, mà họ đang nói tới. Chúng sẽ là những đứa trẻ rất đáng yêu. Nhưng nàng biết cái thực tế khấc nghiệt này không bao giờ cho phép nàng được tự do làm điêu đó cả.
Nàng biết ở đời cũng có những kẻ gan dạ hơn nàng nhiều. ôi, giá nàng có một đứa con với Anton! Nàng sẽ chịu đựng tất cả, nàng sẽ hy sinh tất cả. Nàng sẽ vượt lên tất cả mọi nỗi kinh hoàng, để che trở cho trái cây, kết tinh của bông hoa tình yêu đó. Bây giờ nàng càng thấy thông cảm cho cái cớ Dung nào đó mà vừa rồi ớ cơ quan nàng họ bàn tán xôn xao.
Cô Dung học ở nước ngoài mới về, không chồng, nhưng cô mới sinh một đứa con “oẳn tà rằn” – họ nói thế. Các bà nhà ta được dịp nói xấu người khác, sồn sồn:
Gớm, tôi trông họ đen như cột nhà cháy tôi đã chết khiếp, nói gì đến ngủ nghê với họ.
– Nhưng họ có tờ xanh trong túi.
Các ông ưa những chuyện tục tĩu thì nói rằng:
– Chim của bọn nó to, làm sướng chứ sao nữa. Đàn bà chỉ thích nhất cái đó thôi mà.
Họ kháo nhau, bàn ra, bàn vào chuyện của người khác như bàn về một nghị quyết mới, hay là bàn về tương lai, vận mệnh của họ.
Một chị cùng làm việc với nàng, một thiếu phụ đứng đắn, không đâm bị thóc, chọc bị gạo, không chõ mũi vào những chuyện của người khác, đã kể cho nàng nghe câu chuyện tình thương tâm của cô Dung đó, như sau: Cô Dung là con gái của một bà ở cùng khu tập thể Giảng Võ với chị. Cô học ớ bên Đông Đức, mới về nước. Cô yêu một anh sinh viên người châu Phi. Họ dấu kín mối tình đó trong suất sáu năm trời. Tài đến mức, không một ai biết, không một ai đoán ra. Trước khi họ xa nhau vĩnh viễn, cô quyết định, sẽ có một đứa con với anh, để kỷ niệm tình yêu thắm thiết của họ. Người yêu cô chỉ biết rưng rưng lệ, vừa thương vừa cảm phục lấm lòng chung thủy của cô.
Tự nhiên Bích Loan thấy rất thương cô và đứa con bé nhô của cô mới ra đời. Nàng tự hỏi: Không biết cô Dung làm gì để sinh sống nuôi con? Anh sinh viên kia có biết con mình đã chào đời chưa? Chao ôi, sao ở đời lại có lắm éo le đến thế? Sao con người không thể như con chim, muốn bay đi đâu thì bay, muốn làm tổ ở đâu thì làm? Bao giờ con người mới tự quyết định được số phận của mình? Liệu có bao giờ không?
Xe đi qua một ổ gà, xóc tung người, khiến Bích Loan chúi vào lưng Sơn. à, hóa ra nàng và Sơn vừa ở nhà bà mẹ Sơn ra về. Nàng đang ngồi sau lưng chồng. Anh đang chớ nàng về khu tập thể của trường. Và biết đâu hôm nay anh sẽ chẳng bàn với nàng về một đứa con trong tương lai, đứa con đầu của họ.
Họ vừa về tới cổng trường, còn cách khu tập thể một đoạn, khoảng một trăm mét nữa, đã thấy bà cụ hàng xóm bế cháu đứng chờ sẵn. Trông thấy họ, bà mừng rỡ:
– Anh Sơn về đấy hả? Nhanh lên! Đi đâu mà suất cả buổi thết Có bà dưới nhà quê lên đấy.
Nghe nói mẹ mình lên chơi, Bích Loan mừng quá:
– Mẹ cháu lên chơi từ hồi nào hả cụ?
– Từ buổi. Không có chìa khóa vào nhà, bà cứ đi lang thang ngoài đường đó. Tôi mời bà vào nhà nghỉ bà cũng chỉ ngồi có một lát, rồi sốt ruột, đứng lên ngồi xuống, đến nước bà cũng không uống, nói gì đến mời được bà ăn cơm.
– Thế bây giở mẹ cháu đâu rồi hả cụ?
– Bà ngồi dưới gốc nhãn kia kìa! – Cụ hàng xóm đưa tay chỉ ra một gốc nhãn.
Ở đó một bà người nhà quê đang ngồi nghỉ, dáng chừng như sốt ruột đang đợi ai. Bà kê đít bằng một chiếc nón mê, rách gần hết, chỉ còn một mỏm ở chóp, trông giống như nón của những chú tốt đen trong tam cúc vậy. Bà mặc một chiếc quần may bằng vải diềm bâu, bạc phếch, vá nhiều mụn. Chiếc áo cánh cũng may bằng vải diềm bâu. Đầu đội một mảnh khăn vuông, chân đi đất. Bên cạnh bà là một chiếc tay nải to, căng phồng và một rọ gà. Chúng đang đánh nhau chí chóe, có lẽ phải tới sáu con.
Bích Loan chạy lại, kêu lên:
– Mẹ? Mẹ đợi con lâu lắm phải không?
Bà giật mình, ngẩng mặt lên, nhận ra con, rồi cứ như một luồng nước chảy bị chắn lại, nay được chảy tự do, bà thao thao kể lể những nỗi vất vả, nhọc nhằn trên đường từ Ninh Bình ra đây:
– Ối dào, còn phải nói. Mẹ đi tàu chợ Thanh từ bốn giờ sáng, đến Hà Nội là mười hai giờ. Tàu nó vừa đi vừa bò, ga nào cũng đỗ. Mẹ có sáu con gà, họ không cho lên toa khách, họ nhét mẹ vào toa hàng hóa, ngồi với lợn gà, chó mèo, rổ rá, gồng gánh, hôi hôi là. Xuống Hà Nội, mẹ thuê xích lô vào đây, chả biết là mấy giờ, chỉ thấy mặt trời đã đứng bóng từ lâu. Cái bà gì bảo mẹ vào nhà nằm nghỉ, mẹ không dám, người mẹ hôi lắm, mặt mũi, chân tay dính cả cứt gà đây này, ai dám nằm lên giường người ta, mẹ ra đây ngồi cho mát…
Bích Loan ngất lời mẹ:
– Thôi thôi mẹ ơi, chuyện kể sau, bây giờ vào nhà nghỉ đã mẹ, mẹ đưa rọ gà đây cho con, anh Sơn ơi! – Bích Loan gọi Sơn, Sơn đang dựa xe đạp vào tường nhà – ra xách giúp mẹ và em một tý nào. Mẹ cứ để cái bao tải đấy nhà con xách cho. Khổ quá, trông mẹ cứ như đi cấy về ấy.