Cơn Lốc - Phần 15
Nàng thay quần áo, dọn dẹp qua nhà cửa, cắm những bông hồng An tôn tặng vào một chiếc lọ thủy tinh màu xanh, rồi đốt bếp nấu cơm. Sơn về có sẵn một mâm cơm ngon, nóng siết, chắc thích lấm. Mà anh ấy đi đâu nhỉ? Ra Hà Nội? Đến nhà ai? Hay là Sơn về nhà? Không có lẽ, vì Sơn chẳng thích thú gì về nhà cả, trừ khi biết tin mẹ ốm đau. Nếu có, thì Diễm Ngọc đã cho biết rồi.
Nàng nấu xong cơm đã lâu, dọn sẵn ra mâm, đậy lồng bàn lại. Nhìn lại mâm cơm: Một ớ a giá sào thịt bò, một ớ a thịt ba chỉ luộc – món án mà Sơn rất thích, và một bát canh miến nấu thịt nạc, lại có cả một ớ a hành muối nữa. Chưa tết mà đã có hương vị ngày tết rồi.
Mâm cơm đã nguội lạnh.
Buổi phát thanh quân đội nhân dân đã qua đi từ lâu, rồi tới buổi phát thanh phụ nữ. Vẫn chưa thấy Sơn về.
Nàng bắt đầu lo lắng thực sự. Nàng chỉ sợ buổi tối đường phố nhiều xe cộ, Sơn đeo kính, khó nhìn đường vì bị lóa bởi đèn ô tô, nhớ làm sao thì ân hận suốt đời. Nàng không dám nghĩ tới một điều gì khác. Cũng không thấy đói hay mệt mỏi, hay buồn ngủ. Nàng chỉ nghĩ đến một điều: Mong nghe rõ tiếng chân bước của Sơn. Nàng phân biệt rất rõ tiếng chân bước của chồng với những người khác.
Cuối cùng Sơn cũng về. Vừa dựa xe đạp vào tường, người Sơn đã đổ nhào xuống giường. Từ người Sơn toát ra mùi rượu nồng nặc.
Bích Loan luống cuống:
– Anh Sơn, anh làm sao thế?.
– Tôi không sao cả.
– Anh Sơn, anh dậy rửa chân tay mặt mũi đi, em đun nóng lại thức ăn rồi mình ăn cơm, hôm nay có món mà anh thích đấy – Bích Loan khẩn khoản và nhẫn nại.
– Cô mặc kệ tôi, tôi ăn no rồi, cô ăn đi, đừng quan tâm tới tôi làm gì. Tôi sống hay chết cũng vậy thôi mà.
Sau khi trông thấy Bích Loan đứng bên cạnh người đàn ông đẹp trai, da ngăm đen kia, mà anh đoán là người mà vợ anh sẽ phiên dịch cho, mặc dù họ chẳng có tình ý gì – cứ cho là như vậy đi – nhưng trông họ đẹp đôi quá, thì Sơn không thể chịu được. Một cơn ghen vô cớ đã trỗi dậy trong người anh, bóp chặt lấy con tim anh, khiến anh muốn vứt bô mọi ý định tốt đẹp của mình đi.
Anh không đến nhà thằng bạn nối khố của anh. Anh không vào chợ mua thức ăn. Và anh cũng không mua hoa. Anh cứ đạp xe đi mà chẳng có một hướng nhất định.
Anh cứ đi lang thang mà chẳng biết mình đi đâu. Khi, như một cánh chim bay côi cút, lạc đàn, đã mỏi cánh giữa khung trời bao la, không bờ bến, anh cũng phải đậu lại. Anh rẽ vào một nhà hàng, gọi một ly cuốc lủi vào một đĩa nhắm. Anh chẳng muốn ăn chút nào, nhưng anh muốn chất men của loại cuốc lủi sẽ làm anh say và quên đi tất cả.
Anh thiếp đi khá lâu. Lúc anh tỉnh dậy, anh không định rõ thời gian. Có lẽ đã nửa đêm. Các dãy nhà tập thể đều tắt ánh đèn, tối om, những con giun, con dế, đang rên rỉ buồn bã cho số phận chúng ớ ngoài đồng. Anh nầm im. Có tiếng khóc thút thít của Bích Loan bên cạnh.
Khi hai cô bạn cùng phòng đã xuống căng tin để nhận hàng, thì Ngọc Liên nháy mắt với Bích Loan:
– Khai đi?
– Khai cái gì? Đừng có vớ vẩn!
– Vớ vẩn à? Tao biết hết cả rồi. Đừng có che mắt chị, em ạ. Mày chỉ che mất được những anh chàng cận và những con cất, nhãi ranh kia thôi. Hôm trước tao nhìn thấy mày đi với một người ở ngoài phố.
– Tao thì đi với nhiều người lắm. Mỗi lần đi tao có phải trình mày không? Mà mày nhìn thấy tao đi với ai mới được kia chứ?
– Giật mình rồi à? Còn với ai nữa. Với anh chàng cận của mày thì tao nói làm gì.
Có lẽ nó nhìn thấy mình đi với Anton chăng? Mà hôm nào nhỉ? Có phải cái hôm mình và Anton ngồi ăn bánh tôm ở quán Gió không? Hay hôm đi nhà hát Hồng Hà? ở đâu thì cũng không sao cả nếu người nhìn thấy là Ngọc Liên.
Tính Ngọc Liên rất dễ chiu, bất cần, ăn nói đôi khi hơi táo bạo, bốp chát, song rất thực.
Trong phòng chỉ có Bích Loan và Ngọc Liên là vừa có trình độ chuyên môn, lại vừa có trình độ Anh ngữ. Còn các cô vừa mới ra trường kia, choai choai kia thì cả hai mặt đều còn non. Ngọc Liên ngồi làm việc tĩnh ở phòng chứ không đi công tác với chuyên gia, vì Ngọc Liên bị nhận xét: Trình độ chuyên môn giỏi, nhưng thiếu đứng đắn trong quan hệ.
Người vừa có trình độ chuyên môn giỏi lại vừa có tiếng là đoan trang, đó là Bích Loan. V thế Bích Loan được cấp trên lựa chọn làm công tác phiên dịch cho chuyên gia, chuyên gia đi đâu thì Bích Loan đi đó. Đã nhiều năm như vậy mà chưa xảy ra tai tiếng gì cả. Ngọc Liên không vì thế mà ghen với bạn.
– Mày dạo này thay đổi đấy! – Ngọc Liên cười rất hóm hỉnh – Mày đã đẹp lại càng đẹp hơn khi mày trang điểm.
Quả thật Bích Loan có thay đổi.
Thỉnh thoảng Sơn nói:
– Em đi dự hội đấy à?
– Sao thế? – Bích Loan hỏi lại chồng – Hay vì em sức chút nước hoa?
– Em trang điểm mất nửa tiếng đồng hồ.
Tiếng Ngọc Liên cắt ngang dòng suy nghĩ của Bích Loan:
– Má tao bảo mày, chủ nhật này ra chơi, bả làm bún chả.
– Có mình tao thôi à?
– Mình mày thôi, hình như bả định nói chi với mày đó.
Má Ngọc Liên là người Sơn Táy. Con gái Sơn Tây giữ hơn sư tử cái. ấy thế mà má Ngọc Liên lại rết hiền. Ba Ngọc Liên là người Nam bộ, mất đã lâu. Ngọc Liên nói lơ lớ giữa tiếng nam và tiếng bắc nghe rất dễ thương. Ngọc Liên còn ba em nữa, hai trai, một gái. Chúng đều rất ngoan, chịu khó làm các công việc trong nhà giúp má và chị hai. Má Ngọc Liên là bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Má Ngọc Liên có kiểu giáo dục con rất hay: Cứ để chúng thoải mái, tự do, chẳng quát tháo, ngăn cấm chúng bao giờ. Thế mà đứa nào cũng ngoan. Bích Loan thầm nghĩ: Có lẽ tự do làm cho con người trở nên vị tha hơn chăng?
Con người cần tự do như con cá cần có nước. Con cá bị vất lên bờ rồi thì chỉ còn ngoi ngóp thở rồi lịm dần đi mà thôi. Nếu Bích Loan là con cá thì chưa bao giờ nàng cần có nước như lúc này.
Buổi sáng đầu tiên của mùa hè.
Mới chớm hè thôi mà trời đ8 Oi bức, mặt trời đã chói chang. Hôm nay là ngày nghỉ, nhưng cả khu tập thể vẫn dậy sớm. Một buổi sáng ồn ào và náo động như tất cả các buổi sáng chủ nhật khác. Tiếng nước chảy ngoài máy nước ồ ồ. Mười căn hộ mới có một vòi nước công cộng đặt ở đầu hồi nên nó phải làm việc hầu như là suốt ngày, từ lúc người dậy sớm nhất là ông Hưng, vì ông nuôi lợn, cho tới người đi ngủ muộn nhất là cô Mai, con gái bà Kính, cô đang ôn thi vào đại học. Tiếng trẻ em khóc vì đói, chưa được ăn, tiếng rao hàng của những cô bán bánh mì, bánh cuốn nóng có chả, của những cô mang bún đi đổi gạo. Họ từ vùng ven thành phố mang hàng vào đây, phải rời nhà từ lúc trời còn tối.
Nhớ lời dặn của Ngọc Liên, hôm nay Bích Loan đến thăm gia đình Ngọc Liên.
Trên đường đi nàng gặp những người gánh những sọt vải thiều chín đỏ, nặng trĩu. Nàng hỏi mua một bó để biếu má Ngọc Liên và cho các em.
Nhà Ngọc Liên ở trong một khu tập thể. Nhà chỉ có hai buồng nhỏ. Buồng trên giành cho Ngọc Liên. Buồng dưới giành cho các em và má. Gần cửa sổ kê một chiếc bàn để tiếp khách. Buồng dưới quá chật. Giường nọ cách giường kia và cách bàn trà chỉ bàng một tấm vải mỏng.
Căn hộ này má Ngọc Liên mua lại của một gia đình đi nam bằng số tiền mà gia đình Ngọc Liên trúng sổ xổ. Ti vi, cát xét có trong nhà là cũng do số tiền đó mà ra. Trước đây gia đình Ngọc Liên ở còn cực hơn cả bây giờ. Tất cả mấy má con chỉ có một gian trông như một túp lều vậy.
Ngọc Liên đang xắn tay áo, dao thớt lách cách, băm băm, thái thái. Mấy đứa em, đứa thì rửa một chậu đầy xà lách, rau thơm, đứa thì lau bát ớ a. Cứ mỗi lần ra thăm gia đình Ngọc Liên, Bích Loan cảm thấy ấm áp trong lòng, không như mỗi ìân về thăm gia đinh Sơn ở một biệt thự trên phố Bà Triệu.