Cơn Lốc - Phần 14
Bích Loan thông minh quá, tự chủ quá làm Sơn ngợp thở. Kim Thanh thì đơn giản hơn nhiều, chỉ là một cô gái học hết phổ thông, không bay bổng, không mơ màng tới một điều gì xa xôi cả. Con người như thế có lẽ hợp với Sơn chăng? Còn nàng, nàng cứ như một cánh diều bay trên không, càng bay càng đòi hỏi bầu trời phải xanh hơn, cao hơn, dây diều phải dài hơn. Sơn có thể hy sinh tất cả cho những điều nàng muốn, nhưng thực ra Sơn cũng không biết nàng muốn gì. Chẳng phải Sơn đã làm tất cả cho nàng đó sao? Sơn múc nước vào xô, rồi xách ra nhà tắm cho nàng, Sơn đi cửa hàng mua gạo, mua dầu, Sơn dậy từ 4 giờ sáng đi xếp hàng mua thịt, Sơn đi chợ mua đồ ăn, Sơn cùng nàng giặt giũ chăn màn, quần áo, Sơn nuôi gà, Sơn đưa nàng đi chơi, Sơn lai nàng, Sơn bất nàng ăn 3 bát cơm mỗi bữa, bữa nào nàng cũng phải ăn như thế dù là mệt nhọc không muốn ăn, dù là khó chiu trong người, nàng cứ ngồi đấy mà ăn cho hết 3 bát cơm mới được đứng lên, rời khối mâm. Như thế chàng phải là Sơn yêu nàng lắm đó sao? Nàng cũng phải nhận ra điều đó chứ.
Một mặt, do Sơn làm nghề giáo nên cũng có nhiều thời gian, được tự do, nhưng cái chính không phải là chỗ đó. Cái chính là Sơn yêu vợ. Đấy cứ thử nhìn trắng Hồng đó mà xem. Nó cứ nhởn nha, nào chơi đàn ghi ta, nào chơi bóng chuyền, chơi thể thao, nay tụ tập chỗ này, mai tụ tập chỗ kia, có giúp gì vợ nó đâu. Sơn chỉ thua có mỗi ông Cường ở khu bên cạnh là chưa mua lợn về nuôi mà
thôi.
Từ trước cho tới nay, Sơn luôn nghĩ những cố gắng của mình đã làm nàng mãn nguyện. Phụ nữ còn mong gì hơn có một ông chồng như thế. Chả thế mà bao bạn bè khi tới thăm họ đã phải thết lên:
– Số chị Bích Loan may mắn ri thật đó, có được anh chồng hết ý!
Những lúc đó nàng cười rất khiêm tốn, khiến cho Sơn càng nghĩ rằng nàng hạnh phúc và nàng hãnh diện thật sự trước bạn bè về người chồng của mình.
Khi bạn bè đến thăm vợ chồng Sơn, nàng rất vui, rất lịch thiệp. Nàng rất thích tham gia vào những cuộc tranh luận với bạn bè. Nàng tiếp bạn bè bất kể là bạn của Sơn, hay của nàng, hay của chung hai người, đều phóng khoáng và tự nhiên. Nàng có thể bê tất cả mọi thứ có trong nhà Sơn ra đãi khách.
Càng ngày, Sơn càng có cảm giác, mọi người đến chơi với nàng chứ không phải đến với Sơn. Nhưng sau khi họ ra về rồi thì sự hồ hởi của nàng lại xẹp xuống, nàng trở nên lặng lẽ. Tâm trạng nàng cứ như thủy triều lên xuống vậy, khiến Sơn đã lúng túng lại càng trở nên lúng túng, tình cảnh Sơn chẳng khác gì gà mắc tóc, càng muốn gỡ ra thì lại càng mắc vào.
Tại sao nàng không chịu hiểu anh? Nếu nàng chiu hiểu cho anh hay cho những người đàn ông nói chung thì đâu đến nỗi. Mỗi giới đều có tính ích kỷ riêng của mình. Đàn ông không bao giờ muốn vợ hơn mình, thông minh hơn mình cả. Sự thông minh sắc sảo của người vợ chỉ làm hại cho nàng, cho tình yêu và nhất là cho cuộc sống gia đình của nàng mà thôi. Cứ chậm hiểu một tý, nhu mì một tý thì người chồng cảm thấy yên tâm hơn, họ sung sướng vì thấy mình như một tảng đá vững chắc làm chỗ dựa cho người vợ.
Sơn thích mình được che trở cho nàng. Nàng bé nhỏ và yếu ớt trong sự che trở của Sơn. Nàng ít hiểu biết bằng Sơn, Sơn sẽ nhẫn nại giảng giải cho nàng. Sơn muốn được làm chồng nàng theo đúng nghĩa của nó.
Sơn chua chát lắc đầu… Sơn phải công nhận một sự thật đắng cay: Sơn kém cỏi hơn nàng nhiều quá. Nàng nể Sơn vì nàng vốn là một con người có văn hóa, con người lịch sự, giao tiếp với nhiều loại người trong xã hội, chứ nàng không hề sợ Sơn một chút nào cả. Nếu nàng sợ Sơn thì nà ng đã không bỏ ới như hôm nay khi mà không được phép của Sơn.
Ngày Sơn yêu Bích Loan, có kẻ xấu miệng đã nói bóng nói gió: “Người thì chẳng đáng hòn chì, ba hồn bảy vía cứ đòi đi võng đào”.
Họ chê Sơn xấu. Họ nói Sơn tham sắc, báu gì của đã đi du học ở bên tây, không ba năm anh thì chớ kể, của ấy thì làm gì còn trinh nữa. Sơn yêu nàng, nên những lời nói đó chỉ để ngoài tai…
Công bằng mà nói nàng chẳng có tội gì. Chắc nàng cũng đang khổ tâm lắm đấy. Tội nghiệp ! Sao cứ phải hành hạ lẫn nhau mãi thế?
Lúc sáng vì giận quá, có lẽ tự giận bản thân mình thì đúng hơn vì anh đã bất lực trước đức tính tự tin và cương nghị của nàng, anh đã xúc phạm tới nàng – có lẽ thế – anh đã đuổi nàng đi, đừng trở về nữa. Nếu nàng đi thật thì sao? Sơn sẽ xin lỗi nàng khi nàng quay trở về tổ ấm của họ. Sơn sẽ làm lại từ đầu để có được một cuộc sống gia đình êm ấm, để Bích Loan không bao giờ xa Sơn cả. Nhất định anh sẽ làm lại từ đầu.
Chao ơi! mệt quá ! Những ý nghĩ làm đầu Sơn đau như búa bổ. Nhưng làm lại từ đầu là làm như thế nào? Bắt đầu từ cái gì? Thay đổi từ cái gì?
Sơn thấy mệt mỏi rã rời toàn bộ cơ thể. Sơn thấy cô đơn và trống trải trong lòng. Anh cần có một người để tâm sự trong lúc này, để cùng anh gỡ cái mớ tóc rối đang vướng vào chân gà của anh. à, phải rồi, hôm nay chủ nhật nó ớ nhà, cái thằng bạn nối khố của anh nó ớ nhà, nó không đi đâu vào chủ nhật, ngoài tới thăm anh. Mà không thấy nó đến hôm nay nghĩa là nó vẫn còn ở nhà.
Anh và nó là hai người bạn nối khố của nhau vì họ cùng học với nhau trong một trường sư phạm, cùng đi sơ tán với nhau, cùng trọ chung một nhà dân, cùng nhau chia xẻ những vui buồn, thành công, thất bại, từ những năm tháng đó cho tới nay. Nó cũng là thằng bạn mà anh tâm đầu hợp ý nhất. Nó luôn cho anh những lời khuyên chí lý. Nhận xét của nó rất tinh tường.
Lần đầu, nó gặp Bích Loan do Sơn giới thiệu, nó nói với anh về Bích Loan: “Cô này trông hiền nhưng cũng ghê lắm đó”.
Rồi nó trổ tài làm món rau muống sào tái của Nam bộ đãi anh và Bích Loan.
Cái thằng bạn của anh nó khéo bắt tình thế lắm. Ồ, thế mà suốt từ sáng cho tới giờ anh quên mất nó – cái thằng bạn nối khố của anh. Anh sẽ bù khú với nó nốt chiều nay, cho tới khi vợ anh về. Chắc vợ anh về thì cũng phải đến chiều, rồi tiện thể, phải rồi, anh sẽ rẽ vào chợ mua một con gà, về làm bún sáo gà, Bích Loan thích món bún sáo gà lắm, mua một ít hoa nữa cho nàng…
Thế là anh phóng xe thẳng ra nhà nó.
Qua nhà nó dù đi lối nào thì cũng phải qua khu chuyên gia, nơi mà vợ anh thỉnh thoảng cũng tới đây để làm việc. Vừa tới cổng khu chuyên gia anh bỗng giật thót người: Vợ anh! Đúng Bích Loan. Nàng đang đứng bên cạnh một người đàn ông nước ngoài, da ngăm đen. Trong tay nàng một bó hồng nhung rực rớ. Hình như họ đang tạm biệt nhau.
Bích Loan bước vào nhà với một túi thức ăn mua sẵn ngoài chợ.
Chia tay với Anton xong, nàng rẽ vào chợ mua thức ăn. Những hôm tiện đi làm vè cũng vậy, nàng thường rẽ vào chợ mua thức ăn để cho Sơn đỡ vất vả . Hôm nay nàng muốn khao chồng một bữa cơm chiều tươi, cũng là để làm lành với chồng. Thực ra không phải trong lúc đi chơi với Anton nàng không nghĩ tới Sơn. Nàng biết trong lúc này Sơn đang bị rằn vặt ở nhà.
Nhưng khi về tới nhà, thấy cửa khóa, nàng rất ngạc nhiên. Nàng chạy sang bà cụ hàng xóm. Bà đang ngồi ăn trầu, đôi môi bà rất mỏng, như hai lá lúa, đỏ ối quít trầu.
– Chú có gửi chìa khóa cho tôi đây này – bà vừa nói vừa nhổ quít trầu xuống đất.
– Nhà cháu có nói là đi đâu không ạ?
– Chú chạy ra phố… cô Loan này, tôi hỏi khí không phải, thế cô đi đâu từ sáng đến giờ, có chuyện gì mà tôi thay mặt chú thẫn thở, buồn rười rượi, tôi để ý cũng không thấy chú ấy cơm nước gì cả.
– Dạ, cháu bận chút việc phải ra Hà Nội. Không có chuyện gì đâu cụ ạ, cháu xin cụ chìa khóa. Cám ơn cụ!