Cơn Lốc - Phần 13
Cô hầu bàn hai má đỏ như hai trái đào, tóc búi làm hai tó ở hai bên, trông sạch sẽ và tươi tắn, bưng ra một khay đầy đặt trước mặt hai người. Những chiếc nem rán vàng rộm, lộ rõ những lát mộc nhĩ thái chỉ và những lát hành hoa. Cô đặt (ra nem xuống bàn, bên cạnh đĩa nem là đĩa rau sống, những lá xà lách nhỏ, non, cuộn tròn lại, một bát nước chấm, rộm lên mùi tỏi. thơm, những lát ớt đỏ tươi nổi lên mặt bát nước chấm, một ớ a tôm hùm luộc đỏ ửng. Những con tôm luộc chín, co tròn lại, đỏ rực lên như mặt trời trước khi lặn.
Nàng và anh nâng cốc.
– Chúc mừng cuộc gặp gỡ của chúng ta! – Anton nói.
– Chúc sức khỏe!
Anton vừa ăn và tấm tắc khen ngon. Nhiều người châu âu không ăn được nước mẩm, cũng như mùi mít, họ chịu không được. Bà Eva đã ớ Việt Nam nhiều năm vẫn không ăn được, chỉ ăn được xì dầu thôi. Anton mới ăn lần này là lần đầu đã thấy ngon, lại còn gắp cả những miếng ớt đỏ tươi đang nổi trên mặt bát nước chấm.
Họ vừa ăn vừa nghe một điệu nhạc nhẹ của cô chủ tiệm vừa bật lên. Chỉ khác các tiệm của châu âu hay của Sài Gòn là họ không đứng lên ôm nhau để nhảy. Họ cũng không thì thầm những điều tâm sự thầm kín hay nói những lời yêu đương với nhau. Họ bỗng trầm ngâm. Nhưng ánh mất họ nhìn nhau thì trìu mến và thân thương như họ chẳng phải mới quen nhau cách đây có vài ngày, mà họ đã là bạn tình của nhau lâu lắm rồi. Họ như trôi trong một giấc mơ hay đang chơi vơi, bồng bềnh giữa những đám mây đang lơ lửng ở trên bầu trời. Nhưng con người dù có đi đâu thì bao giờ cũng trở về với cái thực tại của chính mình. Đó là cái bản năng của con người. Đang trôi theo những dòng suy nghĩ, những cảm giác như đang ngất ngây, đang say trước một mùi hoa thơm mà rất lạ Bích Loan cũng đã trở về với cái thực tại của nàng.
Đó là Sơn. Sơn đang làm gì ở nhà lúc này? Bích Loan bỗng thấy thương Sơn vô hạn. Sơn giận dữ và tự ái chẳng qua cũng chỉ vì yêu nàng mà thôi. Tội nghiệp. Dù sao nàng là người rất hiểu tâm trạng của chồng. Nàng không đành lòng bỏ Sơn ở lại một mình mà đi vui thú suốt ngày được Nàng phải về nhà thôi.
Anton cũng đang trôi theo những dòng suy nghĩ của mình cứ như một chiếc lá đang xuôi theo dòng nước vậy. Đất nước, con người ở đây kỳ lạ thật, huyền bí thật và cũng hấp dẫn thật. Cảnh vật và con người của đất nước này có duyên, làm say lòng người lắm. Nàng, đang ngồi đó, cũng rất huyền b~ như một bông hoa lạ, chưa một lần nhìn thấy, chưa một làn biết tên mà mùi hương thầm tỏa ra cứ ngất ngây.
– Anh Anton… anh Anton này…
– Ồ, xin lỗi chị, gì thế chị?
– Anh còn định đi tiếp đâu nữa không?
– Thôi chị ạ, hôm nay mình đi cũng nhiều rồi, chắc chị mệt lắm phải không? Chúng mình về nghỉ thôi chị nhé. Tuần sau bắt đầu làm việc rồi.
Anton nói những lời cuối cùng không phải như một lời than thở, mà đối với anh nó như một niềm trông đợi, hy vọng. Anh không biết rằng Bích Loan cũng đang hồi hộp trông đợi sự bắt đầu ấy.
Sơn đứng ngồi không yên.
Lúc Bích Loan dắt xe đạp ra đi thì cơn giận trong người Sơn bùng lên như một đám cháy gặp trời hanh, cứ thế mà cháy, chẳng có gì cản lại được. Sau đó thì nó xẹp xuống, nhưng chưa phải là tất hẳn, nó như đám than hồng còn âm ỉ trong tro, càng âm ỉ thì lại càng dai dẳng. Đây không phải là lần đầu họ xích mích với nhau. Sơn chua xót nghĩ, ít nhiều thì dù sao tình yêu của anh và Bích Loan cũng đã bị sứt mẻ, không còn được như những ngày đầu họ mới yêu nhau.
Anh và nàng tuy chưa bao giờ dù ng những lời thô thiển để xỉ vả nhau như những đôi vợ chồng ớ những xóm thợ, những đôi vợ chồng này họ cãi nhau như cơm bữa, họ còn đánh nhau nữa, những bà vợ thường đẻ nhiều con, những đứa con nhếch nhác, đứa nọ bồng đứa kia trông như mèo tha chuột, chúng chỉ hơn nhau có một năm, song nhiều lúc anh cảm thấy một sự trống trải trong lòng mà anh không cắt nghĩa nổi.
Anh có cảm giác, nàng ngày một xa anh hơn. Nàng có những nỗi niềm tâm sự riêng, mà anh không được biết. Cánh cửa tâm hồn nàng vẫn khép chặt đối với anh. Chìa khóa của cánh cửa tân hồn đó vẫn còn nằm ở đâu đây, mà anh chưa tìm kiếm được. Anh chưa có nó trong tay. Nhiều lúc anh nghĩ, hay phàm là những người có học thức thường hay quan trọng hóa vấn đề, thường có mặc cảm, cho mình là những người không được may mắn trong cuộc sống, bất hạnh trong tình yêu?
Có lẽ cứ sống như những cặp vợ chồng xóm thợ kia mà lại hóa hay. Họ thật vô tư. Có lẽ cứ như họ, ban ngày anh chồng vào nhà máy, chị vợ ra chợ buôn thúng bán mẹt, chĩeu về xúm họp bên mâm cơm, câu chuyện của họ rôm rả có chen lẫn những lời nói tục, có khi họ cãi nhau, thậm chí đánh nhau, nhưng họ chẳng bận tâm về những điều đó. Họ quên ngay những gì đã xảy ra và những đứa trẻ cứ nối tiếp nhau ra đời, mà lại hóa hay. Việc gì cứ tự cho mình là cao siêu rồi lại tự hành hạ mình, chẳng bao giờ được sống vô tư cả.
Sơn vừa buồn, vừa bực, vừa mệt mỏi. Bụng đói mà chẳng muốn ăn chút nào cả.
– Mình có đối xử quá đáng với nàng không? – Sơn tự hỏi. Chung qui lại chỉ vì mình yêu nàng thôi.
Sơn có thể hy sinh hết thảy mọi thứ trên đời này cho nàng mà không bao giờ hối tiếc. Sơn chỉ đòi hỏi nàng có một thứ: Cho anh được quyền làm chồng nàng. Anh nói gì nàng phải nghe anh. Nói thế nào đi nữa thì dù ớ bất kỳ thời đại nào, bất kỳ chế độ nào, ở bất cứ nước nào, âu hay á thì người phụ nữ bao giờ cũng là người phụ nữ, đàn ông vẫn là đàn ông. Đàn ông nông tựa giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Trước khi yêu Bích Loan, Sơn đã một lần yêu chính thức và đôi lần ngấp nghé ở ngưỡng cửa của tình yêu. Người anh yêu đầu tiên là một cô công nhân làm ở cảng. Họ là bạn học từ những ngày còn thơ ấu. Rồi trường anh đi sơ tán tại một miền quê. Mỗi lần được về Hà Nội, anh đều đến đón người yêu đi chơi.
Ba mẹ Kim Thanh cũng gốc dân Hà Nội, muốn cho con gái kiếm được một tấm chồng”làm trai cho đáng nên trai”, phải là một ông giám đốc cỡ lớn hay một anh đốc tờ nào đó để cho nàng có chỗ gửi thân sau này ba mẹ về già.
Kim Thanh vì không say mê theo đuổi đường học hành nên bây giờ mới phải chân lấm tay bùn như thế. Trông cái dáng của Sơn loắt choắt, chưa thấy người đã thấy tiếng, không thể là chỗ dựa vững chắc cho con gái họ được. Sơn chỉ là một anh giáo viên quèn. Loại giáo viên như Sơn ở Hà Nội nhiều như cua bò. Lương giáo viên lại thấp nhất trong tất cả mọi ngành, thì lấy gì để đảm bảo cuộc sống cho con gái họ được.
Gia đình Sơn giàu có, có nhiều của chìm, của nổi, nhưng tính Sơn khùng, ngang như cua, cha mẹ cũng ghét Sơn, mà Sơn cũng chẳng màng tới cái kho của chìm ấy, nên họ càng không có thiện căm với Sơn. Mỗi lần Sơn ở nơi sơ tán về Hà Nội, đến thăm gia đình họ mà chủ yếu là đón người yêu, họ đều tỏ ra lạnh nhạt.
Tuổi trẻ thì ít nghĩ ngợi xa xôi, họ chỉ thích những cái gì trước mắt. Cả Sơn và Kim Thanh đều say mê với tình yêu lần đầu của mình, cái gì cũng lạ và hấp dẫn. Họ muốn biết tất cả, càng nhanh càng tốt. Họ như đang chạy tới một vườn tình yêu đầy trái cây, hoa thơm, cỏ lạ. Khi đã tới đích rồi họ không thể đừng được, không thể không ăn vụng những trái cây đó, hút nhị của những bông hoa đổ Khi Cả hai đã say mùi mật thì họ mới nhận ra họ đang ở chốn nào.
Kim Thanh có thai. Sơn bàng hoàng như đi trong mộng. Sơn xin cưới Kim Thanh, nhưng ba mẹ nàng nhất đinh không gả con gái duy nhất của mình cho Sơn. Họ bắt nàng phải phá thai. Mẹ nàng dọa sẽ tự vẫn nếu nàng không chiu phá thai. Sau đó gia đình họ chuyển vào Sài Gòn với một người bà con di cư trước đây.
Mối tình của Sơn kết thúc bi thảm như vậy. Mối tình đầu không thành đạt này đã làm cho Sơn thất vọng một thời gian dài. Nhưng rồi khi gặp Bích Loan, cái hương thầm tỏa ra từ nàng đã làm sống lại những cảm giác rạo rực đã chết đi từ lâu của anh. Nó như một cơn lốc. Nó làm anh quên đi cái quá khứ của mình, xoa diu đi nỗi bất hạnh của mối tình đầu và cũng làm anh lãng quên người tình lận đận năm xưa. Nàng chỉ hiện lên trong nỗi nhớ của anh khi cánh buồm tình yêu của anh với Bích Loan bi những đám mây đen ngoài khơi đe dọa.