Cơn Lốc - Phần 12
– Chuyên gia Pháp hay Thụy Điển hả cô?
– Dạ, Thụy Điển bác ạ. “
– À, có phải cái anh lai da đen đó không, mới tới phải không? Thôi cứ để xe đây, khóa lại, rồi lên gọi anh ta, có khi anh ta ngủ quên đấy. Hôm qua tôi thấy chuyên gia họ nhảy nhót khuya lắm.
Bích Loan đứng trước cửa phòng 305, gõ ri hè nhẹ. Cửa mở. Anton quần áo chỉnh tề, tay ôm một bó hồng nhung rất to, phải tới trên hai chục bông. Cánh hồng to mượt như nhung, còn đọng lại những hạt sương đêm lóng lánh.
– Chào chị Bích Loan!
– Chào anh Anton! Anh chắc là bận việc riêng hôm nay? – Nàng hỏi anh, mắt không rời những bông hồng nhung đang toả hương ngào ngạt trên tay anh.
Vâng, tôi bận việc riêng hôm nay. Mời chị vào đây chút đã. Hôm nay tôi phải đi chơi phố với một đồng chí nữ phiên dịch của tôi.
Anh cười ha hả, rất tự nhiên, khiến Bích Loan cũng cười theo. Tuy vậy nàng vẫn chưa hiểu tại sao lúc nàng bước vào phòng, Anton lại như đang chuẩn bị đi dự lễ hay tiệc tùng gì đó, trên tay một bó hoa.
Giọng Anton trở nên nghiêm trang:
– Chị Bích Loan, tôi muốn được chia vui với chị. Xin chúc mừng chị nhân ngày sinh nhật!
Anton đưa bó hồng nhung, gồm 25 bông tươi thắm cho Bích Loan.
Sáng nay Anton thức dậy rất sớm, ngóng trông chị phục vụ đến, Anton tặng chị một bánh xà bông thơm mang từ Thụy Điển sang để làm quà. Chị phục vụ cảm động lắm. Khi Anton ngỏ ý nhớ chị mua giúp 25 bông hồng thật đẹp, chị vui vẻ nhận lời ngay. Cứ nhìn khuôn mặt của Bích Loan thì cũng đủ biết nàng ngạc nhiên và xúc động đến chừng nào. Nàng không hiểu được, mới sang đây có vài ngày, làm sao Anton đã biết được ngày sinh của nàng. Nàng ngước nhìn Anton như có ý hỏi: “Làm sao anh biết được hôm nay là ngày sinh nhật của tôi?”.
Nụ cười của Anton đầy bí hiểm. Anton nhớ lại cái hôm nàng ra sân bay đón anh. Khi về tới khu chuyên gia, nàng phải xuất trình giấy tờ với anh công an đứng gác.
Trong lúc nàng đang mải bàn bạc gì đó với anh lái xe, Anton chỉ vì thích tò mò, mới liếc vào tấm chứng minh thư của nàng: Một tấm hình rất đáng yêu và một con số in đậm. Thấy hay hay anh hến ghi lại con số đó vào cuốn sổ tay của mình. Không ngờ lại rơi đúng vào ngày hôm nay, chủ nhật, mà họ hẹn đi phố với nhau. .
– Mình đi bộ thôi anh Anton ạ. Đường Hà Nội chật, đông người đi xe đạp, mà không theo một trật tự gì cả đâu, tôi sợ anh chưa quen đi theo kiểu đó, ngã mất –
nàng cười – mà anh có đi bộ được không đấy?
– Chị khỏi lo. Đi bộ là sớ trường của tôi đấy. Hồi còn ở bên Thụy Điển, sáng nào tôi cũng dậy thật sớm, đi bộ vài cây số bất kể trời nắng hay mưa, ấm hay rét.
Bích Loan liếc nhìn Anton. Quả thật Anton có một thân hình rất đẹp, nở nang và cân đối. Thân hình đó chỉ có được ớ những người năng luyện tập thân thể mà thôi.
Họ đi thẳng ra phía công viên, rồi dọc theo công viên, theo đường Nam Bộ họ tiến tới Cửa Nam. ớ đây có một cái chợ khá to, lại có một cửa hàng bách hóa tổng hợp nên chỗ này rất đông xe cộ và người qua lại. Người xếp hàng mua gạo, mua dầu, mua thực phẩm theo tem phiếu dài ra tận ngoài đường phố. Lại có mấy bà, mấy cô ngồi ngay ớ vỉa hè, trên những chiếc ghế con, nhỏ tý, ăn ốc hoặc bún riêu. Họ cầm cả những bát bún còn bốc khói chạy qua chạy lại, từ chỗ này sang chỗ nọ, họ chạy cả qua đường trong lúc ô tô, xe đạp, xe xích lô, xe bò đang chạy.
Anton hết sức ngạc nhiên, cứ như em bé ìân đầu tiên được tiếp xúc với cái thế giới bên ngoài, mà trước kia thế giới của nó chỉ là một chiếc nôi và một bà mẹ vậy.
Khi qua ngã tư, vì sợ Anton chưa quen, Bích Loan rất tự nhiên, cầm tay Anton, dẫn anh sang đường. Khi hai người vừa bước chân lên vỉa hè thì có một người mặc áo vàng tiến đến, chặn ngang trước mặt Bích Loan, nói:
– Xin lỗi chị, đề nghị chị cho xem giấy tờ!
Bích Loan mở túi khoác, chìa ra một tấm chứng minh thư và một tờ giấy giới thiệu phiên dịch cho chuyên gia. Anton cũng móc và trình giấy tờ của mình cho anh công an coi. Lúc này Anton mới vỡ lẽ, tại sao bữa trước Bích Loan dặn anh nhớ mang theo giấy tờ đi. Anh cảm phục tính chu đáo của nàng.
Bích Loan làm việc với bà Eva lâu rồi nên ít nhiều đã có kinh nghiệm. Câu chuyện mà cách đây ít ngày do Sơn kể cho Bích Loan nghe, cũng khiến nàng phải lưu ý, đề phòng.
Sơn kể rằng, cô Diệu Loan vừa mới bị kỷ luật. Cô bị đuổi ra khỏi trường, không được làm giáo viên nữa, vì công an bắt được cô đi chơi với một người nước ngoài vào một buổi tối tại bờ hồ ngoài Hà Nội. Người ta đồn rằng, cô làm điếm cho anh chuyên gia đó. Còn cô thì nói rằng, đó là bạn, người Rômania, cùng học với cô ờ bên Rômama trước đây. Nay anh sang Việt Nam công tác, gặp lại cô, có người để nói chuyện bằng tiếng Rômania, anh mừng quá, bèn rủ cô đi chơi và cô nhận lời.
Tội nghiệp cho cô Diệu Loan quá. Chẳng biết sự việc ra sao, chỉ biết rằng, cái ngày mà cô nhận được giấy kỷ luật của cấp lãnh đạo gửi xuống, thì cô phải thu xếp tất cả mọi thứ để ra đi. CÔ đi đâu, không ai biết cả. Cô chẳng có ai là người thân thích, ruột thịt trên cái đất bắc này nữa. CÔ xách một chiếc va ly nhỏ, mặt không biểu lộ một xúc cảm nào, lặng lẽ ra đi.
Lại còn một chuyện khác nữa. Một anh người nước ngoài đang công tác tại Hà Nội, có quen một cô gái Việt Nam. Anh mời cô đi chơi. Họ ngồi nói chuyện trên bờ đê Đại Cồ Việt. Sau khi họ chia tay, ai về nhà người đó, thì cô gái kia đã bị gọi về đồn.
Những người như thế, trong những trường hợp như thế, trên mảnh đất này, thì suốt đời không ngửng đầu lên được nữa, chỉ có tàn lụi đi mà thôi. Bích Loan biết rất rõ điều này. Họ cứ như những mầm non không thể đội
những tảng đá lớn trên đầu, mà vươn lên đón ánh nắng mặt trời được.
Khi hai người đã đi hết đường Nam Bộ, Bích Loan rẽ ngoặt sang bên phải, đưa Anton ra phía bờ hồ, rồi vòng lên các phố buôn bán chính, cuối cùng rẽ vào chợ Đồng Xuân.
Anton chọn mua ba chiếc nón có ba kiểu quai khác nhau. Thấy Anton cứ ngắm ba chiếc nón mãi, khen đẹp, Bích Loan nói:
– Khi nào anh Anton hết thời hạn công tác, trở về nước tôi sẽ mua giúp anh một số quà giành cho phụ nữ. Ở đây có nhiều thứ mà chắc bạn gái của anh ở Thụy Điển thích lắm đó.
– Cảm ơn chị, khi đó tôi sẽ nhờ chị mua giúp cho mẹ tôi một món quà, còn quà cho bạn gái thì khỏi cần chị ạ. Tôi chưa có ai là bạn gái cả!
Anh đưa mắt nhìn nàng. Bích Loan tin là anh nói thật và không hiểu vì sao nàng cảm thấy hồi hộp trong lòng. Họ đi ròng ròng quanh chợ. Gần trưa, nàng bảo anh:
– Anh Anton này?
Gì hả chị?
– Anh có đói bụng không?
– Có, mình về bây giờ hả chị? Chắc chị về nhà ăn trưa?
– Không, tôi không muốn ăn trưa ở nhà hôm nay. Tôi muốn mời anh đi ăn món ăn Việt Nam. Anh không phản đối chứ?
– Đang buồn ngủ gặp được chiếu manh, còn gì bằng nữa, phản đối sao được chị. Có điều… hôm nay quả thực tôi muốn mời chị đi ăn, vì hôm nay là ngày của chị mà.
– Cám ơn, nhưng tôi là người mời anh đi chơi hôm nay phải không? Thế thì tôi là chủ hôm nay. Bữa khác anh mời tôi đi chơi thì tôi sẽ là khách của anh.
– Chi nói hay quá, công bằng quá, chậu chi rồi đấy – Anton hớn hờ.
Họ ra khỏi chợ, len lỏi lách qua những đám đông để rẽ vào một phố có nhiều người Trung Quốc cư trú và buôn bán. Trên phố này có nhiều tiệm ăn sạch sẽ và sang trọng, trông bên ngoài cứ như những vi la nho nhỏ. Nơi này thường giành cho những kẻ trong túi có nhĩeu tiền, những khách hàng sang trọng, những cặp tình nhân cần chỗ ngồi yên tĩnh. Sờ dĩ Bích Loan biết được nơi này là vì những ngày đầu mới về nước, Sơn tỏ ra là một ông anh hào phóng, người ái mộ Bích Loan, đã đưa nàng và Diễm Ngọc tới đây khao một vài lần.