Cơn Lốc - Phần 11
– Em đưa anh đi lên trạm y tế đi! có lẽ anh chết mất. Bích Loan vừa thương vừa giận. Nàng lấy dầu xoa khắp cơ thể chồng, rồi đấp chăn ấm cho chồng và nằm bên cạnh, ôm chồng, tỏa hơi ấm của mình sang cho chồng. Tới gần sáng thì Sơn hạ siết và ngủ được. Sau cái lần đó, Bích Loan buồn lắm.
Lần này thì Sơn không vất chăn ra. Sơn vẫn nằm chung chăn với vợ. Nhưng họ nằm cách xa nhau. Cả hai đều im lặng. Mỗi người chìm đầm trong dòng suy nghĩ riêng của mình, như hai nguồn nước cùng chảy về xuôi mà không bao giờ bát gặp nhau ở một điểm nào cả.
Ngày mai nàng có đi chơi với Anton không? Nàng không muốn lỡ hẹn với anh, vì đây là lần đầu nàng hẹn với anh. Nàng không muốn để anh thất vọng. Cái cảm giác ban đầu rất quan trọng. Lần đầu đã làm anh không tin tưởng thì làm sao có thể làm việc tâm đầu hợp ý với nhau sau này được. Vả lại, nhìn khuôn mặt anh ánh lên niềm vui khi nàng gợi ý đưa anh đi chơi, thì nàng không sao lở hẹn với anh được. Và, còn gì nữa, còn điều gì nữa khiến nàng cứ mong đợi tới buổi sáng ngày mai? Nàng không dám nghĩ tới nữa nàng úp mặt xuống gối, cố nhắm mất lại…
Bên cạnh nàng, Sơn vẫn chưa ngủ. Đây không phải là lần đầu họ bất đồng ý kiến với nhau. Không phải anh cấm đoán gì vợ cả, song anh chỉ muốn nàng coi anh là một ông chồng có quyền hành với vợ. Nếu nàng muốn đi chơi với cái anh chuyên gia kia hay với bất cứ ai thi nàng cũng phải hỏi anh trước đã. Dạy vợ phải dạy từ thùa ban đầu. Cái thùa còn ngơ ngác, mới bước chân về nhà chồng là đã phải uốn nần rồi. Các cụ dạy không sai. Anh đã không làm như thế. Hay là anh cổ làm như thế mà không được? Càng ngày anh càng thấy mình bất lực với vợ. Anh không dám nghĩ là nàng không yêu anh. Hay là anh thiếu uy tín với vợ? Không, rõ ràng là nàng yêu anh. Nàng luôn đối sử với anh rất diu dàng, chăm sóc anh tận tình. Nàng chưa bao giờ là người đầu tiên gây ra những cơn giận giữa anh và nàng. Mặc dù vậy, anh vẫn có một cảm giác là lạ, mà không bao giờ dám nói ra, vì anh sợ cái sự thật phũ phàng đó lắm.
Anh quay sang phía vợ. Anh biết nàng cũng chưa ngủ. Anh muốn quàng tay ôm vợ vào lòng, nói với vợ một vài lời âu yếm. Thế rồi, nghĩ thế nào anh lại thôi. Anh nhắm mất lại, nghĩ tới ngày mai, anh sẽ đưa vợ đi chơi, ngày mai là ngày sinh nhật của nàng. Anh sẽ giành cho nàng một ngày thật ý nghĩa.
Từ khu chuyên gia tới trung tâm thành phốcũng không xa lắm. Hà Nội cũng là một thành phố nhổ, chỉ được cái đông dân. Chỉ có vài đường phố thẳng, dài và rộng, còn lại đa sổ là những đường phố bé, ngắn, cát nối nhau liên tiếp, chi chít. Vào ngày chủ nhật thì rất đông người. Các cửa hàng đều mớ, những cửa hàng trên những dãy phố buôn bán ờ khu trung tâm, lúc nào cũng chật ních người.
Họ mua cũng có, bán cũng có mà chỉ đi xem thôi cũng có Lại cũng có loại người, đi chỉ để mà đi, họ cũng chẳng mua, chẳng bán, cũng chẳng xem, cứ thế mà đi trên đường phố, cũng chen vai hích cánh với người khác mà đi. Bích Loan biết rất rõ quang cảnh phố xá ra sao vào ngày chủ nhật. Có mang xe đạp đi theo thì cũng chẳng thể lách nổi qua những chỗ đông người, qua những ngã tư như ngã tư Cửa Nam chẳng hạn, đấy là chưa kể lúc có tàu hỏa chạy qua, người ta phải đứng lại chờ tàu, đùn lại thành một biển người, rồi lúc tàu đã đi khỏi, mạnh ai nấy đi, ào ào như một biển nước vỡ bờ, kẻ nào yếu chân mềm tay trong những lúc như thế, thì chỉ có ngã dụi xuống thôi. Người ta cứ như một biển nước vỡ bờ mà tràn về phía trước. Ô tô, xe đạp, xích lô, xe bò, người đi bộ… chen nhau. Chẳng có đèn đỏ, đèn xanh gì cả. Mà giả sử có đi chăng nữa thì họ cũng đâu có cần. Họ đang vội mà.
Bích Loan nghĩ, tốt nhất là mình để xe tại khu chuyên gia, đi bộ với An ton vào thành phố thôi, như thế chủ động, muốn đi đâu thì đi, vả lại có khi còn phải dắt tay anh ta qua đường nữa chứ.
Sáng nay cũng như mọi sáng, Bích Loan trờ dậy sớm hơn chồng. Nàng đốt bếp đun nước để đổ vào một cái phích Trung Quốc, mà Sơn vẫn thường dùng để pha trà uống trước khi lên lớp. Rồi nàng đặt nồi nấu mì để ăn sáng. Mùi hành phi mớ thơm lừng. Mì sợi nấu với cà chua và nước mắm, cho thêm chút rau thơm, ăn nóng vào các sáng mùa đông, cũng ngon. Mọi sáng nàng còn nấu thêm một nồi cơm, xới một ít cho vào cạp lồng để mang theo, nàng ăn bữa trưa mang theo đó tại chỗ làm việc, còn lại để Sơn ăn vào buổi trưa ở nhà. Nhưng hôm nay nàng quyết định sẽ mời Anton ăn một bữa trưa tại một nhà hàng ngon tại Hà Nội.
Xong xuôi mọi việc, nàng gọi Sơn dậy ăn sáng. Thấy vợ vui vẻ và nhanh nhẹn, Sơn rất vui. Anh bật dậy ngay, mặc quần áo ngoài và nhảy ra khỏi giường.
Hai người ngồi ăn sáng trong bầu không khí tuy không nặng nề như tối qua, song cả hai đều gìn giữ, họ rất tiết kiệm lời đối với nhau, dường như trên đời này vật phải trả giá đắt nhất là lời nói vậy. Để phá tan cái không khí giá lạnh của mùa đông đó trong căn phòng họ, nàng lên tiếng:
– Đêm qua anh ngủ có ngon không?
Nàng thấy giọng mình xa xăm, giả dối, không được tự nhiên. Họ như những người đang đóng kịch với nhau vậy.
– Anh ngủ ngon lắm, còn em?
– Em ngủ cũng ngon.
Nàng đứng lên thay quần áo.
Sơn thấy nàng đứng trước gương. Nàng mặc một chiếc quần âu màu cà phê sữa, phía trên may bó lại, trông rõ mông nàng, rất gợi cảm; phía dưới ống loe rất rộng – mốt đang thịnh hành. Nàng mặc một chiếc áo thun miền Nam cũng màu cà phê sữa. Chiếc áo chập, bó sát vào cơ thể nàng. Hai vú nàng lồ lộ dưới lớp áo thun bó chật.
Trông nàng hết sức gợi tình: Nàng cao dong dỏng, khổ người nàng thon thả, ngực lo, cao và gọn, mông nớ đẹp và eo bụng rất hẹp. Sơn để ý thấy nàng thoa nhẹ một lớp phấn hồng lên hai má, và tô son lên hai làn môi. Mái tóc nàng bồng bềnh buông xuống lưng. Trông nàng tươi như một trái cây mọng nước. Sơn chỉ muốn chạy lại ôm lấy nàng, cắn vào cặp môi nàng. Sơn biết nàng trang điểm như vậy là vì Sơn. Nàng không thường xuyên trang điểm. Nàng chỉ trang điểm khi đi đâu rất long trọng hoặc khi đi chơi cùng Sơn. Nàng đã hết giận chồng rồi. Vợ chồng nào chẳng có những lúc xích mích vặt, như thời tiết vậy thôi. Sơn yêu nàng vô cùng, và Sơn biết, nàng cũng yêu Sơn, tuy chưa bao giờ nàng nói thành lời. Sơn xúc động. Anh lại gần, đứng sau lưng nàng, đưa tay ôm lấy ngực nàng, xoay người nàng lại. Anh hôn lên môi nàng.
Anh nói:
– Chúc mừng em ngày sinh nhật!
– Cám ơn anh – nàng nói, và nhẹ nhàng gỡ tay anh ra.
– Tý nữa, đợi sương lạnh tan đi một chút, nắng lên, mình hãy đi chơi em ạ. Cũng hãy còn sớm mà.
Khuôn mặt nàng bất chợt thừ ra. Nàng khẽ thở dài như để thu thêm không khí cho lồng ngực. Nàng nói ngập ngửng:
– Anh Sơn, em hẹn anh Anton 9 giờ phải có mặt ở đó rồi.
Đến lượt Sơn thất vọng. Và cũng quá ngạc nhiên. Mồm anh há ra. Anh bỏ kính xuống, hai mắt cận thị nặng càng lồi ra to hơn.
– Em… em vẫn đi với anh ta? Anh tưởng em đã quyết định…
– Em xin lỗi anh, anh hiểu cho tình thế khó xử của em, em đã chót hứa. Người châu âu họ trọng lời hứa lắm. Vả lại.
Giọng Sơn đầy tự ái, cắt ngang:
– Thôi tùy cô, cô cứ đi đi. Đừng nghĩ gì tới tôi cả, tôi suốt đời chỉ là một anh giáo viên quèn ở cái xó xỉnh này thôi, chẳng ai cần phải biết đến tôi cả.
Lúc này nàng lại băn khoăn, như đứng giữa hai dòng nước. Nàng cứ đứng đó, không nhúc nhích nổi bước chân. Nàng thương Sơn lắm. Lòng nàng xót xa như muối xát. Tiếng Sơn vẫn như một bài hát buồn, uất hận:
– Cô có giỏi thì cứ đi đi, đừng về đây nữa cũng được.
Với tính tình như vậy cho nên không sống nổi với gia đình là phải – nàng nghĩ – đã thế thì mình đi. Tại sao mình lại không có quyền tự quyết định?