Chuyện Về Cu Dũng - Phần 155
Theo địa chỉ mà chú Hào cung cấp, Dũng dẫn mẹ Loan và chị X đến thăm ông nội. Để ô tô ở đầu ngõ, 3 người lần tìm vào nhà ông nội. Dũng đi trước, X đỡ mẹ Loan chống nạng theo sau.
Đi một đoạn khá xa trong ngõ rồi lại rẽ vào một ngách nhỏ hơn. Cuối cùng một cái cổng sắt nhỏ cũ kĩ hiện ra, trên trụ cổng có ghi biển số nhà trùng với số mà chú Hào cho. Đây chắc chắn là nhà mới của ông bà nội rồi. Dũng nhìn sơ một lượt thì thấy đây là một ngôi nhà 1 tầng rưỡi chắc xây dựng đã lâu rồi vì loang lổ trên tường là những vết bong tróc vữa, rêu phong leo chằng chịt ở một bên tường nhà.
Còn đâu nữa ngôi biệt thự hoành tráng ngày nào, cái ngôi biệt thự mà tuổi thơ Dũng vẫn thường cùng mẹ thỉnh thoảng đến chơi. Sự đời đổi thay không biết đâu mà lần, đời Dũng đã vậy rồi, vậy mà đến ông bà tưởng an nhàn hưởng tuổi già nhưng cũng gặp cảnh tai ương mà ra nông nỗi này.
Tìm mãi không thấy cái nút bấm chuông, Dũng đành gọi to:
– Bà ơi, ông ơi!
Căn nhà im ắng một lúc không thấy ai ra, Dũng gọi thêm lần nữa:
– Bà nội ơi!
– “Két”, có tiếng mở cửa. Cánh cửa cũng cũ kỹ không còn êm ái nữa.
Dũng nhận ra ngay người mở cửa chính là bà nội, bà khác đi quá nhiều kể từ ngày Dũng gặp cũng cách đây 4 – 5 năm rồi. Mái tóc bà đã quá nửa là tóc trắng, da mặt xanh xao xạm đi vì còn nhăn nhăn.
Đứng ở cửa nhà một lúc nhìn ra phía cổng bà Đào mới nhận ra đứa cháu nội mà bà hết mực yêu thương. Chỉ có điều dòng đời xô đẩy làm bà cháu mấy năm rồi không gặp:
– “Ôi, Dũng cháu tôi”, bà Đào run run trực khóc.
– Bà ơi, cháu Dũng đây.
Từng bước đi có phần gấp gáp ra cổng nhưng vẫn rất chậm so với hồi xưa, mới ngày nào đây thôi bà còn khỏe mạnh sốc vác chuyện buôn bán, chanh chua cay nghiệt với con dâu, và mới chỉ vài năm trước thôi da dẻ bà còn mịn màng căng mọng. Vậy mà… Có lẽ cùng một khoảng thời gian bà cũng chịu nhiều cú sốc trong cuộc đời, thành ra mới vậy.
Ra tới nơi, luống cuống lấy chìa khóa tra vào ổ, mãi mà còn chẳng được bởi lòng bà đang run bắn lên khi đối diện đứa cháu nội, đối diện người con dâu mà bà đã từng hắt hủi như nước đổ đi, người con dâu mà bà từng đay nghiệt như những mũi tên tẩm độc bắn vào người nó.
– “Mẹ ơi, con đây”, cửa đã mở, Loan một tay cầm vào cánh tay bà Đào mà xúc động gọi mẹ xưng con. Hôm qua, Dũng đã thuật lại buổi nói chuyện với chú Hào cho Loan nghe, cô giờ đây mới biết bố chồng ốm nặng, tự thân cũng cảm thấy chính mình có lỗi vì đã không đến thăm bố mẹ được, bằng bẵng mấy năm liền mặc dù ở cùng một thành phố, cô thấy bản thân không thể đổ hết lỗi cho hoàn cảnh, cho đôi chân tập tễnh của mình mà hụt đạo làm dâu con.
Bà Đào nhìn con dâu một lượt, lại nhìn đôi nạng gỗ trên tay con. Những định kiến còn sót lại bay biến, chỉ còn lại là một người mẹ như bao người mẹ khác mà thôi. Bà khóc thành tiếng:
– Hu hu hu, con ơi. Khổ thân con quá. Hu hu hu.
Có lẽ tuổi đã về già, suy nghĩ con người ta cũng khác đi nhiều, không còn tham sân si gì nữa nên người ta lại trở về tuổi thơ với những suy nghĩ thánh thiện, hiền lương. Chỉ còn đọng lại là sự cảm thông, yêu thương mà thôi. Bà Đào giờ này là vậy.
Loan cũng khóc khi nhìn mẹ chồng như vậy, cô từ trước đến nay mặc dù bị mẹ đối xử không được tốt nhưng chưa giờ phút nào cô không coi bà là mẹ chồng của mình cả, bởi cô hiểu tấm lòng của một người mẹ dành cho con trai của mình. Nếu là cô, có lẽ cô cũng không thể làm khác mẹ chồng mình được.
– “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc nữa, con về đây rồi”, Loan ôm chặt tay bà Đào hơn, cô để một cái nạng cho X cầm.
– “Bà ơi, mình vào nhà đi, cháu muốn gặp ông”, Dũng hối bà vì nóng lòng muốn gặp lại ông nội.
Bà Đào gật gật rồi nhìn về phía X:
– Vào nhà đi, mọi người vào đi. Còn đây là…
Loan giải thích:
– Đây là Sương mẹ ạ, là con gái nuôi của con.
X cúi đầu chào bà nội:
– Cháu chào bà nội ạ.
Bà Đào gật đầu:
– Cháu à, vậy là tôi có thêm một đứa cháu rồi. Thôi mấy mẹ con vào nhà thăm ông đi. Ông yếu lắm rồi.
Vậy là cả nhà rìu rắt nhau vào, vừa đi Dũng vừa hỏi:
– Chú Hào không có nhà hả bà?
– Uh, đi từ sáng sớm rồi, nó cũng bảo là hôm nay mẹ con cháu đến.
– Vâng.
Bước vào trong nhà, Dũng thấy trong nhà sạch sẽ nhưng đồ đạc thì đơn sơ đến quá mức, tầng 1 có 2 phòng, bên ngoài là phòng khách có kê một bộ bàn ghế gỗ cũ kỹ đã sởn mầu thời gian, trên tường treo một cái đồng hồ Gimiko hình mấy con ngựa đang phi, một quyển lịch Phật và một khung ảnh to có rất nhiều ảnh nhỏ bên trong, nhìn qua thì toàn ảnh hồi ngày xưa, có cả ảnh bố Hùng hồi thanh niên nữa. Độc vậy.
Phòng thứ 2 có cửa vào cạnh cầu thang đi lên tầng hai, chắc là trên tầng 2 có 1 phòng nữa dành cho chú Hào, hôm qua chú bảo vẫn chưa vợ con gì. Bà chỉ vào phòng ngủ dưới tầng 1:
– “Mấy mẹ con vào thăm ông đi, ông ở phòng này, ông không nói được đâu”, nói rồi bà bước vào trước.
Dũng không còn nhận ra ông nội của mình nữa, trông ông không khác nhìn một mảnh da bọc lấy xương, gương mặt hốc hác với đôi má tóp lại, hốc mắt lõm sâu hẳn vào bên trong, da đầu ông thì chỉ còn vài lọn tóc lưa thưa. Một bình oxy to dựng cạnh đầu giường, bên cạnh là một rổ thuốc các loại. Mắt ông nhắm hờ hờ, ông đã ngoảnh mặt ra phía cửa tự bao giờ như chờ đợi một điều gì đó, chờ đợi một ai đó.
– “Ông ơi, mẹ con cái Loan đến thăm ông này”, bà Đào tiến lại giường ghé sát đầu vào tai ông Kiên nói.
Mắt ông chớp chớp ra hiệu mình nhận thức được, mồm ông thều thào nhưng không phát ra thành tiếng.
Dũng tiến lại quỳ gối dưới nền đất cạnh giường, cầm lấy bàn tay xương xẩu của ông rồi đưa đầu mình vào gần mặt ông rồi nói:
– Ông ơi, cháu Dũng về thăm ông đây.
Ông Kiên hấp háy môi nhưng không thể phát ra thành tiếng nói, hai dòng nước mắt cứ thế theo khóe mi chảy xuống mang tai.
Ở bên cạnh, bà Đào cũng xụt xịt xót thương. Mới đây thôi chồng bà còn khỏe mạnh cường tráng như thanh niên, vẫn chơi cầu lông, bóng bàn, chạy bộ được cơ mà. Vậy mà đùng một cái mắc cái bệnh quái ác này, nghiệt nỗi ung thư không cho con người ta một cơ hội sống nào, bệnh đã đến giai đoạn cuối thì chuyển biến cực nhanh, chỉ độ dăm mười ngày thôi là đã không còn hình người rồi.
Loan vẫn đứng với đôi nạng trên tay nhìn bố chồng, nước mắt cô cũng lưng tròng khi nhìn thấy bố chồng như vậy. Từ ngày về làm dâu nhà này, bố chồng vẫn là người thương cô nhất, thường âm thầm giấu vợ giúp đỡ cô, bênh vực cô. Chưa bao giờ ông nặng lời to tiếng với cô cả. Loan năm lên 10 đã mất cha nên cô trân trọng tình cảm bố con này lắm.
– Bố ơi, con Loan đây ạ. Bố nhận ra con không?
Ông Kiên như cố gắng dùng những lực cuối cùng trong cơ thể để gật gật cái đầu, ông như muốn nói với con dâu rằng: “Bố nhận ra chứ, con dâu của bố”.
Cuộc gặp diễn ra buồn lắm, thương lắm. Giây phút sinh tử ai cũng như ai thôi, đều quên bẵng đi quãng thời gian đã qua, quên đi những buồn những vui mà chỉ còn đọng lại là sự quyến luyến xót thương giữa những người thân ruột thịt, giữa người với người.
Ông Kiên chắc là mãn nguyện lắm, ông biết bệnh tình của mình cũng chỉ ngày một ngày hai, được gặp lại đứa cháu nội, được gặp lại đứa con dâu nết na thùy mị mà ông yêu mến đối với ông như vậy là được rồi, giờ có ra đi lúc nào cũng gọi là nhắm mắt xuôi tay.
Loan có ngồi tâm sự với bà Đào, cũng là lần đầu tiên mà mẹ con nói chuyện nhiều, nói chuyện lâu như vậy. Nhưng trong cuộc nói chuyện cả hai đều không nhắc lại chuyện quá khứ xa xưa nữa, mọi thứ qua rồi thì cho qua đi. Chỉ còn đọng lại là sự sẻ chia giữa hai người đàn bà, hai thân phận phụ nữ mà thôi.
Dũng cũng biếu bà một tập tiền 500 nghìn, đây là gợi ý của mẹ Trúc tối hôm qua.
…
Đưa mẹ Loan về nhà, 2 chị em đến trụ sở nghiệp đoàn Trần Thưởng, chiều nay có hẹn đón người mới, Đồng phang.