Home Nghệ Thuật Yêu “Hoặc vợ, hoặc chị, anh chọn đi!”

“Hoặc vợ, hoặc chị, anh chọn đi!”

Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ anh Hiếu không may mất sớm trong một vụ tai nạn giao thông, bỏ lại 4 chị em anh bơ vơ giữa dòng đời.

Khi
ấy, chị Phượng – chị gái lớn của anh mới 21 tuổi, là giáo viên mầm non ở
gần nhà. Chị Phượng xinh đẹp, tính nết dịu dàng, lại có nghề “gõ đầu
trẻ” nên sớm được nhiều chàng trai để ý. Nhưng khi chị vừa đề cập đến
trách nhiệm chăm lo gia đình thì không một ai dám “gánh”. Chị quyết định
ở vậy nuôi các em khôn lớn.

Vừa dạy học, vừa làm thêm đủ nghề,
chị tần tảo nuôi 3 em học hành và đỗ đạt cao. Trong bốn chị em, anh Hiếu
là con trai duy nhất, cũng là người thành đạt nhất. Ngày anh lấy Hằng –
một cô gái Hà Nội xinh xắn, chị Phượng mừng rơi nước mắt. Cả gia đình
nở mày nở mặt với bà con hàng xóm bởi anh Hiếu không chỉ giỏi giang mà
còn lấy được vợ thành phố xinh đẹp, đảm đang.

Công việc thuận
lợi, lại được nhà ngoại giúp đỡ, hai vợ chồng anh Hiếu đã nhanh chóng
mua được một căn nhà rộng rãi, khang trang ngay trung tâm thành phố.
Thấy chị làm lụng vất vả, đồng lương giáo viên mầm non không cao, trong
khi sức khỏe mỗi ngày một sa sút, anh Hiếu lo lắng một mình chị ở nhà,
khi trái gió trở trời, lỡ xảy ra việc gì thì anh không yên tâm.Anh Hiếu
khuyên chị Phượng nghỉ dạy ở quê lên sống cùng vợ chồng anh.

Nhưng sự đời không như mình nghĩ, vợ anh là gái thành phố, một
năm về quê vài ba lần không sao, còn khi sống cùng với chị, những khác
biệt về lối sống đã khiến hai người gặp không ít khúc mắc.

Từ
chuyện đôi dép đi trong nhà, Hằng cũng nhiều lần to tiếng với chị
Phượng. Ban đầu, mỗi khi thấy chị xỏ nguyên đôi dép trong nhà vệ sinh
vào nhà, Hằng khó chịu ra mặt nhưng cố nhẹ nhàng nhắc nhở. Đến lần Hằng
su‎ýt ngã vì dẫm phải nước từ đôi dép của chị Phượng vương vãi khắp nhà,
cô lập tức kêu ầm lên: “Em đã bảo chị bao nhiêu lần rồi, không được đi
dép trong nhà vệ sinh ra ngoài, vừa bẩn, vừa dễ làm người khác ngã. Có
mỗi chuyện ấy mà chị cũng quên…” Những lúc này, chị chỉ cười: “Ừ, chị
già rồi nên nghễnh ngãng quá”.

“Hoặc vợ, hoặc chị, anh chọn đi!” 1
Một bên là chị gái, một bên là vợ, anh vô cùng khó xử (ảnh minh họa).

Mọi
việc trong nhà đều có ô sin làm, nhàn rỗi lại chán nên mọi tâm tư, tình
cảm của chị đều đặt vào đứa con trai 2 tuổi của anh, cháu cũng rất quấn
chị. Tuy nhiên, cách chăm sóc của chị lại không khoa học, nên Hằng rất
khó chịu. Thấy chị nhai cơm cho cháu, Hằng thẳng thắn: “Mất vệ sinh, để
nó ăn cháo thôi”. Đến cả chuyện nói năng Hằng cũng khó chịu ra mặt: “Chị
nói ít thôi, giờ cháu nó đang tập nói, suốt ngày ở nhà với chị, chị nói
nhiều thế, nó lại học theo cái tiếng Nghệ quê mùa nhà chị”. Chị hôn lên
má cháu, Hằng cũng ngăn cấm với l‎ý do “làm phính má nó, xấu xí”…

Vốn tính hiền lành, lại từng là giáo viên, chị hiểu những điều vợ anh nói có lý nên mỗi lần nghe Hằng cằn nhằn, chị lại nhẫn nhịn: “Lần sau chị sẽ chú ý”.

Biết
vợ không vừa lòng chị Phượng, anh Hiếu dặn vợ: “Lần sau, em nhắc nhở
chị nhẹ nhàng thôi. Chị sẽ sống với vợ chồng mình cả đời, nên em lựa lời
mà nói, lựa cách mà sống, đừng để chị phải buồn lòng”. Nghe thế, Hằng
bật lại ngay: “Thời anh khác, thời con mình khác. Không biết thì đừng
nói, đừng làm, ai khiến chị phải bận rộn. Anh thì lúc nào cũng chị, đi
đâu cũng chị…”

Hằng còn công khai chống lại chị chồng bằng cách
mang con về bên ngoại gửi vì sợ thằng bé “nhiễm” giọng Nghệ An của bác.
Chị Phượng buồn lắm. Chị định về hẳn quê sống nhưng anh Hiếu nằng nặc
không cho.

Mâu thuẫn đỉnh điểm diễn ra khi Hằng sinh đứa con thứ
hai. Ngày Hằng ra viện, chị vui mừng đưa tay đón cháu thì Hằng vội gạt
phắt tay chị ra: “Thôi, chị để em, chị chưa có con, không biết cách bế
trẻ, nó lại khóc bây giờ”. Đứng ngay bên cạnh, anh lặng người đi vì tức
giận nhưng cố kiềm chế. Về đến nhà, anh mới đóng cửa quát: “Lần sau,
trước khi nói, em phải suy nghĩ một chút, chị chưa có con nhưng cũng có
kinh nghiệm chăm sóc các con của hai chị gái rồi. Không lẽ chị từng ấy
tuổi mà không có kinh nghiệm bế trẻ con à? Lúc em sinh thằng Minh, em có
kinh nghiệm bế trẻ con chưa? Em mà không thay đổi thái độ thì đừng có
trách anh”.

Vừa mới sinh đã bị chồng “dằn mặt”, Hằng liền “ba máu
sáu cơn”: “Anh thì lúc nào cũng chị, chị, vậy anh đi ở với chị anh luôn
đi”.

Thà chị Phượng đanh đá, chửi mắng lại em dâu một hai câu,
có lẽ tâm trạng anh còn đỡ hơn. Đằng này lần nào cũng vậy, mỗi khi vợ
anh lên tiếng, chị đều cười rồi nhận hết lỗi về mình.

Hằng sinh
được một tháng, chị kiên quyết chuyển về quê dù cho anh không đồng ý.
Chị bảo: “Cũng may lần trước chị không nghe em bán nhà đi. Dù sao, hương
khói của bố mẹ cũng cần có người trông nom. Thỉnh thoảng, em đưa vợ con
về thăm chị là được rồi”.

Từ ngày chị về quê, anh vừa lo lắng,
vừa day dứt. Cứ cuối tuần, anh lại muốn về thăm chị cho yên tâm nhưng vợ
nhất định không cho anh về: “Vợ thì con lớn con bé, chị thì một thân
một mình không lo nổi hay sao? Nếu anh lo thế thì anh về quê mà sống với
chị. Hoặc chị, hoặc vợ con, anh chọn đi. Hở cái là chị chị… Cứ như mọi
tội lỗi là do tôi không bằng”.

Anh vung tay tát thẳng vào mặt vợ
rồi đóng sập cửa ra ngoài hút thuốc. Trong phòng, Hằng ôm con khóc dấm
dứt. Vợ con anh, chắc chắc anh không thể bỏ. Còn để chị ở quê, tuổi già
cô đơn một mình, anh lại không phút nào yên tâm. Chị đã hy sinh cả một
đời vì hạnh phúc của các em rồi…

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x