“Dạy chồng từ thuở… “nó” chưa dạy mình!”
Đó là tâm sự của một người phụ nữ không biết làm việc nhà. Nếu bạn
là một phụ nữ có chồng, và muốn chồng phục vụ lại mình, hãy theo dõi
những chia sẻ của chị. Biết đâu đấy, bạn sẽ học hỏi được chút ít kinh
nghiệm cho bản thân!Chị!
Thành thật nói với chị điều này, mong chị đừng giận nhé: Chị không phải
một phụ nữ quá xinh đẹp để chồng thấy thương hoa tiếc ngọc mà không bắt
chị làm việc nhà. Chị có thể chia sẻ gì về điều này?
Ai
nói với cô phụ nữ xinh đẹp mới có quyền cho mình nghỉ ngơi để bảo vệ
vóc dáng, sắc đẹp? Cô cứ đi khắp thế gian, có bao nhiêu loài hoa, có ai
dám so sánh loài hoa nào đẹp hơn loài hoa nào đâu? Hoa nào cũng cần nâng
niu, trân trọng. Phụ nữ nào cũng cần được chăm sóc, chiều chuộng và cần
có thời gian nghỉ ngơi.
Sao nhiều người phụ nữ cứ có
tâm lý lấy chồng về và tự biến mình thành một ô sin cao cấp thế nhỉ?
Những người đàn ông Việt Nam đa số đều hư hỏng dưới tay những người phụ
nữ tự nhận mình là đảm đang. Còn các bà tự biến mình thành những con… quạ cái khắc khổ cả về tâm hồn và hình dáng.
Tôi
chỉ có một cách nói thẳng như vậy với các chị thôi. Các chị cứ tự hào
về đức tính đảm đang, chồng các chị cũng khen các chị. Khi người chồng
khen người vợ đảm đang để rồi đổ hết công việc cho chị em. Còn các ông
có thời gian đàn đúm ở ngoài với cớ bận quan hệ xã hội, bận việc kiếm
tiền, tôi thấy hơi bị hài hước.
Chị
có quyền sống theo cách của chị, nhưng đừng có đả phá cách sống của đa
số chị em khác. Tôi thấy chị chưa có gì thuyết phục chị em thì chị khó
có thể nói quan điểm như thế lắm nhé!
Tôi không
đả phá ai hết, tôi chỉ nói điều tôi nhận thấy. Đàn ông áp dụng đúng
nguyên tắc Bá Kiến – Chí Phèo để… “bần cùng hóa” vợ mình. Chẳng qua các
chị cứ thích AQ cuộc sống của mình nên mới thế.
Nguyên tắc Bá Kiến – Chí Phèo là như thế nào?
Đơn
giản như thế này: Đẩy một đứa xuống ao, cho nó uống no nước nhưng không
để nó chết rồi lại dắt tay nó lên hỏi han. Lúc nào cần lại đẩy nó xuống
nước. Cụ Nam Cao hướng dẫn cách này quá kỹ, cô đọc lại truyện ngắn Chí
Phèo đi, đừng đứng đó ngây người ra hỏi tôi.
Đàn ông
lấy cớ đi làm, lo kinh tế của gia đình và cần chăm lo mối quan hệ xã
hội. Vì người ta quan trọng việc kiếm tiền ở ngoài quá mà coi thường việc nhà. Việc nhà là việc bé tí tẹo tèo teo. Bé đến mức các ông không thèm động vào và đổ hết cho vợ.
Cô
vợ nào cũng đi làm, chẳng cô nào chơi. Về nhà lại cắm mặt vào dọn dẹp,
cơm nước, giặt giũ… chẳng còn thời gian làm gì. Nguyên tắc của kinh tế
chính trị là cứ hoạt động, lao động nào có kết tinh lao động là mang giá
trị.
Coi thường việc nhà, nhưng ông nào động đến
việc nhà cũng thở dốc và làm không nên thân. Như thế là không sòng phẳng
và “ăn không” của người phụ nữ rất nhiều sức lao động.
Một
ngày đẹp trời, bà vợ nổi điên với áp lực việc ở cơ quan và đống việc
nhà ngập đầu, chị ta làm tung mọi việc lên, khóc lóc, than vãn… Anh
chồng giật mình: “Thôi chết cha, mình mà không xuống nước là sôi hỏng
bỏng không”. Anh ta xin lỗi để ngày mai anh chị ta lại cần mẫn với công việc ôsin của mình. Cứ chơi trò đấy mấy lần là hết một cuộc đời (Cười khanhkhách).
Nguyên tắc Bá Kiến – Chí Phèo hay quá! Thế chị có áp dụng phương pháp đó với chồng chị không?
Có chứ! Không áp dụng triệt để nguyên tắc đó với chồng, anh chịu làm việc nhà cho tôi ngồi thảnh thơi sao?
Tạo
thói quen trong tư duy người đàn ông thực ra không dễ, nhưng không phải
không làm được. Đó là việc hai người tự thỏa thuận với nhau (Ảnh minh
họa).
Chị áp dụng việc đó như thế nào?
Các
cụ có câu: Dạy con từ thuở còn thơ, dạy chồng từ thuở… “nó” chưa dạy
mình. Đàn ông rất khôn ngoan. Lúc yêu nhau, họ chấp nhận mọi thứ đòi
hỏi, kể cả vô lý nhất, của phụ nữ. Nhưng lấy rồi, “cuộc chơi” hôn nhân
và gia đình thuộc về họ. Người phụ nữ trở thành ôsin một cách nhẹ nhàng.
Như người ta xiết cổ ai đó một cách hợp lý ấy.
Đối với tôi, tôi chẳng bao giờ áp đặt hay
đòi hỏi gì trong cuộc sống chung ngay từ khi yêu. Nhưng tôi không chiều
người yêu, chồng. Mọi thứ làm đều có lí do. Nếu anh ấy cảm thấy không
phù hợp, anh ấy chia tay từ đầu. Đó là chọn lọc tất yếu.
Trong
cuộc sống chung, cái gì không hợp lý, tôi nhất định không làm. Tạo thói
quen trong tư duy người đàn ông thực ra không dễ, nhưng không phải
không làm được. Đó là việc hai người tự thỏa thuận với nhau.
Khi những người đàn ông khác biết rằng từ khi tôi lấy chồng,
đến cây chổi quét nhà tôi còn không cầm đến đừng nói đến chuyện lau nhà
thì họ nhảy dựng lên mất. Họ sẽ gắn cho chồng tôi cái mác “hèn”. Chúng
tôi không tranh cãi về việc đó, nó thật sự là việc bất tận.
Anh
ấy vẫn giúp tôi giặt quần áo khi tôi rửa bát. Những việc nhà nặng nhọc
anh ấy không để tôi làm một mình. Chúng tôi thấy vui vẻ, đó là điều quan
trọng. Ai đó nói tôi lười, được đà lấn tới nhưng chúng tôi thấy thỏa
mái nghĩa là thỏa thuận cuộc sống chúng tôi hợp lý. Không ai phải chịu
áp lực một mình.
Chị
chỉ giỏi cải biến. Tôi chỉ thấy chị gặp may khi gặp một người chồng
chấp nhận những điều kiện của chị thôi. Việc chị làm tôi thấy không
tưởng đối với những người phụ nữ khác.
Tôi không gặp may mà tôi lựa chọn cuộc sống của tôi, lựa chọn quy tắc “chơi” cho cuộc hôn nhân của đời mình.
Cô
nói đúng một nửa. Việc tôi làm hầu như là không tưởng đối với đa số phụ
nữ. Vì họ không bao giờ nghĩ họ sẽ làm như thế. Họ thần tượng hình ảnh
một ô sin cao cấp, hy sinh một cách vô tội vạ. Tôi không thích cách đó
nên tôi sống khác!
Tôi cảm ơn chị về những chia sẻ nói trên. Mong chị luôn hạnh phúc!